Ông đồ là người Nho học nhưng không đỗ đạt, sống thanh bần bằng nghề dạy học. Theo phong tục, khi tết đến, người ta sắm câu đối hoặc một đôi chữ Nho viết trên giấy đỏ dán lên vách, lên cột để năm mới tốt lành. Ông đồ rất được mọi người trọng vọng. Khi chế độ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ, ông đồ hết thời, bị gạt ra ngoài lề cuộc sống mới. Lớp người xưa đã vắng bóng trong cuộc đời nhộn nhịp, để lại nỗi tiếc thương, ngậm ngùi
16 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ông đồ_ Vũ Đình Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Từ đầu thế kỉ XX, nền Hán hoc và chữ Nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. - Ông đồ là người Nho học nhưng không đỗ đạt, sống thanh bần bằng nghề dạy học. Theo phong tục, khi tết đến, người ta sắm câu đối hoặc một đôi chữ Nho viết trên giấy đỏ dán lên vách, lên cột để năm mới tốt lành. Ông đồ rất được mọi người trọng vọng. Khi chế độ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ, ông đồ hết thời, bị gạt ra ngoài lề cuộc sống mới. Lớp người xưa đã vắng bóng trong cuộc đời nhộn nhịp, để lại nỗi tiếc thương, ngậm ngùi… I, Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới. II, Đọc hiểu văn bản. Em hãy cho biết nội dung chính của mỗi phần? Mỗi độ xuân về, tết đến, ông đồ xuất hiện bên hè phố, cùng với mực tàu giấy đỏ, góp mặt vào cái đông vui, tấp nập của phố phường. Hình ảnh đó đã trở nên thân quen, không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến. Người ta xúm quanh lấy ông “bao nhiêu người thuê viết”, và rồi “tấm tắc ngợi khen tài”. Ông đồ thỏa lòng mình trên những trang giấy “hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa, rồng bay”. Tài viết chữ đẹp của ông đã khiến mọi người ngưỡng mộ, tôn kính. Ông đồ thực sự trở thành trung tâm của hè phố trong những ngày tết đến. Một trong những nét nghệ thuật tiêu biểu được các nhà Thơ mới ưa dùng là cách sử dụng những hình ảnh đối lập, tương phản. ấn tượng đầu tiên của em sau khi đọc xong khổ 3,4 là gì? Hình ảnh ông đồ giữa hai phần thơ có gì khác nhau? Hiệu quả của nghệ thuật tương phản? Đoạn thơ mở đầu bằng một câu hỏi, chạm vào nỗi đau của một thời tàn. Xưa, cảnh bao nhiêu người chen chúc, nay, lại là cảnh vắng vẻ đến thê lương. Nỗi xót xa của ông đồ như truyền cả sang giấy đỏ, mực tàu. Nghệ thuật nhân hóa đã nói lên nỗi sầu, tủi của ông đồ. Ông đồ ngồi đó, chẳng ai thuê ông viết, giấy cũng chẳng thắm mà mực cũng đọng lại một nỗi sầu. Cả ông đồ và những đồ vật thân thuộc, gắn bó với ông trở nên tàn tạ, thành thứ bị thừa, lãng quên, đối lập với cảnh phố xá ngày xuân vẫn tập nập phía trước. Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Con người đã thờ ơ biết bao trước sự góp mặt của ông trên đường phố. Sự đối lập giữa cảnh huy hoàng ngày trước và sự tàn tạ của lúc này khiến ông nặng lòng một nỗi sầu, một tấn bi kịch. Chỉ có thiên nhiên là chia sẻ cùng ông: “lá vàng rơi… mưa bụi bay”. Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Bài thơ mở đầu: “mỗi năm hoa đào nở…” rồi “mỗi năm mỗi vắng”, và kết thúc “năm nay đào lại nở/ Không thấy ông đồ xưa”, sự khác nhau trong từng giai đoạn thời gian ấy là sự mất dần hình ảnh ông đồ trong nét đẹp cổ truyền của dân tộc. Vũ Đình Liên nói rằng hình ảnh ông đồ khi ấy chỉ còn là “cái di tích tiều tụy của một thời tàn”. Kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng đã làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Ông đồ chỉ còn lại trong tâm thức, trong nỗi xót xa mỗi khi tết đến, xuân về mà thôi. Một nét đẹp truyền thống cũng mất đi theo “những người muôn năm cũ”. Nhà thơ xót xa thốt lên lời tự vấn: “Hồn ở đâu bây giờ?” Hình ảnh ông đồ trong vẻ đẹp truyền thống của dân tộc gắn liền với hè phố trong những ngày tết ngồi viết câu đối đỏ. Cùng với thịt mỡ, dưa hành, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh… thì câu đối đỏ là thứ không thể thiếu làm nên không khí thiêng liêng của ngày tết. Chính ông đồ đã mang hơi xuân, mang bình an và phúc lộc đến với muôn nhà. Vì những lẽ đó, sự “ra đi” của hình ảnh ông đồ gieo vào lòng nhà thơ những tiếc nuối khôn nguôi. Thế hệ “những người muôn năm cũ” góp phần làm nên cái hồn dân tộc đã bị thay thế bởi một lớp người mới. Số phận của những ông đồ thật bất hạnh biết bao! Nhà thơ thể hiện một cách kín đáo niềm cảm thương chân thành đối với tình cảnh những ông đồ đang tàn tạ trước sự đổi thay của cuộc đời, đồng thời đó còn là sự nhớ nhung, luyến tiếc những cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. Theo em sự hoài cổ như vậy có bị coi là tiêu cực không? Cái xưa cũ không còn nữa, cái mà nhà thơ ngậm ngùi nhớ tiếc đã từng gắn bó với đời sống Việt Nam hàng trăm năm, lại mang một vẻ đẹp văn hóa và gắn với những giá trị tinh thần truyền thống thì niềm hoài cổ ấy có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 4. Nghệ thuật Luyện tập
File đính kèm:
- Ong do(7).ppt