Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 44+45 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh vẽ được biểu đồ tròn, cột, tính tỉ lệ diện tích sản lượng lúa.

2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất:

- Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm

3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác,

sử dụng ngôn ngữ

b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức

và kĩ năng đã học vào thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Bảng số liệu.

2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, phân tích, luyện tập thực hành .

2. Kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài:

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

- GV yêu cầu HS nhắc lại các bưvớc vẽ biểu đồ. - GV giới thiệu bài.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới:

* Hoạt động 1: Gv yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ biểu đồ.

- Gv cho học sinh làm bài tập.

- HS làm bài tập:

- Gv hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ hình tròn, cột.

- GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách vẽ biểu đồ hình cột, tròn.

* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ.

* Hoạt động 3: Gv hướng dẫn học sinh nhận xét.

- Học sinh vẽ

- Gv quan sát theo dõi.

pdf10 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 44+45 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 04/06/2020 TIẾT 44: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh vẽ được biểu đồ tròn, cột, tính tỉ lệ diện tích sản lượng lúa. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bảng số liệu. 2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, phân tích, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài: 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV yêu cầu HS nhắc lại các bưvớc vẽ biểu đồ. - GV giới thiệu bài. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: * Hoạt động 1: Gv yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ biểu đồ. - Gv cho học sinh làm bài tập. - HS làm bài tập: - Gv hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ hình tròn, cột. - GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách vẽ biểu đồ hình cột, tròn. * Hoạt động 2: Gv hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ. * Hoạt động 3: Gv hướng dẫn học sinh nhận xét. - Học sinh vẽ - Gv quan sát theo dõi. Câu 1: Cho bảng số liệu: Sản lượng lúa bình quân theo đầu người của Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long thời kì 1985- 2005. (Đơn vị: Kg/người) Năm 1985 1995 2005 Đồng bằng sông Hồng 223 321 343 Đồng bằng sông Cửu Long 503 760 1114 a. Vẽ biểu đồ cột so sánh sản lượng lúa bình quân theo đầu người của Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long qua các năm trên. b. Nêu nhận xét. a. Vẽ biểu đồ - Vẽ đúng biểu đồ cột ghép, khoa học, thẩm mĩ. - Có biểu diễn: số liệu; kí hiệu sản lượng lúa..., chú giải. - Tên biểu đồ: sản lượng lúa bình quân theo đầu người của Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long thời kì 1985- 2005. b. Nhận xét. - Sản lượng lúa bình quân theo đầu người của Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long đều tăng. - Sản lượng lúa bình quân theo đầu người của đồng bằng sông Cửu Long cao hơn, tăng nhanh hơn so với đồng bằng sông Hồng: + Năm 1985: cao gấp 2,25 lần; năm 2005: cao gấp 3,2 lần. + Đồng bằng sông Hồng tăng hơn 1,5 lần, Đồng bằng sông Cửu Long tăng gần 2,2 lần. Câu 2: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các vùng năm 2007 (Đơn vị: %). Năm Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Nông, lâm, thuỷ sản 6,2 42,8 Công nghiệp và xây dựng 65,1 24,2 Dịch vụ 28,7 33,0 a. Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các vùng. b. Từ biểu đồ hãy so sánh cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các vùng. a. Vẽ biểu đồ: - Vẽ hai biểu đồ hình tròn: Đảm bảo tỉ lệ, tính thẩm mĩ, có biểu điển đủ số liệu. - Có chú giải. - Có tên biểu đồ: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các vùng: Đông Nam Bộ (ĐNB); Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). b. Nhận xét: + Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các vùng: - Ngành công nghiệp và xây dựng của ĐNB (65,1%) chiếm tỉ trọng cao hơn ngành công nghiệp và xây dựng của ĐBSCL (24,2%). - Ngành nông, lâm, thuỷ sản của ĐNB (6,2%) chiếm tỉ trọng thấp hơn ngành nông, lâm, thuỷ sản của ĐBSCL (42,8%). - Ngành dịch vụ của ĐNB (28,7%) chiếm tỉ trọng thấp hơn ngành dịch vụ của ĐBSCL (33,0%). Hoạt động 4. Vận dụng trên lớp/ở nhà: - 1-> 2 HS lên bảng vẽ nhanh biểu đồ hình tròn. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tìm hiểu về các dạng biểu đồ cột, tròn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Hệ thống lại kiến thức. - Học bài cũ. - Về hoàn thiện bài vẽ vào vở. - Chuẩn bị tiết 45. Ôn tập HK II. + Ôn tập các kiến thức ở: Vùng ĐNB, Đồng bằng sông cửu Long. .................................................................................... Ngày dạy: 06/06/2020 Tiết 45: ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, BĐ vùng ĐNB, ĐBSCL. 2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, phân tích, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài. 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV yêu cầu 1 số HS khái quát lại những vùng đã học. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 1: - GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức: Vùng Động nam bộ, Đồng bằng sông cửu Long. - HS: + Vị trí... + Điều kiện tự nhiên. + Dân cư, xã hội + Kinh tế + Các trung tâm công nghiệp. * Hoạt động 2. - GV hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ hình tròn, cột theo bảng số liệu sau: - HS: Vẽ biểu đồ. - GV quan sát theo dõi và sửa cho học sinh. - GV cho một số học sinh lên bảng vẽ. I. Lý thuyết: II. Bài tập: I. Lý thuyết: 1. ĐÔNG NAM BỘ: Câu 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền và biển của vùng Đông Nam Bộ? - Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền và biển của vùng Đông Nam Bộ. * Đất Liền: - Địa hình: Thoải - Đất: Xám, đất ba dan. - Khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt . Thế mạnh: - Mặt bằng xây dựng tốt. - Thuận lợi trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, điều,ơng đậu tương , lạc , mía đường, thuốc lá , hoa quả. * Biển: - Tài nguyên biển: Biển ấm , ngư truờng rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng không quốc tế - Thềm lục địa rộng, giầu tiềm năng dầu khí. Thế mạnh - Khai thác dầu khí ở thềm lục địa. - Đánh bắt hải sản. - Giao thông, dịch vụ, du lịch biển. Câu 2: Tình hình sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất? * Tình hình phát triển công nghiệp: - Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. - Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng: Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng. - Một số ngành công nghiệp quan trọng như: dầu khí, cơ khí, điện tử, điện, công nghệ cao... - Phân bố chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hòa, Vũng Tàu (trung tâm công nghiệp dầu khí). Câu 3: Trình bày đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. * Đặc điểm phát triển ngành công nghiệp: - Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp ở Đông nam Bộ chưa phát triển và phụ thuộc nước ngoài. - Ngày nay khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất (59,3% năm 2002) trong GDP của vùng. - Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng gồm: Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực, thực phẩm,... - Các trung tâm công nghiệp lớn trong vùng: Thành Phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vùng Tàu. - Sản xuất công nghiệp gặp phải những khó khăn: - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu, môi trường ngày càng ô nhiễm. Câu 4: Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ? * Tình hình phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. - Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước. - Cây công nhiệp hằng năm: Lạc, đậu tương, mía Và các cây ăn quả như xoài, mít cũng là thế mạnh nông nghiệp của vùng. - Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo phương pháp chăn nuôi công nghiệp. - Nghề nuôi thủy sản và đánh bắt thủy sản trên ngư trường đem lại nguồn lợi lớn. - Thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hóa cao. - Phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, giữ gìn sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển. Câu 5. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà đông nam bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất cả nước? - Điều kiện Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất cả nước: Điều kiện tự nhiên: - Địa hình thoải: Thuận lợi cho canh tác cơ giới - Diện tích đất xám phủ bazan rộng, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt: thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới như cao su, cà phê, điều. với diện tích lớn. Điều kiện xã hội: - Người dân năng động sáng tạo có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp, sản xuất gắn liền với chế biến, thị trường tiêu thụ rộng. - Sản xuất: cây trồng chính là cà phê, cao su, điều, hồ tiêu trong đó cây cao su chiếm diện tích lớn nhất cả nước. Câu 6: a, Kể tên các trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ. b, Tại sao tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp? a. Các trung tâm kinh tế của Đông Nam Bộ là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu. b. Nguyên nhân - Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch phía Nam. - Vùng Đông Nam Bộ có số dân đông, thu nhập cao nhất cả nước. - Các điểm du lịch trên có phong cảnh đẹp, khí hậu thuận lợi, cơ sở hạ tầng du lịch phát triển. Câu 7: a, Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ ? b, Kể tên các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đông Nam Bộ? a. Các điều kiện thuận lợi cho cây cao su - Đất ba dan, đất xám chiếm diện tích lớn thích hợp với cây cao su - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm có hai mùa: mùa mưa cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, mùa khô thuận lợi cho trồng, chăm sóc, chế biến, bảo quản các sản phẩm cao su. - Dân cư, lao động dồi dào, có trình độ và kinh nghiệm trong việc trồng chăm sóc cây cao su. - Cơ sở chế biến sản phẩm cao su phát triển, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhà nước ưu tiên phát triển cây công nghiệp. - Thị trường xuất khẩu rộng lớn và ổn định (Trung Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc, Bắc Mĩ, EU) b. Các địa điểm du lịch nổi tiếng - Cảng Nhà Rồng, chợ Bến Thành, bãi tắm Vũng Tàu, nhà tù Côn Đảo Câu 8: Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ? * Đặc điểm phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ ? - Công nghiệp: + Khu công nghiệp- xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP cuả vùng + Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng + Một số nghành công nghiệp quan trọng: Dầu khí, điện, cơ khí + Các trung tâm công nghiệp lớn: TP HCM, Vũng Tàu, Biên Hòa - Nông nghiệp: + Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng + Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta( Cao su, hồ tiêu) - Dịch vụ + Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP + Cơ cấu đa dạng, tình hình phát triển của một số nghành dịch vụ( Giao thông vận tải, thương mại, du lịch) 2. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: Câu 1: a. Đồng bằng sông Cửu Long có những tiềm năng gì để phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản? b. Việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa gì? a. Những tiềm năng - Vùng biển rộng và ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn, có nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản. - Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn. - Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thủy sản tự nhiên lớn. - Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá, tôm phong phú chính là nguồn thức thức ăn để nuôi tôm, cá ở hầu hết các địa phương. b. Ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn, đất phèn. - Đất mặn, đất phèn chiếm diện tích lớn, hai loại đất này có thể sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. - Với điều kiện phải được cải tạo, phải được thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch vừa thoát nước vào mùa lũ, vừa giữ nước ngọt vào mùa cạn. Câu 2: Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi gì để phát triển sản xuất nông nghiệp? - Diện tích tương đối rộng, địa hình thấp và bằng phẳng. - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, sinh học trên cạn và dưới nước đa dạng. - Sông Cửu Long có hệ thống kênh, rạch chằng chịt cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp. - Vùng biến ấm, ngư trường rộng có nguồn hải sản phong phú. - Diện tích rừng ngập mặn lớn thuận lợi để phát triển trồng rừng ngập mặn ven biển. Câu 3: Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long? * Những thuận lợi: - Diện tích tương đối rộng, địa hình thấp và bằng phẳng. - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, sinh học trên cạn và dưới nước đa dạng. - Sông Cửu Long có hệ thống kênh, rạch chằng chịt cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp. - Vùng biến ấm, ngư trường rộng có nguồn hải sản phong phú. - Diện tích rừng ngập mặn lớn thuận lợi để phát triển trồng rừng ngập mặn ven biển. * Những khó khăn: - Diện tích đất phèn và mặn còn nhiều. - Mùa khô kéo dài gây thiếu nước ngọt cho sản xuất, sinh hoạt. - Mùa lũ gây ngập lụt trên diện rộng. Câu 4: Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước? - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên + Đất đai màu mỡ, nhất là dải phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu. + Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào. + Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt. - Điều kiện kinh tế - xã hội + Nguồn lao động dồi dào; người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá. + Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải thuận lợi. + Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực rộng khắp. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 5: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế? + Đồng bằng diện tích rộng, đất phù sa màu mỡ. + Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào. + Hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, nguồn nước dồi dào. + Sinh vật phong phú, đa dạng: Biển nhiều bãi tôm, cá, rừng ngập mặn có diện tích lớn. Câu 6: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản? - Vùng biển rộng, ấm quanh năm. - Nguồn thủy sản từ sông Mê Kông đem lại. - Sản phẩm trồng trọt: Lúa, cá tôm là nguồn thức ăn để nuôi trồng. - Vùng rừng ven biển là nơi cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên, môi trường sống thuận lợi. Câu 7: Biện pháp để cải tạo và sử dụng đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long? * Biện pháp để cải tạo và sử dụng đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long: - Sử dụng các biện pháp thau chua, rửa mặn. - Xây dựng hệ thống bờ ao, kênh rạch vừa thoát nước vào mùa lũ, vừa giữ nước ngọt vào mùa cạn. - Bón phân, bón vôi hợp lí để cải tạo đất. - Lựa chọn hệ thống cây trồng thích hợp để trồng trên đât phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. Câu 8: Trình bày một số thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long? * Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long: - Tài nguyên đất: Diện tích gần 4 triệu ha. + Đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha; đất phèn, đất mặn 2,5 triệu ha. - Tài nguyên rừng: Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn. - Tài nguyên khí hậu: Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa dồi dào. - Tài nguyên nước: Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn. + Hệ thống kênh rạch chằng chịt, vùng nước mặn, nước lợ, cửa sông, ven biển rộng lớn... - Tài nguyên biển và hải đảo: + Nguồn hải sản: Cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. + Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản. Câu 9: Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long? Tình hình phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: * Trồng trọt: - Cây lương thực: + Đồng bằng Sông Cửu long là vùng trọng điểm sản xuất lúa và xuất khẩu gạo chủ lực của cả nước. + Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu như: An Giang, Long An, Đồng Tháp + Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần so với cả nước(2002). - Cây ăn quả: là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. * Chăn nuôi: - Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. - Sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước (trên 50%). 3. Phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo: Câu 1: Hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản ở nước ta? Tại sao cần phải ưu tiên khai thác hải sản xa bờ? * Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: - Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng, có nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ -> Ngành khai thác và nuôi trồng hải sản phát triển. - Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có 110 loài có giá trị kinh tế như: Cá thu, Cá ngừ... - Trong biển có 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu cao như: Tôm he, Tôm hùm... - Ngoài ra còn có nhiều lài đặc sản như: Sò huyết, hải sâm... * Cần ưu tiên khai thác hải sản xa bờ vì: - Khai thác hải sản ven bờ đã vượt quá mức cho phép - Sản lượng đánh bắt cá gấp 2 lần khả năng cho phép -> Tài nguyên bị cạn kiệt, suy thoái. II. Bài tập: Câu 1: Cho bảng số liệu: Sản lượng lúa bình quân theo đầu người của Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long thời kì 1985- 2005 (Đơn vị: Kg/người) Năm 1985 1995 2005 Đồng bằng sông Hồng 223 321 343 Đồng bằng sông Cửu Long 503 760 1114 a. Vẽ biểu đồ cột so sánh sản lượng lúa bình quân theo đầu người của Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long qua các năm trên. b. Nêu nhận xét. a. Vẽ biểu đồ - Vẽ đúng biểu đồ cột ghép, khoa học, thẩm mĩ. - Có biểu diễn: số liệu; kí hiệu sản lượng lúa..., chú giải. - Tên biểu đồ: sản lượng lúa bình quân theo đầu người của Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long thời kì 1985- 2005. b. Nhận xét. - Sản lượng lúa bình quân theo đầu người của Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long đều tăng. - Sản lượng lúa bình quân theo đầu người của đồng bằng sông Cửu Long cao hơn, tăng nhanh hơn so với đồng bằng sông Hồng: + Năm 1985: cao gấp 2,25 lần; năm 2005: cao gấp 3,2 lần. + Đồng bằng sông Hồng tăng hơn 1,5 lần, Đồng bằng sông Cửu Long tăng gần 2,2 lần. Câu 3: Dựa vào bảng số liệu: sản lượng thuỷ sản ở ĐBSCL (đơn vị: nghìn tấn) Năm Vùng 1995 2000 2002 Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 1169,1 1354,5 Cả nước 1584,4 2250,5 2647,4 a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. b. Nhận xét. a. Vẽ biểu đồ - Vẽ đúng biểu đồ cột ghép, khoa học, thẩm mĩ. - Có biểu diễn: số liệu; kí hiệu sản lượng thủy sản, chú giải. - Tên biểu đồ: sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. b. Nhận xét. - Sản lượng thuỷ sản của cả nước và ĐBSCL đều tăng từ năm 1995 đến 2002. - Trong tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước, ĐBSCL luôn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 51,7% năm 1995 và 51,1% năm 2002. Câu 3: Cho bảng số liệu sau: Năng suất lúa cả năm của: cả nước, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long thời kì 1995-2007 (đơn vị: tạ/ha) Năm Cả nước Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long 1995 36,9 44,4 40,2 2000 42,4 55,2 42,3 2007 49,9 56,1 50,7 Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước thời kì 1995-2007. Nhận xét.Hướng dẫn trả lời Vẽ biểu đồ: - Vẽ biểu đồ cột ghép, đảm bảo tỉ lệ và thẩm mĩ. - Có biểu diễn: số liệu trên các cột, kí hiệu của các vùng và cả nước, đơn vị hai trục. - Có chú giải đúng. - Tên biểu đồ: Biểu đồ thể hiện năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước qua các năm. Nhận xét - Năng suất lúa cả năm của: cả nước, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1995-2007 có xu hướng tăng lên liên tục: + Năng suất lúa cả nước năm 1995 là 36,9 tạ/ha đến năm 2007 là 49,9 tạ/ha. + Năng suất lúa Đồng bằng sông Hồng năm 1995 là 44,4 tạ/ha đến năm 2007 là 56,1 tạ/ha. + Năng suất lúa Đồng bằng sông Cửu Long năm 1995 là 40,2 tạ/ha đến năm 2007 là 50,7 tạ/ha. - Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cả năm cao nhất trong cả nước. Hoạt động 4. Vận dụng trên lớp/ở nhà: Bảng số liệu: Diện tích rừng nước ta năm 2000 (nghìn ha). Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Tổng cộng 4733,0 5397,5 1442,5 11573,0 a. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy tính tỉ trọng các loại rừng nước ta. b. Nêu nhận xét về cơ cấu rừng nước ta và cho biết rừng phòng hộ thường phân bố ở đâu, có tác dụng gì? a. Cho bảng số liệu: Tỉ trọng diện tích các loại rừng nước ta (%) Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Tổng cộng 40,9 46,6 12,5 100 b. Nêu nhận xét về cơ cấu rừng ở nước ta và cho biết rừng phòng hộ thường phân bố ở đâu, có tác dụng gì? * Nhận xét: - Rừng nước ta có cơ cấu đa dạng gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. - Rừng phòng hộ chiếm tỉ trọng lớn nhất (dẫn chứng), rừng sản xuất có tỉ trọng diện tích lớn thứ hai (dẫn chứng); rừng đặc dụng có tỉ trọng diện tích nhỏ nhất (dẫn chứng). * Phân bố và tác dụng của rừng phòng hộ: - Phân bố rừng phòng hộ: rừng phòng hộ thường trồng đầu nguồn các dòng sông, các vùng núi cao và ven biển. - Tác dụng rừng phòng hộ: phòng chống lũ quét, sạt lở, sói mòn đất; chống nạn cát bay, cát lấn vào đất liền Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tìm hiểu về các dạng biểu đồ cột, tròn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Hệ thống lại kiến thức. - Học bài cũ. - Về hoàn thiện bài vẽ vào vở. + Ôn tập các kiến thức ở: Vùng ĐNB, Đồng bằng sông cửu Long. ............................................................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_4445_nam_hoc_2019_2020_truong_ptdt.pdf
Giáo án liên quan