Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 9 đến 12 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu được khái niệm của đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan

hệ giữa các câu trong đoạn văn.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Giúp HS có tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong học tập.

- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự học.

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề xuất ý kiến trao đổi cùng các bạn trong

nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ

thực tế của bản thân.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học:

+ Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một

đoạn văn đã cho.

+ Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ, câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo

chủ đề và quan hệ nhất định.

+ Viết một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo;

2. Học sinh: Học bài cũ và xem bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Phân tích mẫu, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.

2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não, viết tích cực, trình bày một phút

pdf16 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 9 đến 12 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 21/9/2020 (8A1) Tiết 9 Tập làm văn: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN (Mục III) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS hiểu được khái niệm của đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm: Giúp HS có tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong học tập. - Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự học. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề xuất ý kiến trao đổi cùng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ thực tế của bản thân. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học: + Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho. + Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ, câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định. + Viết một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo; 2. Học sinh: Học bài cũ và xem bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Phân tích mẫu, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não, viết tích cực, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là đoạn văn? 3. Bài mới. * HĐ 1: KHỞI ĐỘNG Các em đã được tìm hiểu các kĩ năng khi tạo lập văn bản. Để rèn luyện những kĩ năng cơ bản đó cô trò ta cùng nhau tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay. * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm PP: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. KT:đặt câu hỏi,động não,trình bày 1p Gv: Khái quát kiến thức tiết 1 Hs: Đọc, xác định yêu cầu bài tập 1 Gv: Hướng dẫn h/s làm bài tập II. LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1 Văn bản: Ai nhầm Hs: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi ? Văn bản gồm mấy ý? Hs: Đọc yêu cầu của bài 2 Hs HĐ nhóm 4 - 5 phút Nhóm 1,2: ? Cho biết cách trình bày ở đoạn a theo cách nào? Dấu hiệu nào cho biết? Nhóm 3,4: ? Cho biết đoạn văn b được trình bày theo cách nào? Dấu hiệu nào cho biết? Nhóm 5,6: ? Đoạn văn c được trình bày theo cách nào? Dấu hiệu nào cho biết? Hs: Viết đoạn văn thực hành Hs: Trình bày cách viết đoạn văn theo 2 cách. Nhóm 1,2,3: trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch. Nhóm 4,5,6: Trình bày theo cách quy nạp. GV HD: Đổi sang quy nạp: trước câu chủ đề thường có các từ: vì vậy, cho nên, do đó, tóm lại... Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài Dựa trên 3 ý đã có lựa chọn một ý viết đoạn văn phân tích ý đó, cho biết cách viết nội dung phần đã viết thực hiện theo cách nào? Hs: Trình bày Gv: Cho Hs nhận xét và cho điểm. Gồm 2 ý, mỗi ý 2 -> 1 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu-> chủ nhà (Ông chủ nhà chết bà vợ nhờ thầy về làm lễ tế) + Đoạn 2: Còn lại (Hậu quả của việc làm văn tế) 2. Bài tập 2 Phân tích cách trình bày ở các đoạn văn: a. Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch có câu chủ đề” Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương”, đứng ở đầu đoạn văn. b. Đoạn văn trình bày theo cách song hành. (Không có câu chủ đề) c. Đoạn văn trình bày theo cách song hành (Không có câu chủ đề) 3. Bài tập 3 - Câu chủ đề - Các câu khai triển: Câu 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Câu 2: Chiến thắng của Ngô Quyền Câu 3: Chiến thắng của nhà Trần Câu 4: Chiến thắng của Lê Lợi Câu 5: Kháng chiến chống Pháp thành công. Câu 6: Kháng chiến chống Pháp cứu nước toàn thắng 4. Bài tập 4: Lựa chọn một trong 3 ý viết thành một đoạn văn. * HĐ 3: LUYỆN TẬP (Đã thực hiện trong HĐ 2) * HĐ4: VẬN DỤNG ? Viết 1 đoạn văn về nhà trường theo cách diễn dịch hoặc quy nạp. * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm hiểu, sưu tầm các đoạn văn trình bày theo các cách khác nhau V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU Chuẩn bị bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản. Tìm hiểu về: - Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn. - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản Ngày dạy: 22/9/2020 (8A1) Tiết 10 Văn bản: TỨC NƯỚC VỠ BỜ (Trích: Tiểu thuyết Tắt đèn) - Ngô Tất Tố - I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích tức nước vỡ bờ. - Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm tắt đèn. - Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật. 2. Phẩm chất - Nhân ái: Hiểu và thương cảm cho những người nông dân. Đặc biệt là người phục nữ trong XH cũ. Căm ghét chế độ bất công người bóc lột người. - Trách nhiệm: Giúp HS trân trọng vẻ đẹp thanh cao và tâm hồn trong sáng của người nông dân. - Trung thực: Giúp HS có ý thức tôn trọng lẽ phải. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề xuất ý kiến trao đổi cùng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ thực tế của bản thân. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học: + Năng lực đọc: Đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc lướt, đọc - hiểu + Nhận biết được thể loại, các thành tố tạo nên tác phẩm văn học và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung. + Trình bày (viết và nói) được kết quả cảm nhận và lí giải giá trị của tác phẩm văn học, tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc; phát hiện và phân tích những chi tiết, hình ảnh có giá trị. + Có cảm xúc trước tình cảnh của gia đình chị Dậu. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Tranh chân dung Ngô Tất Tố, tài liệu khác. - Đọc toàn bộ tác phẩm Tắt đèn. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản. Sưu tầm tài liệu liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Cho biết cảm xúc của Bé Hồng khi gặp được mẹ? 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ? Kể tên những tác phẩm viết về số phận của người nông dân, người phụ nữ trong xã hội mà em biết? GV: Tác phẩm Tắt đèn là tác phẩm hiện thực sâu sắc. Nó phản ánh xã hội phong kiến xưa: Cuộc sống của người nông dân nghèo cơ cực, khốn khó, phải chịu nhiều thiệt thòi... Phản ánh chế độ PK bất công thối nát, lạc hậu...không bảo vệ quyền lợi của người nông dân. Nông dân đói khổ nghèo nàn lại bị coi thường, bị áp bức đến bước đường cùng. Họ đã mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền lợi. Trong tác phẩm có đoạn văn Tác giả Ngô Tất Tố đã tái hiện cảnh “Tức nước vỡ bờ”. Đó là một quy luật tất yếu trong cuộc sống sinh tồn. * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm - PP: nêu và giải quyết vấn đề. - KT: đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút ? Em hãy nêu những nét chính về Tác giả Ngô Tất Tố ? ? Kể tên một số tác phẩm chính của ông? ? Đoạn trích thuộc chương mấy của tác phẩm? Nói về vấn đề gì? Hs: Tiểu thuyết “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của NTT, ca ngợi phẩm chất tốt dẹp của người nông dân trong xã hội phong kiến, phê phán sự dã man, tàn ác của xhpk đương thời. Gv: Hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu Đọc giọng nhẹ nhàng, thể hiện ngữ điệu: + Bọn tay sai: gắt gỏng, uy quyền + Chị Dậu: Trước thì mềm mỏng, sau thì quả quyết. Gv: Gọi HS đọc nối tiếp Gv: Nhận xét cách đọc của HS. ? Tóm tắt nội dung đoạn trích tức nước vỡ bờ? Từ đó em hiểu như thế nào về nhan đề "Tức nước vỡ bờ"? I. Đọc,tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả, văn bản a. Tác giả: - Ngô Tất Tố (1893-1954) - Quê: Từ Sơn - Bắc Ninh. - Là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước CM T8. - Được nhận giải thưởng HCM về sáng tác văn học nghệ thuật (1996) b. Văn bản: Nằm ở chương 18 của Tác phẩm Tắt đèn (26 chương) 2. Đọc, tìm hiểu chú thích a. Đọc, tóm tắt * Tóm tắt: - Chị Dậu nấu cháo bê đến cho chồng. - Anh Dậu vừa kề bát cháo vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng tiến vào quát đòi nộp sưu. - Anh Dậu sợ quá ngã lăn ra. - Chị Dậu van xin khất đến chiều mai. - Cai lệ chửi mắng rồi đánh chị và sấn đến trói anh Dậu. - Chị Dậu cự lại bằng lí. Cai lệ tát chị Dậu và sấn đến chỗ anh Dậu. - Chị Dậu đánh lại tên cai lệ. - Hai người giằng co, du đẩy nhau, cuối cùng phần thắng đã thuộc về chị Dậu. * Nhan đề: Từ kinh nghiệm dân gian đúc kết được trong câu tục ngữ: “Tức nước vỡ bờ” - Khi nước đã phá bờ rồi, nó không hề biết sợ, nó có thể quật ngã tất cả, phá vỡ tất cả. NTT đã đưa ra một chân lí có áp bức thì phải có đấu tranh... Gv: hướng dẫn giải nghĩa các từ trong phần chú thích: sưu thuế, cai lệ,... ? Tác phẩm được viết theo thể loại nào? Hiểu biết của em về thể loại? ? Văn bản được chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần? ? Văn bản có những nhân vật nào? Các sự việc chủ yếu xoay quanh những ai? -> Các nhân vật: ... -> Các sự việc chủ yếu chỉ xoay quanh chị Dậu và bọn tay sai. GV: Dựa vào diễn biến của câu chuyện, ta sẽ phân tích văn bản theo 2 tuyến nhân vật H: Cai lệ nghĩa là gì? có chức danh và góp mặt ở làng Đông Xá với vai trò như thế nào? Hs: Cai lệ - cai chỉ huy một tốp lính lệ. Chức danh + vai trò: Viên chỉ huy cấp thấp nhất trong quân đội chế độ thực dân b. Chú thích: sgk 3. Thể loại: Tiểu thuyết 4. Bố cục: 2 phần - Phần 1: Từ đầu đến ngon miệng hay không? -> Chị Dậu chăm sóc chồng. - Phần 2 : Còn lại -> Chị Dậu chống lại tay sai phong kiến (Cai lệ, người nhà Lý trưởng) II. Đọc-Hiểu văn bản 1. Hình ảnh tên Cai lệ PK, ở làng Đông Xá cai lệ được coi là tên tay sai đắc lực của quan phủ, giúp bọn lí trưởng tróc nã những người nghèo chưa nộp đủ sư thuế. Với những người dân nghèo thì hắn là một hung thần ác sát... ? Cai Lệ và người nhà Lí Trưởng đến nhà anh Dậu với mục đích gì? Hs: Thúc sưu nhà anh Dậu ? Hành động, cử chỉ, lời nói của Cai lệ khi đến nhà anh Dậu được tái hiện qua những chi tiết nào? Gv: Phân tích thái độ, hành động của Cai lệ: + Ngoại hình: Loẻo khoẻo, gầy gò của một anh chàng nghiện hút nhiều sái cũ. + Lời nói cửa miệng của hắn là quát, thét, chửa, mắng, hằm hè + Cử chỉ, hành động: Đều cáng, hung hãn, táng tận lương tâm tới rợn người. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả? ? Qua các chi tiết trên em thấy cai lệ là người như thế nào? Gv: Cai lệ chính là công cụ bằng sắt vô tri vô giác. Hắn đại diện cho ''nhà nước'' lên sẵn sàng gây tội ác không chùn tay. ? Cai Lệ là hiện thân của ai trong xã hội? Qua nhân vật em hiểu ntn về chế độ xã hội đương thời? Gv: Là hiện thân sinh động của xã hội thực dân PK đương thời - G/c thống trị: tàn ác, bất nhân. Xã hội không có kỉ cương, 1 xã hội tàn ác, bất nhân. - Gõ đầu roi xuống đất. - Thét - Trợn ngược 2 mắt, quát - Giọng hầm hè, doạ nạt - Sai trói cổ anh Dậu - Giật phắt sợi dây thừng. - Đấm, tát chị Dậu -> Miêu tả kết hợp bằng các chi tiết về ngoại hình, lời nói, hành động để khắc hoạ nhân vật. => Hung bạo, hống hách, vô nhân đạo, lanh lùng, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. * HĐ 3: LUYỆN TẬP ? Kể tóm tắt đoạn trích? ? Luyện đọc phân vai 4 nhân vật: chị Dậu, anh Dậu, Cai lệ , người nhà Lý trưởng. * HĐ4: VẬN DỤNG ? Luyện đọc phân vai 4 nhân vật: chị Dậu, anh Dậu, Cai lệ , người nhà Lý trưởng. * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO ? Tìm đọc những tác phẩm viết về số phận của người nông dân trong xã hội phong kiến. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Soạn phần tiếp theo: Tìm hiểu về nhân vật chị Dậu (Hoàn cảnh, chị Dậu với gia đình và đương đầu với tên Cai lệ). Ngày dạy: 22/9/2020 (8A1) Tiết 11 Văn bản: TỨC NƯỚC VỠ BỜ (Tiếp theo) (Trích Tiểu Thuyết Tắt Đèn) - Ngô Tất Tố - I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích tức nước vỡ bờ. - Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm tắt đèn. - Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật. 2. Phẩm chất - Nhân ái: Hiểu và thương cảm cho những người nông dân. Đặc biệt là người phục nữ trong XH cũ. Căm ghét chế độ bất công người bóc lột người. - Trách nhiệm: Giúp HS trân trọng vẻ đẹp thanh cao và tâm hồn trong sáng của người nông dân. - Trung thực: Giúp HS có ý thức tôn trọng lẽ phải. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề xuất ý kiến trao đổi cùng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ thực tế của bản thân. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học: + Năng lực đọc: Đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc lướt, đọc - hiểu + Nhận biết được thể loại, các thành tố tạo nên tác phẩm văn học và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung. + Trình bày (viết và nói) được kết quả cảm nhận và lí giải giá trị của tác phẩm văn học, tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc; phát hiện và phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. + Có cảm xúc trước tình cảnh của gia đình chị Dậu. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Ảnh chân dung Ngô Tất Tố, tài liệu khác; phiếu học tập - Đọc toàn bộ tác phẩm Tắt đèn. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản. Sưu tầm tài liệu liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu tình cảnh gia đình chi Dậu? Thấy được chị Dậu là người đảm đang, yêu chồng thương con vô bờ. Để tiếp tục thấy được bản lĩnh của nhân vật chị Dậu hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp cảnh chị Dậu đối phó với bọn cai lệ, người nhà lí trưởng... * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt đông của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm Gv: khái quát kiến thức tiết 1 HS: Chú ý đoạn văn tiếp ? Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu tình thế của chị như thế nào? - Món nợ sưu của nhà nước chưa có cách gì để giải quyết. - Anh Dậu ốm rề rề vẫn có thể bị đánh đập và bị bắt bất cứ lúc nào. - Chị Dậu người đàn bà nghèo xơ xác với 3 đứa con làm gì để bảo vệ được gia đình... Gv: Tất cả những cảnh ấy được diễn ra trong không khí căng thẳng của tiếng tù và inh ỏi... ? Qua những chi tiết trên em có thể nhận thấy tình cảnh của chị Dậu như thế nào? Gv: Mục đích của chị giờ đây là mong chồng mau khỏi bệnh,và giải thoát cho chồng được. -> Có thể coi là thế tức nước đầu tiên. Hs: Theo dõi đoạn trích miêu tả hành động của chị Dậu. ? Chị Dậu có những biểu hiện gì đối với chồng? - Nấu cháo -> Động viên chồng ăn - Chờ xem chồng ăn có ngon miệng không - Xưng hô: Mình - em ? Như vậy có thể nói chị Dậu là một người vợ như thế nào? ? Trước hành động của tên cai lệ, chị Dậu II. Đọc-Hiểu văn bản (Tiếp) 2. Nhân vật chị Dậu * Hoàn cảnh gia đình: Tình thế của chị Dậu thật đáng thương, thê thảm và nguy cấp. * Đối với chồng: -> Chị Dậu là người vợ ngoan hiền, đảm đang, luôn lo lắng, chăm sóc, yêu thương chồng hết mực. * Đối với tên cai lệ và người nhà Lí trưởng: có phản ứng như thế nào? Thảo luận nhóm trên phiếu học tập Thời gian 7p Lời xưng hô Thái độ, hành động Vị thế Lần 1 Lần 2 Lần 3 ? Vì sao lúc đầu chị Dậu lại cố van xin? - HS bộc lộ - GV : Lời lẽ và thái độ của CD bộc lộ một khía cạnh chứa đựng trong bản chất cố hữu của người nông dân nghèo: Chịu đựng sự áp bức đến mức nhẫn nhục. Phần vì thương chồng, phần cũng vì tôn trọng pháp luật, nể sự người nhà nước đang thi hành công vụ. Nhưng lời van xin của CD chẳng những không gợi lòng thương. Chị càng van xin, tên cai lệ càng lấn tớí ? Tại sao chị Dậu lại thay đổi thái độ. - Do tích tụ bùng phát của lòng căm hờn và uất giận khi bị đẩy đến đường cùng; tình yêu thương, lo lắng, hy sinh hết mình vì chồng. ? Do đâu mà chị có sức mạnh lạ lùng như vậy. - Áp bức ? Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu như vậy có chân thực, hợp lí hay không. - Sự thay đổi hoàn toàn hợp lí, rất chân Lời xưng hô Thái độ, hành động Vị thế Lần 1 Ông -cháu run run, van xin, tha thiết. Bị áp bức, nhẫn nhịn, chịu đựng. Lần 2 ông - tôi xám mặt, tức ko chịu được, liều cự lại (đấu lý) Ngang hàng Lần 3 mày - bà Nghiến răng, túm cổ, ấn dúi, nắm được gậy, giằng co, du dẩy, túm tóc, lẳng (đấu lực) Vị thế cao hơn kẻ thù, làm đảo ngược tình thế. thực ? Nhận xét NT xây dựng tình huống và miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả? Kĩ thuật động não ? Từ đó em hiểu nhan đề văn bản “Tức nước thì vỡ bờ” ntn? - GV nhấn mạnh: Nhan đề văn bản “Tức nước thì vỡ vờ” : Có áp bức thì có đấu tranh, sự áp bức càng tàn nhẫn, thắt ngắt, thì cuộc vùng lên càng mạnh mẽ. Kĩ thuật trình bày 1 phút ? Em có nhận xét gì về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích này? ? Từ việc tìm hiểu 2 nhân vật cai lệ và chị Dậu tác giả đã dựng lên một thực trạng XHPK ra sao? - XHPK tàn ác, đầy bất nhân đẩy người nông dân vào tình cảnh cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống cự. ? Nhận xét về việc tạo dựng tình huống truyện, kể chuyện, miêu tả... trong đoạn trích? ? Văn bản phản ánh điều gì? Gv: Bình: hành động của chị chỉ là bột phát vẫn bế tắc nhưng khi có cách mạng dẫn đường chị sẽ là người đi đầu trong đấu tranh. Nguyễn Tuân đã viết ''Tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở 1 cuộc cướp chính quyền...'' -> Tạo tình huống truyện có tính kịch, buộc nhân vật bộc lộ tính cách. Miêu tả tâm lí chân thực, hợp logic. => Chị Dậu là một người nông dân hiền lành lương thiện, thương yêu chồng con sâu sắc có sức phản kháng mạnh mẽ, sẵn sàng vùng lên đấu tranh bảo vệ lẽ phải. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật: - Tạo tình huống truyện có tính kịch tức nước vỡ bờ. - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả ngoại hình, tâm lí nhân vật chân thực, sinh động. 2. Nội dung: - Đoạn trích vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. - Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nông dân giàu tình yêu thương và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. - Sự thấu hiểu, cảm thông của nhà văn trước tình cảnh cơ cực bế tắc của người nông dân. 3. Ý nghĩa: ? Nêu ý nghĩa của văn bản? Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành nhân hậu. * HĐ 3: LUYỆN TẬP ? Em hiểu thế nào về nhan đề của đoạn trích và nhận xét của Nguyễn Tuân: Với tác phẩm ''Tắt đền'' , Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn. - Tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật xã hội có áp bức có đấu tranh, con giun xéo lắm cũng quằn, con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh. Nhận xét của Nguyễn Tuân rất xác đáng. - Lên án xã hội cũ, cảm thông với người nông dân, cổ vũ tinh thần phản kháng của họ, tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ. * HĐ4: VẬN DỤNG - Em có đồng tình với cách can ngăn của anh Dậu không ? Vì sao ? - Nếu em gặp tình huống như chị Dậu em có hành động như vậy ko. Vì sao. * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO ? Tìm đọc những tác phẩm viết về số phận của người nông dân trong xã hội phong kiến. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Soạn bài mới: Lão Hạc + Tìm hiểu về tác giả, văn bản + Đọc, tóm tắt văn bản. + Trả lời câu hỏi sgk. Ngày dạy: 26/9/2020 (8A1) Tiết 12 Văn bản: LÃO HẠC - Nam Cao- I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhân vật sự kiện cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực. - Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn. - Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng. tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật. 2. Phẩm chất - Nhân ái: Hiểu và thương cảm cho những người nông dân trước cách mạng. Căm ghét chế độ bất công người bóc lột người. - Trách nhiệm: Giúp HS trân trọng vẻ đẹp thanh cao và tâm hồn trong sáng của người nông dân. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề xuất ý kiến trao đổi cùng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ thực tế của bản thân. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học: + Năng lực đọc: Đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc lướt, đọc - hiểu + Nhận biết được thể loại, các thành tố tạo nên tác phẩm văn học và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung. + Trình bày (viết và nói) được kết quả cảm nhận và lí giải giá trị của tác phẩm văn học, tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc; phát hiện và phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. + Có cảm xúc trước tình cảnh của Lão Hạc. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Xem sgk+ sgv + Truyện Lão Hạc. - Tranh chân dung Nam Cao. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản. Sưu tầm tài liệu liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản "Tức nước vỡ bờ"? 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV: Cho học sinh xem ảnh Nam Cao và tập truyện ngắn của ông. Viết về những người nông dân trong xã hội cũ không chỉ có nhà văn Ngô Tất Tố với tác phẩm “Tắt đèn” mà Nam Cao cũng là một trong những cây bút khá thành công. Đặc biệt hình ảnh của một Lão nông dân hiền lành đáng thương, đáng trân trọng đã hiện lên vô cùng xúc động qua văn bản “Lão Hạc”. Một trong những tác phẩm thành công của Nam Cao. * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm PP: Hợp tác, trò chơi, nêu và giải quyết vấn đề. KT: Đặt câu hỏi, động não. Gv tổ chức HS chơi trò chơi : Nhanh như chớp Gv tổ chức HS chơi trò chơi : Nhanh như chớp • GV chia lớp làm 4 đội • Đội nào có nhiều câu TL đúng sẽ chiến thắng. • Yêu cầu : HSTL nhanh, giơ tay nhanh nhất để giành quyền TL 1. Tác giả Nam Cao sinh năm bao nhiêu? 2. Tên khai sinh của Nam Cao là gì? 3. Nam Cao quê ở đâu? 4. Nam Cao viết về đề tài chính nào? 5. Những sáng tác của Nam Cao mang tính hiện thực hay lãng mạn? 6. Kể tên 5 tác phẩm của Nam Cao mà em biết? 7. Tác phẩm “Lão Hạc” được sáng tác năm nào? - Kết thúc trò chơi, GV tổng kết, nhận xét và khen thưởng cho đội chiến thắng. Gv: Hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt văn bản. Gv: Y/c học sinh tóm tắt. - Lão Hạc vợ mất sớm, lão có một người con trai, một mảnh vườn - Con trai lão Hạc đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng” làm bạn. I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả, văn bản a. Tác giả. - Nam Cao (1915- 1951). - Tên thật là Trần Hữu Tri - Quê: Tỉnh Hà Nam - Là nhà văn hiện thực xuất sắc. - Nhà văn có nhiều thành công trong sự nghiệp sáng tác văn chương. Ông có nhiều tác phẩm hay và đc giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (1996). b. Văn bản: Sáng tác năm 1943 là TP tiêu biểu nhất viết về nông thôn của tác giả. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích a. Đọc, tóm tắt. - Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận - Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó, lão viết giấy nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn và mang tiền dành dụm được gửi ông giáo, nhờ hàng xóm lo ma chay sau khi lão chết . - Lão xin Binh Tư bả chó. - Lão bỗng nhiên chết-cái chết thật dữ dội. Gv: nhận xét bổ sung Gv: Hướng dẫn hs giải nghĩa một số từ ngữ trong sgk ? Văn bản viết theo thể loại nào? ? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? ? Truyện được kể ở ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể? Hs: Ngôi kể thứ ba Lão và ngôi kể thứ nhất Tôi. ? Truyện có nhữn

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_9_den_12_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf
Giáo án liên quan