Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 7+8 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

2. Phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác, máy chiếu.

b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ, sử dụng tranh ảnh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bản đồ khí hậu Việt Nam, máy chiếu

2. Học sinh: Vở bài tập, Atlat địa lí Việt Nam.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.

2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

? Nêu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới?

? Những thành tựu và thách thức?

3. Bài mới

Hoạt đông 1. Khởi động

? Em hiểu biết gì về đặc điểm tự nhiên nước ta?

- Vào bài mới.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 7+8 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9A. 29/09/2020 9B.29/09/2020 Tiết 7 - Bài 7 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 2. Phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác, máy chiếu. b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ, sử dụng tranh ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bản đồ khí hậu Việt Nam, máy chiếu 2. Học sinh: Vở bài tập, Atlat địa lí Việt Nam. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm. 2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới? ? Những thành tựu và thách thức? 3. Bài mới Hoạt đông 1. Khởi động ? Em hiểu biết gì về đặc điểm tự nhiên nước ta? - Vào bài mới... Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1 . Các nhân tố tự nhiên - GV giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóm - HS các nhóm quan sát bản đồ tự nhiên, bản đồ khí hậu. - Nhóm 1,2: Tìm hiểu đặc điểm tài nguyên đất, thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất nôngnghiệp? - Nhóm 3,4: Tìm hiểu đặc điểm tài nguyên khí hậu, thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp? - Nhóm 5,6: Tìm hiểu đặc điểm tài nguyên nước, sinh vật, thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp? - HS thực hiện nhiệm vụ - Nhóm thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận - HS các nhóm khác nhận xét bổ sung - GV chốt kiến thức I. Các nhân tố tự nhiên(20') 1. Tài nguyên đất Phân bố ĐB sông Hồng ĐB sông Cửu Long Diện tích 3 triệu ha Đất phù sa Cây trồng thích hợp Lúa nước Hoa màu, cay CN hàng năm (mía, lạc, đậu tương,) Tài nguyên đất Phân bố: miền núi & trung du Tập trung chủ yếu: Tây nguyên, ĐNB Đất Feralit Diện tích 16 triệu ha Cây trồng thích hợp: Cây CN lâu năm: cây cao su, cà phê, 1. Tài nguyên đất ? Đất với các đặc điểm trên có ý nghĩa gì đối với phát triển nông nghiệp? - GV bổ sung: Là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất nông nghiệp không thể thay thế, cần phải sử dụng hợp lí kết hợp với bảo vệ, cải tạo. => -> Thuận lợi phát triển nền nông nghiệp đa dạng về sản phẩm 2. Tài nguyên khí hậu Khí hậu Nhiệt đới gió mùa ẩm (nguồn nhiệt, ẩm phong phú) - Thuận lợi: Cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh tăng vụ, năng suất cao - Khó khăn: Sâu bệnh, nấm mốc phát triển, báo, gió tây khô nóng, lũ lụt, hạn hán,... Phân hoá theo chiều B-N, theo độ cao, theo mùa - Thuận lợi: Sản phẩm cây - con đa dạng. - Khó khăn: Miền Bắc, vùng núi cao mùa đông rét đậm, rét hại, gió Lào. Các thiên tai Bão, lũ lụt, hạn hán ? Đặc điểm tài ngyên nước của nước ta? ? Khó khăn? ? Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta? - HS thảo luận cặp đôi trả lời. 3. Tài nguyên nước - Nguồn nước phong phú, sông hồ dày đặc, nước ngầm phong phú - Khó khăn: Lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô. - Làm tốt công tác thuỷ lợi sẽ chống úng, lụt mùa mưa bão, cung cấp nước tưới vào mùa khô, cải tạo đất, mở rộng S đất canh tác, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ & cây trồng => tăng năng suất, sản lượng. ? Đặc điểm tài nguyên sinh vật? Tại sao có đặc điểm này? ? Thuận lợi? * Tích môi trường: ? Đánh giá chung về ý nghĩa của các nhân tố tự nhiên? ? Qua thực tế, em thấy nước ta đó khai thác những TNTN này cho sản xuất nông nghiệp ntn? - HS: khai thác chưa hợp lí, chưa chú trọng vào việc khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển bền vững. ? Để tạo sự p.triển bền vững và lâu dài, các tài nguyên cần được sử dụng ntn? - HS nêu ví dụ cụ thể 4. Tài nguyên sinh vật - Phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường. -> Lai tạo nhiều giống cây con, phát triển nền nông nghệp nhiệt đới đa dạng -> Các nhân tố tự nhiên tạo nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp. -> Các tài nguyên cần được bảo vệ và sử dung hợp lý 2. Các nhân tố kinh tế- xã hội ? Đặc điểm dân cư và nguồn lao động nông thôn của nước ta? ? Đặc điểm dân cư và lao động nông thôn có tác động ntn đến nông nghiệp? II. Các nhân tố kinh tế - xã hội (15p) 1. Dân cư và lao động nông thôn - Đặc điểm: 70% dân số nông thôn, 60% lao động nông nghiệp, người nông dân giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, cần cù, sáng tạo. -> Lao động nông thôn dồi dào là động lực phát triển nền nông nghiệp nước ta - Yêu cầu hs quan sát H.7.2 sgk. ? Lấy VD 1 số cơ sở vật chất kĩ thuật minh hoạ cho sơ đồ? ? Cho biết đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp của nước ta? ? Sự phát triển của ngành CN chế biến ảnh hưởng ntn đến sự pt' và phân bố nông nghiệp? 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật - Ngày càng hoàn thiện song chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu cao về khả năng phục vụ. - Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và phân bố rộng khắp. - Công nghiệp chế biến phát triển tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp. + Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh nông sản + Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. + Phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, phục vụ xuất khẩu. ? Kể tên 1 số chính sách cụ thể? ? Vai trò của chính sách phát triển nông nghiệp? ? Liên hệ thực tế việc thực hiện các chính sách nông nghiệp ở địa phương em? - Hs liên hệ: chính sách pt kinh tế hộ gia đình, kt trang trại, NN hướng ra xuất khẩu (năm 2013, Mĩ chấp nhận cho VN thêm 1 mặt hàng xuất khẩu mới: Vải, nhãn) -> cơ hội lớn cho ngành trồng trọt Hưng Yên. 3. Chính sách phát triển nông nghiệp - Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu... -> Là nhân tố trung tâm tác động lên các nhân tố khác, thúc đẩy nông nghiệp phát triển ? Đặc điểm thị trường? ? Nêu mối quan hệ giữa chính sách phát triển nông nghiệp và các nhân tố kinh tế xã hội còn lại? - HS. Thảo luận bàn, trả lời, bổ sung 4. Thị trường trong và ngoài nước - Được mở rộng - Thị trường trong nước: Sức mua chưa cao - Thị trường thế giới biến động - Chính sách phát triển nông nghiệp: -> Khơi dậy và phát huy những mặt mạnh về lao động -> Hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật -> Tạo ra các mô hình phát triển thích hợp -> Mở rộng thị trường, ổn định đầu ra cho sản phẩm ? Vậy nhân tố KT - XH có vai trò ntn đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta? - Nhân tố KT - XH quyết định đến những thành tựu to lớn trong nông nghiệp. Hoạt động 3. Luyện tập * HS làm BT trắc nghiệm: Câu 1: Diện tích đất nông nghiệp nước ta hiện nay chiếm khoảng: A. hơn 5 triệu ha. B. Hơn 7 triệu ha. C. Hơn 9 triệu ha. D. Hơn 10 triệu ha. Câu 2: Vùng nào có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta? A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đông Nam Bộ D. Các đồng bằng ven biển miền Trung Câu 3: Điều kiện tự nhiên nào gây nên tính thất thường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta? A. Đất B. Khí hậu C. Nước D. Sinh vật Câu 4: Nhân tố có tính quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là: A. tài nguyên đất. B. tài nguyên nước. C. dân cư và lao động nông thôn D. chính sách phát triển nông nghiệp. Hoạt động 4. Vận dụng - Yếu tố thị trường có tác động ntn đến sx nông nghiệp tại địa phương em. Hãy phân tích. - Viết báo cáo về ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và dân cư xã hội đến sự phát triển nông nghiệp của địa phương em. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu thêm các chính sách pt NN của nước ta hiện nay. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Chuẩn bị bài: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp * Phiếu học tập: Muc I. - Nhóm 1, 2: Nghiên cứu sgk, nhớ lại kiến thức địa lí 8 để hoàn thành bảng sau: Nhóm đất Phù sa Feralit Diện tích Phân bố chủ yếu Cây trồng thích hợp Nhóm 3,4: Nghiên cứu sgk, nhớ lại kiến thức địa lí 8, hoàn thành bảng sau: Khí hậu Nhiệt đới gió mùa ẩm (nguồn nhiệt, ẩm phong phú) - Thuận lợi: ................................................................... ...................................................................... - Khó khăn: ................................................................... ...................................................................... Phân hoá theo chiều B-N, theo độ cao, theo mùa - Thuận lợi: ................................................................... ...................................................................... - Khó khăn: ................................................................... ...................................................................... Các thiên tai Nhóm 5,6: Nghiên cứu sgk, nhớ lại kiến thức địa lí 8, hoàn thành bảng sau: Tài nguyên Nước Sinh vật Đặc điểm Thuận lợi Khó khăn ............................................................................ Ngày dạy: 9A. 30/09/2020 9B. 01/10/2020 Tiết 8 - Bài 8 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp - Biết được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay. - Nắm vững sự phân bố sản xuất nông nghiệp với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. - Hiểu được ảnh hưởng của việc phát triển NN tới môi trường; trồng cây CN, phá thế độc canh là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường. 2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác, máy chiếu. b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ, sử dụng tranh ảnh. 5. GDMT: Mục I.2 Cây công nghiệp II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bản đồ nông nghiệp VN, tranh ảnh về các thành tựu trong sản xuất nông nghiệp 2. Học sinh: Vở bài tập, Atlat địa lí Việt Nam. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm. 2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Phân tích sự ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất nông nghiệp? 3. Bài mới Hoạt đông 1. Khởi động - GV chiếu video hoạt động sx lúa ở ĐBSCL. ? Video cho em biết điều gì về ngành trồng trọt của nước ta? (Lúa là cây trồng chính,...) - GV giới thiệu bài mới. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Tìm hiểu ngành trồng trọt - GV  yêu cầu hs đọc bảng 8.1sgk/28 ? Ngành trồng trọt gồm những nhóm cây nào? ? Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1990 – 2002? ? Sự thay đổi đó nói lên điều gì? - Sử dụng Bản đồ nông nghiệp VN. - GV  tổ chức cho hs TL nhóm tìm hiểu về sự phát triển của từng ngành trong ngành trồng trọt. ? Đọc kênh chữ sgk, quan sát kênh hình, hãy nêu cơ cấu, thành tựu và vùng trọng điểm của các cây: lương thực, cây CN, cây ăn quả và cây khác? - HS: nhận phiếu HT, phân công nhóm trưởng, thư kí; tiến hành thảo luận theo sự hướng dẫn của GV (7ph) - Nhóm 1,2: Cây lương thực - Nhóm 3,4: Cây công nghiệp - Nhóm 5,6: Cây ăn quả và cây khác. - HS: các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nộp phiếu học tập. - GV  thu phiếu ht, nxét, chốt kiến thức. I. Ngành trồng trọt - Cơ cấu: Có sự thay đổi: + Tăng giá trị sản xuất cây công nghiệp + Giảm giá trị sản xuất cây lương thực, cây ăn quả... -> Phá thế độc canh cây lúa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngành trồng trọt 1. Cây lương thực 2. Cây công nghiệp 3. Cây ăn quả Cơ cấu - Cây lúa - Cây hoa màu: Ngô, khoai, sắn, .. - Cây hàng năm: lạc, đậu, mía, đay,... - Cây lâu năm: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, ... - Đa dạng, phong phú: cây ôn đới, cây nhiệt đới, cây cận nhiệt Thành tựu - Ngày càng tăng: S, sản lượng, sản lượng lt bình quân đầu người. - Lai tạo đc nhiều giống mới. - Cơ cấu mựa vụ thay đổi. - VN là 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất TG. - Tỉ trọng tăng từ 13,5% lần 22,7% -> phục vụ xuất khẩu, là nguyên liệu cho CN chế biến, tận dụng TNTN, phá thế độc canh, bảo vệ TNMT. - Ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển. Vùng trọng điểm - ĐBSCL, ĐBSH. - ĐNB, Tây Nguyên, TDMN phía Bắc. - ĐNB, ĐBSCL ? HS lên bảng xác định các vùng chuyên canh cây CN, cây ăn quả, vùng trọng điểm sx lương thực thực phẩm? ? Giải thích về sự phân bố của cây lt, cây CN, cây ăn quả,... ? - HS giải thích: phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, cơ sở chế biến,... ? Sự phát triển CNCB ảnh hưởng ntn đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? - HS: Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản; Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh, hướng đến pt nền NN hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu. ? Việc hình thành lên những vùng chuyên canh, vùng trọng điểm tạo ra ưu thế gì? - GV chính nhờ việc đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh, vùng trọng điểm NN mà cho đến nay, VN đó có rất nhiều sp ngành trồng trọt có chỗ đứng trên ~ thị trường lớn của TG: gạo, cà phê, cao su, trái cây. (Liên hệ nhãn lồng Hưng Yên). ? Nhận xét chung về ngành trồng trọt ở nước ta? 2. Tìm hiểu ngành chăn nuôi - GV y/c HS qsat cơ cấu ngành NN năm 2001 và 2004. ? Nhận xét về tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu của ngành NN nước ta? ? Qua thực tế, em thấy hiện nay hình thức chăn nuôi nào đang được áp dụng phổ biến ở nước ta? HS quan sát bảng 8.4 sgk/33 ? So sánh tỉ trọng giá trị sx của chăn nuôi gia súc với gia cầm? ? Nêu vai trò, tình hình phát triển và vùng phân bố chủ yếu của đàn trâu bò, đàn lợn, đàn gia cầm ở nước ta? - Hs: thảo luận nhóm (hình thức như làm với mục I- ngành trồng trọt, thời gian 3p) - GV chốt kiến thức. - Việc hình thành nên các vùng chuyên canh cây CN, cây ăn quả, vùng trọng điểm sản xuất lương thực có ý nghĩa: Tận dụng tối đa tài nguyên, giảm chi phí sản xuất, nâng cao sản lượng, chất lượng cây trồng, giúp phần phân bố lại dân cư lao động, thu hút đầu tư,... - Ngành trồng trọt phát triển đa dạng, trong đó lúa là cây trồng chính; cây CN và cây ăn quả phát triển khá mạnh; nhiều sản phẩm trồng trọt được xuất khẩu. II. Ngành chăn nuôi - Ngành chăn nuôi chiếm hơn 20% trong cơ cấu ngành NN -> tỉ lệ nhỏ. - Hình thức: Chăn nuôi công nghiệp đang được mở rộng. - Chăn nuôi gia súc chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. (năm 2002: 62,8%) Ngành chăn nuôi Trâu, bò (Nhóm 1,2) Lợn (Nhóm 3,4) Gia cầm (Nhóm 5,6) Vai trò Lấy thịt, sức kéo, sữa. Lấy thịt Lấý thịt, trứng. Số lượng - Bò: 4 triệu con - Trâu: 3 triệu con - 23 triệu con - Có xu hướng tăng - Hơn 230 triệu con Phân bố chủ yếu - Trâu: TDMNBB, BTB -Bò DHNTB ĐBSH, ĐBSCL - Đồng bằng ? Qua đây, em có nhận xét chung gì về ngành chăn nuôi ở nước ta? ? Theo em, bên cạnh những thuận lợi, những thành tựu đó đạt được, hiện nay, ngành NN nước ta còn đang gặp phải những khó khăn, thách thức gì? - GV: chốt kt. - Chăn nuôi không phát triển mạnh bằng trồng trọt, song đang có sự tăng trưởng khỏ mạnh. - Khó khăn: Thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế chưa cao,... Ghi nhớ (sgk/32) Hoạt động 3. Luyện tập - HS xđ yêu cầu BT 2. GV hướng dẫn: vẽ biểu đồ cột chồng. - HS thực hành vẽ biểu đồ. Hoạt động 4. Vận dụng - Tìm hiểu tình hình sx NN ở địa phương em (cơ cấu cây trồng vật nuôi, tình hình pt và phân bố, khó khăn) Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu thêm một số khó khăn của tình hình sx nông nghiệp nước ta trong những năm gần đây (biến đổi khí hậu, thị trường không ổn định,...) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Chuẩn bị bài: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản (Đọc sgk, kênh hình, trả lời các câu hỏi) Bảng phụ: Cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2001 Cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2004

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_78_nam_hoc_2020_2021_truong_ptdtbt.doc
Giáo án liên quan