Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 34+35 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- So sánh được diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng Trung du

miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

- Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu, viết báo cáo về tình hình sản xuất, phân

bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp: chè, cà phê.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực toán học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Bảng phụ.

2. Học sinh:

- Nghiên cứu trước bài.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp

- Thực hành,Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan.

2. Kĩ thuật

- Chia nhóm, đặt câu hỏi.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển

sản xuất nông - lâm nghiệp?

- Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

- GV: gọi HS nêu yêu cầu của bài thực hành

pdf9 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 34+35 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9AB- 10/12/2019 Tiết 34 - Bài 30: THỰC HÀNH: SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - So sánh được diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. - Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu, viết báo cáo về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp: chè, cà phê. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực toán học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bảng phụ. 2. Học sinh: - Nghiên cứu trước bài. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Thực hành,Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp? - Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV: gọi HS nêu yêu cầu của bài thực hành Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV tổ chức lớp hoạt động nhóm 5p Bài tập 1: Phân tích bảng số liệu thống kê . + Nhóm chẵn: - Nêu tổng diện tích và tên 1 số cây công nghiệp lâu năm ở mỗi vùng? - Kể tên các cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả 2 vùng?Vì sao? - Những cây công nghiệp nào chỉ trồng được ở Tây Nguyên? Tại sao? + Nhóm lẻ: - Những cây công nghiệp nào chỉ trồng được ở trung du và miền núi Bắc Bộ ? Tại sao ? - GV gợi ý: HS phải dựa vào đặc điểm sinh thái của các cây công nghiệp phù hợp với từng loại đất, nước, khí hậu từng vùng để giải thích. - HS các nhóm báo cáo => nhận xét => bổ sung. - GV đánh giá, chuẩn kiến thức => bổ xung => mở rộng. + Cả 2 vùng đều trồng được 1 số loại cây công nghiệp lâu năm, nhưng tỉ trọng diện tích trồng cây công nghiệp của Tây Nguyên vẫn lớn hơn vùng núi và trung du Bắc Bộ (9,1 lần). + Dựa vào số liệu cụ thể hãy so sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà fê ở 2 vùng? + Giải thích tại sao lại có sự chênh lệch như vậy ? - GV gợi ý : Giải thích dựa vào đặc điểm 1. Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở 2 vùng - Cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả 2 vùng: Chè, Cà fê. => Vì cả 2 vùng đều có diện tích đất feralit đồi núi và cao nguyên rộng lớn rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây công nghiệp. - Cây công nghiệp chỉ trồng được ở Tây Nguyên : Cao su, Điều, Hồ tiêu. => Vì về sinh thái 3 loại cây này thích hợp với nền nhiệt độ cao từ 25 -> 300C, cần nhiều ánh sáng, phát triển tốt trên đất đỏ badan. Tây Nguyên là nơi có đủ các điều kiện trên. - Cây công nghiệp chỉ trồng được ở trung du miền núi Bắc Bộ: Hồi, Quế, Sơn. => Vì 3 loại cây trên thích hợp với khí hậu cận nhiệt và ôn đới trên núi cao, nhiệt độ thích hợp thường < 200C. Vùng núi và trung du Bắc Bộ là nơi có các điều kiện trên. 2. So sánh * Cây cà fê: - Tây Nguyên : Chiếm tỉ trọng lớn cả về diện tích và sản lượng: + Diện tích: 480800ha chiếm 85,1% so với cả nước + Sản lượng: 761600 tấn chiếm 90,6% so với cả nước - Miền núi và trung du Bắc Bộ: mới chỉ trồng thử nghiệm trên quy mô nhỏ. => Vì cây cà fê: Không chịu được sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây cà fê và cây chè. + Kể tên các thương hiệu cà fê nổi tiếng ở Tây Nguyên? - HS: Cà fê Trung Nguyên: nhưng đã bị 1 công ty nước ngoài nhanh chân hơn giành mất thương hiệu trên thị trường thế giới => Chúng ta đã đấu tranh giành lại thương hiệu này. + Kể tên các thương hiệu chè nổi tiếng ở vùng núi và trung du Bắc Bộ? - HS: Chè Mộc Châu - Sơn La, chè Tân Cương - Thái Nguyên, chè San - Hà giang, chè Tuyết - Tam Đường - Lai Châu + Kể tên các thị trường xuất khẩu cà fê và chè của 2 vùng ? - Thị trường xuất khẩu chè: Các nước EU, Nga, Đài Loan, Mĩ, Nhật, Anh, Pakixtan, Hàn Quốc - Thị trường xuất khẩu cà fê: Nhật Bản, CHLB Đức. - VN là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà fê, chỉ sau Braxin. Thị trường xuất khẩu cà fê tương đối rộng lớn: Các nước nhập khẩu nhiều cà fê của VN là Nhật Bản, CHLB Đức - Chè của nước ta đã được công nhận thương hiệu chè Việt, xuất khẩu sang nhiều nước EU,Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc - Dựa vào kết quả bài tập 1 + bảng 30.1 + sự hiểu biết: - Hãy viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong 2 cây công nghiệp: chè, cà fê. - GV chia lớp làm 2 nhóm: + Nửa lớp bên phải : viết về cây cà fê. + Nửa lớp bên trái viết về cây chè. - GV: Gọi 2 HS khá trình bày bài viết trước lớp. - Các HS khác nhận xét => bổ sung. sương muối, cần có lượng mưa tương đối lớn từ 1500 => 2000mm. Độ ẩm không khí 78 => 80%, không chịu được gió mạnh. Đặc biệt thích hợp với đất đỏ badan, có tầng mùn dày, tơi xốp, thoát nước và khí hậu cận xích đạo ổn định, có 1 mùa khô thuận lợi để phơi sấy bảo quản sản phẩm. Chính vì vậy cây cà fê được trồng nhiều ở Tây Nguyên với sản phẩm nổi tiếng là cà fê Buôn Ma Thuột, Cà fê Trung nguyên. * Cây chè: - Miền núi và trung du Bắc Bộ: chiếm tỉ trọng lớn cả về diện tích và sản lượng + Diện tích: 67600ha chiếm 68,8% so với cả nước. + Sản lượng: 47000 tấn chiếm 27,1% so với cả nước - Tây Nguyên: Tỉ trọng thấp hơn. => Vì cây chè: Thường thích hợp với đất feralit hình thành trên núi đá vôi. Nhiệt độ ôn hòa từ 15 -> 200C,lượng mưa từ 1500 -> 2000mm. Độ cao thích hợp nhất là 500 -> 1000m. Do vậy chè được trồng nhiều từ Nghệ An trở ra. Sản phẩm chè nổi tiếng là: Tân Cương (Thái Nguyên), Suối Giàng (Yên Bái), Chè San (Hà Giang). Bài tập 2: Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố, tiêu thụ sản phẩm của 1 trong 2 cây công nghiệp: cà fê hoặc chè. ( HS tự hoàn thiện, trong khoảng 10 phút) Hoạt động 3. Luyện tập - Kể tên các cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả 2 vùng?Vì sao? - Những cây công nghiệp nào chỉ trồng được ở Tây Nguyên? Tại sao? Hoạt động 4. Vận dụng - HDVN: Kể tên các cây công nghiệp ở địa phương em? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - HDVN: Giải thích vì sao cây cao su được trồng ở Than Uyên, Lai Châu? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Hoàn thiện bài thực hành 30 sách bài tập bản đồ thực hành. - Nghiên cứu bài 31 sgk/113. Ngày dạy: 9B- 11/12/2019. Tiết 33: ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức đã học trong học kì I: Địa lí dân cư, địa lí kinh tế, sự phân hoá lãnh thổ.o 2. Kĩ năng: - Vẽ biểu đồ hình tròn, hình cột, biểu đồ miền. - Phân tích biểu đồ và bảng số liệu. - Kĩ năng tổng hợp kiến thức, phân tích các mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực toán học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bảng phụ. 2. Học sinh: - Ôn tập nội dung đã học trong học kì I. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Ôn tập,Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: (Trong tiết học) 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV: nêu nhiệm vụ của bài học. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung Cá nhân (15’) - GV yêu cầu ôn tập theo nhóm 5p, đại diện nhóm trình bày trước lớp: N1. Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư Việt Nam. A. Lý thuyết. 1. Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư Việt Nam. * Sự phân bố dân cư của nước ta - Nước ta có mật độ dân số cao trên thế giới (năm 2003 là 246 người /km2). - Mật độ dân số nước ta ngày càng tăng . - Dân cư nước ta phân bố không đều: + Tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. + Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (khoảng 74% dân số sinh N2. Đặc điểm nguồn lao động và việc làm. - Giải thích tại sao vấn đề việc làm lại gay gắt ở nước ta hiện nay. => Vấn đề việc làm lại gay gắt ở nước ta hiện nay vì: - Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. - Khu vực nông thôn: thiếu việc làm (năm 2003, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn nước ta là 77,7%) N3. Sự khác biệt về ĐKTN - TNTN và thế mạnh giữa Tây Bắc và Đông Bắc? sống ở nông thôn) * Giải thích + Vì vùng đồng bằng ven biển có điều kiện sinh sống thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu phát triển sản xuất. Miền núi và trung du là nơi điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn như đi lại khó khăn, thiếu nước... + So về quy mô diện tích và dân số nước ta thì số thành thị còn ít nên chưa thu hút được nhiều thị dân, do đó tỉ lệ dân thành thị còn ít so với dân sống ở nông thôn. 2. Đặc điểm nguồn lao động và việc làm. a, Đặc điểm nguồn lao động: * Điểm mạnh - Nguồn lao động nước ta rất dồi dào và có tốc độ tăng nhanh, bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động. - Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp , có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật - Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao. * Hạn chế - Nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. - Phần lớn lao động tập trung ở nông thôn. b. Sử dụng lao động - Cơ cấu sử dụng lao động đang thay đổi theo hướng tích cực: + Lao động trong các ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, có xu hướng giảm dần. + Lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng dần. c. Vấn đề việc làm - Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. - Khu vực nông thôn: do việc sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên thiếu việc làm (năm 2003, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn nước ta là 77,7%) - Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao (khoảng 6% năm 2003). 3. Sự khác biệt về ĐKTN - TNTN và thế mạnh giữa Tây Bắc và Đông Bắc Tiểu vùng Điều kiện tự nhiên Thế mạnh kinh tế Đông Bắc Núi trung bình và núi thấp, các dãy núi hình cánh cung đón gió, khí hậu - Khai thác khoáng sản( than, sắt, apatit...) - Phát triển nhiệt điện( uông bí..) - Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. - Du lịch sinh thái( sapa, hồ ba N4. Những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực ở ĐBS Hồng? N5. Thuận lợi và khó khăn của ĐKTN để phát triển KT - xã hội ở Tây Nguyên? nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh bể...) - Kinh tế biển: Nuôi trồng đánh bắt thủy sản, du lịch Hạ Long. Tây Bắc Núi cao, địa hình hiểm trở, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn - Phát triển thủy điện( Hòa bình, sơn la..) - Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn( cao nguyên Mộc Châu) 4. Những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực ở ĐBS Hồng *Thuận lợi: - Đất phù sa mầu mỡ, thích hợp cho phát triển cây lúa. - Khí hậu nhiệt đới ẩm, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho thâm canh tăng vụ. - Mật độ dân số cao nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào. - Người dân cần cù, có kinh nhiều nghiệm trong sản xuất. - Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước: hệ thống thuỷ lợi, đê chống lũ. - Công nghiệp, dịch vụ phát triển hỗ trợ cho sự phát triển của sản xuất lương thực * Khó khăn: - Khí hậu phân hoá theo mùa, gây thiếu nước trong mùa khô và thừa nước vào mùa mưa. - Khí hậu có mùa đông lạnh ảnh hưởng đế sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây lương thực, đất bạc màu do canh tác không hợp lí - Mật độ dân số đông làm cho diện tích đất nông nghiệp bình quan đầu người thấp. - Quá trình đô thị hoá phát triển làm diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp. 5. Thuận lợi và khó khăn của ĐKTN để phát triển KT - xã hội ở Tây Nguyên? * Thuận lợi : + Địa hình cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp. + Đất badan với diện tích lớn (1,36 triệu ha), màu mở thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị xuất khẩu: cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, bông, chè, dâu tằm. + Rừng tự nhiên gần 3tr ha, chiếm 29,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước. + Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, khí hậu cao nguyên thích hợp với nhiều loại cây, nhất là cây công nghiệp. + Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn (chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước). + Khoáng sản Bô xít có trữ lượng lớn (hơn 3 tỉ tấn). * Khó khăn: + Mùa khô kéo dài dẫn tới nguy cơ thiếu nước và cháy N6. Phân tích thế mạnh trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp của Tây Nguyên Hoạt động 2: Nhóm (15’) - GV lưu ý HS trong phần kiến thức này, cần lưu ý 2 vấn đề cơ bản: + Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp, công nghiệp. + Sự phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. - Gv chia lớp thành 6 nhóm, y/c ôn tập theo nhóm trong 5 phút: + N1+2: Ngành nông nghiệp. + N3+4: Ngành công nghiệp. + N5+6: Ngành dịch vụ. - HS ôn tập theo nhóm, cử đại diện trình bày ngắn gọn trước lớp. - GV tổng kết kiến thức bằng sơ đồ. rừng nghiêm trọng. + Việc chặt phá rừng quá mức để làm nương dẫy, nạn săn bắn động vật hoang dã làm ảnh hưởng xấu tới môi trường và đời sống dân cư.. 6. Phân tích thế mạnh trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp của Tây Nguyên. + Địa hình cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp. + Đất badan với diện tích lớn (1,36 triệu ha), màu mở thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị xuất khẩu: cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, bông, chè, dâu tằm. + Rừng tự nhiên gần 3tr ha, chiếm 29,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước. + Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, khí hậu cao nguyên thích hợp với nhiều loại cây, nhất là cây công nghiệp. + Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn (chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước). 7. Tình hình SX nông nghiệp của Tây Nguyên? . a. Tình hình sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên: - Trong những năm gần đây sx cây công nghiệp ở Tây Nguyên phát triển khá nhanh. - Những cây trồng quan trọng là: cà fê, cao su, chè điều... - Cà fê là cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở đắclăk. - Nhiều địa phương đã chú trọng phát triển thủy lợi và áp dụng kĩ thuật canh tác mới để thâm canh lúa , cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. - Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh. - TP Đà Lạt nổi tiếng trồng hoa và rau quả ôn đới. - Sản xuất lâm nghiệp có bước chuyển hướng quan trọng, kết hợp khai thác rừng tự nhiên với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo về rừng, gắn khai thác với chế biến. b. Cây cà fê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên vì: + Địa hình cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp. + Đất badan với diện tích lớn(1,36 triệu ha), màu mở thích hợp với phát triển cây cà phê. + Khí hậu cận xích đạo: có 1 mùa mưa và 1 mùa khô thuận lợi cho việc trròng, chăm sóc, phơi và bảo quản sản phẩm từ cây cà fê. + Nguồn nước Khá phong phú thuận lợi cho việc tưới và chăm sóc . + Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và bảo quản sp cây cà fê. Cá nhân(15’) - GV: hướng dẫn lớp vẽ. - HS: vẽ vào vở + Cơ sở sx và chế biến đang ngày càng hoàn thiện. + Thị trường trong và ngoài nước đang ngày càng mở rộng đặc biệt thị trường nước ngoài.. B. Bài tập: Dựa vào Bảng 8.1/sgk tr 28, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 2002. nêu nhận xét? Hoạt động 3. Luyện tập - Trình bày đặc điểm phân bố dân cư Việt Nam? Hoạt động 4. Vận dụng - Sự khác biệt về ĐKTN - TNTN và thế mạnh giữa Tây Bắc và Đông Bắc? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - HDVN: Dựa vào Bảng 8.1/sgk tr 28, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 nêu nhận xét? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Ôn tập toàn bộ kiến thức, kỹ năng chuẩn bị kiểm tra học kì I.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_3435_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf
Giáo án liên quan