Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI-XVIII) - Nguyễn Thị Tuyến

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:

-Nguyên nhân các cuộc chiến tranh.

-Hậu quả của các cuộc chiến tranh đối với dân tộc và sự phát triển của đất nước.

2. Tư tưởng : Bồi dưỡng cho học sinh ý thức bảo vệ sự thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.

3.Kỹ năng :- Tập xác định các vị trí, địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ.

-Đánh giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến.

II. Tài liệu,thiết bị dạy học:

-Bản đồ chiến tranh Nam – Bắc Triều

-Bản đồ chiến tranh Trịnh - Nguyễn

III. Hoạt động dạy và học:

1.Kiểm tra bài cũ :

-Nhận xét về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?

-Nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI?

2.Giới thiệu bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI-XVIII) - Nguyễn Thị Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Tiết 47 Bài 22:SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN ( Thế kỉ XVI – XVIII) Ngày soạn: 26/2/2006 Ngày dạy: 28/2/2006 I. Mục tiêu bài học: Kiến thức : Giúp học sinh hiểu: -Nguyên nhân các cuộc chiến tranh. -Hậu quả của các cuộc chiến tranh đối với dân tộc và sự phát triển của đất nước. 2. Tư tưởng : Bồi dưỡng cho học sinh ý thức bảo vệ sự thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ. 3.Kỹ năng :- Tập xác định các vị trí, địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ. -Đánh giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến. II. Tài liệu,thiết bị dạy học: -Bản đồ chiến tranh Nam – Bắc Triều -Bản đồ chiến tranh Trịnh - Nguyễn III. Hoạt động dạy và học: 1.Kiểm tra bài cũ : -Nhận xét về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI? -Nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI? 2.Giới thiệu bài mới: Triều đình nhà Lê ngày càng lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng .Các thế lực phong kiến trong triều đình đấu tranh với nhau ngày càng gay gắt, gây ra những cuộc chiến tranh để giành quyền lực kéo dài, gây ra biết bao thảm hoạ cho nhân dân và đất nước Vậy để biết các tập đoàn, phe phái phong kiến hình thành như thế nào? Nét chính về các cuộc chiến tranh và hậu quả của nó ra sao? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 3.Dạy – học bài mới: II.CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH - NGUYỄN 1.Chiến tranh Nam – Bắc Triều: Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức cần đạt * HS đọc đoạn 1, 2, 3/107/ SGK. -?H: Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc Triều? GV:Nguyễn Kim dấy quân, lấy danh nghĩa “ Phù Lê diệt Mạc” * GV dùng bản đồ chỉ rõ cho học sinh vị trí lãnh thổ của Nam Triều và Bắc triều: +Triều nhà Mạc ở phía bắc từ Ninh Bình trở ra +Triều Lê ( Nguyễn Kim) ở phía Nam, từ Thanh Hoá trở vào. Cuộc đấu tranh giữa 2 tập đoàn phong kiến này, lịch sử gọi là chiến tranh Nam – Bắc triều. -?H:Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều? (Do nhà Lê > < nhà Mạc) GV phân tích thêm: Nhưng nguyên nhân sâu sa vẫn là do sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền cụ thể là triều đình nhà Lê từ thế kỉ XVI. -GV sử dung bản đồ chiến tranh Nam , Bắc triều để tường thuật sơ lược cuộc chiến tranh. GV:Năm 1677, nhà Mạc mới bị tiêu diệt hẳn * HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK/ 107, 108. -?H:Chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây ra tai hoạ gì cho nhân dân ta? -?H:Qua đó, em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh? -?H:Vì sao nói cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều là cuộc chiến tranh phi nghĩa ? (Thực chất là sự tranh giành quyền thống trị đất nước giữa hai tập đoàn phong kiến, nhân dân chịu cực khổ nhiều) -GV đọc bài ca dao: “ Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non Nàng về nuôi cái cùng con Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng” Chuyển ý: Chiến tranh chấm dứt nhưng hậu quả để lại rất nặng nề, sau khi chấm dứt chiến tranh, Nam triều có giữ vững được quyền thống trị không à mục 2 tìm hiểu. a.Nguyên nhân: -Do sự suy yếu của triều đình nhà Lê à Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc ( Bắc Triều) -Năm 1533, Nguyễn Kim ( võ quan nhà Lê) không thần phục nhà Mạc, chạy vào Thanh Hoá, tìm con cháu nhà Lê, lập làm vua ( Nam Triều) b.Diễn biến:Hai tập đoàn này >< với nhau, đánh nhau liên miên, kéo dài 50 năm từ Thanh – Nghệ ra Bắc. Năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên cao băng. Chiến tranh mới chấm dứt. c.Hậu quả: -Làng mạc điêu tàn, xơ xác -Tổn thất lớn về người và của -Nhân dân phiêu tán khắp nơi àLà cuộc chiến tranh phi nghĩa 2.Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài: -?H:Họ Nguyễn ở Đàng Trong được hình thành như thế nào? GV mở rộng: Từ khi Nguyễn Kim chết, quyền bính rơi vào tay Trịnh Kiểm. Để phòng hậu hoạ, Trịnh Kiểm giết hại con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông, người con thứ là Nguyễn Hoàng lo sợ thân phận mình giống anh, nên nói với chị xin anh rể cho vào trấn thủ cùng Thuận – Quảng. Thương tình không nỡ sát hại nốt nên Trịnh Kiểm đồng ý. Năm 1558, Nguyễn Hoàng đem theo nhiều anh em, bà con người Tống Sơn ( Thanh Hoá – quê của ông) cùng các quan lại cũ của Nguyễn Kim vào trấn thủ đất Thuận – Quảng. Từ đó, dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng này, ra sức khai phá đất đai, xây dựng tiềm lực vững chắc để chống lại họ Trịnh. Năm 1613, trước khi chết, Nguyễn Hoàng dặn lại con là Nguyễn Phúc Nguyên cố gắng bảo vệ dòng họ mình. Lên nối nghiệp cha, Nguyễn Phúc Nguyên tổ chức lại chính quyền, tách khỏi sự lệ thuộc vào họ Trịnh, chỉ nộp phú thuế theo lệ. Năm 1620, họ Trịnh đem quân vào, Phúc Nguyên không chịu nộp thuế nữa. Năm 1627, lấy cớ đó, họ Trịnh đem quân đánh Thuận Hoá. -?H:Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào? Giảng: Nhân dân gánh chịu những hậu quả nặng nề do chiến tranh gây ra. Dân cư 2 bên bờ phải li tán. Luỹ Thầy trở thành bức tường thành ngăn đôi đất nước. -HS đọc 2 câu ca dao trong SGK /109. -GV: Đất nước bị chia cắt, làm cho sức phòng vệ của TQ bị yếu đi, sẽ là nguy hiểm nếu có hoạ ngoại xâm. Đồng thời, sự chia cắt kéo dài tới 200 năm, còn gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hoá; làm suy giảmtiềm lực đất nước. -?H:Khi đất nước bị chia cắt, Đàng Trong – Đàng Ngoài do ai cai quản? +Họ Trịnh ở Đàng Ngoài, xưng Vương, xây dựng vương phủ cạnh triều đình nhàLê ( HS quan sát hình 50) Họ Trịnh nắm quyền thống trị song vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, biến vua Lê thành bù nhìn , nhân dân gọi là “ chúaTrịnh”. +Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “ chuá Nguyễn” -H:Qua đó, en có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn? ( phi nghĩa, giành giật quyền lợi và địa vị thống trị, phân chia 2 miền đất nước) -?H:Qua đó, em có suy nghĩ gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở thế kỉ XVI – XVIII? (Không ổn định do chính quyền luôn thay đổi và chiến tranh liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực) -Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm ( con rể) lên thay, Nguyễn Hoàng ( con thứ) phải vào trấn thủ ở quận thuận Hóa, Quảng Nam. -1627, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bắt đầu, kéo dài gần nửa thế kỉ, đánh nhau 7 lần. Năm 1672, mới chấm dứt, 2 bên lấy Sông Gianh làm ranh giới. -Hậu quả: +Đất nước bị chia cắt: Đàng Trong, Đàng Ngoài. +Gây bao đau thương, tổn hại cho dân tộc 4. Củng cố bài học: -Nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài? -Em có nhận xét gì về tình hình chính trị – xã hội nước ta ở thế kỉ XVI – XVIII? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK. -Chuẩn bị bài 23: Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI – XVIII Phần I: Kinh tế. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai_giang_lich_su_lop_7_bai_22_su_suy_yeu_cua_nha_nuoc_phong.doc
Giáo án liên quan