Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Tạ Văn Tuấn

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

 Giúp học sinh hiểu rõ:

- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu.

2. Tư tưởng :

 Học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ XHPK lên TBCN.

3. Kỹ năng :

- Biết sử dụng bản đồ để mô tả các cuộc phát kiến địa lí.

-Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.

II. Thiết bị – tài liệu :

- Bản đồ về những cuộc phát kiến địa lí.

- Tranh ảnh, tư liệu , mẩu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Tạ Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 NS: 6/9/07 Tiết 2 ND: 7/9/07 Bài 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SƯ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu rõ: - Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. - Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu. 2. Tư tưởng : Học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ XHPK lên TBCN. 3. Kỹ năng : - Biết sử dụng bản đồ để mô tả các cuộc phát kiến địa lí. -Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử. II. Thiết bị – tài liệu : Bản đồ về những cuộc phát kiến địa lí. Tranh ảnh, tư liệu , mẩu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí. III. Tiến trình dạy học: 1 . Oån định tổ chức : 2.Kiểm tra bài cũ : 2.1 XHPK Châu Âu hình thành như thế nào? 2.2 Thế nào là lãnh địa phong kiến? Nền kinh tế lãnh địa có điểm gì khác so với nền kinh tế thành thị? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Sự ra đời của các thành thị trung đại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến Châu Âu, thúc đẩy sản xuất phát triển nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến ở Châu Âu -một chế độ mới ra đời ngay trong lòng xã hội phong kiến –chế độ tư bản chủ nghĩa. b.Hoạt động dạy học: -Học sinh đọc mục 1 / Tr. 6 / SGK và thảo luận nhóm: * Nhóm 1: Tại sao lại diễn ra các cuộc phát kiến địa lý? GV: Họ muốn tìm ra con đường biển để sang buôn bán với Aán Độ và các nước phương Đông. * Nhóm 2: Các cuộc phát kiến địa lý được thực hiện nhờ những điều kiện nào? ( KHKT đi biển có nhiều tiến bộ : hiểu biết về địalý, đại dương, làm được la bàn, đặc biệt là đóng được những con tàu lớn.) -HS quan sát H.3, GV mô tả tàu Ca-ra-ven: Có bánh lái, 3 buồm và nhiều bẻ chèo. Các nhà ø thám hiểm từng dùng tàu này để vượt đại dương, đến các châu lục. * Nhóm 3: Kể tên các cuộc phát kiến địa lí lớn và nêu sơ lược về các cuộc hành trình đó trên bản đồ? ( + 1487: Đi-a-xơ đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi. + 1498: Va-xcô đơ Ga-ma đi vòng qua mũi Hảo Vọng đến Ca-li-cút của Aán Độ. + 1492: C. Cô- lôm-bô tìm ra châu Mĩ. + 1519- 1522: Ph. Ma-gien-lăng đi vòng quanh Trái Đất.) * Nhóm 4: Những cuộc phát kiến địa lí này đã tác động như thế nào đến xã hội châu Âu? -H: Qua đó, cho biết ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lý ? +Là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức. +Thúc đẩy công thương nghiệp phát triển. * GV chuyển ý sang mục 2: Như vậy, các cuộc phát kiến địa lý đã giúp cho việc giao lưu kinh tế và văn hóa được đẩy mạnh giữa các châu lục, khu vực trên thế giới. Đồng thời, cũng mở ra thời kì xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ la-tinhQuá trình tích luỹ TB cũng dần dần hình thành.Vậy quá trình tích luỹ TB nguyên thuỷ là gì? CNTB hình thành ở châu Âu ra sao? Tìm hiểu mục 2. HS đọc mục 2 / Tr. 7 / SGK. -H: Nguồn gốc hình thành của CNTB ở châu Âu? - H: Quý tộc và tư sản châu Âu làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê? + Vốn : cướp bóc tài nguyên từ thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen. +Nhân công: cướp đoạt ruộng đất của nông dân, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa và họ không có việc làm và làm thuê. -H: Với nguồn vốn và nhân công có được, quý tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì? ( Lập xưởng sản xuất, công ti thương mại,đồn điền lớn). GV: Đây chính là các hình thức kinh doanh TBCN -H: Những việc làm đo ùcó tác động như thế nào đối với xã hội? -H: Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào trong XHPK châu Âu? + Tư sản: thương nhân, chủ xưởng, chủ đồn điền và quý tộc chuyển sang kinh doanh. + Vô sản : Những người lao động làm thuê trong các công trường thủ công,trang trại -H: Hai giai cấp mới này ngay từ khi mới xuất hiện đã có mối quan hệ như thế nào với nhau? ( Tư sản dùng đủ mọi cách để bóc lột kiệt quệ sức lao động của những người lao động làm thuê mà sau này đông đảo những người lao động làm thuê trở thành giai cấp vô sản). -H: Qua đó cho biết quan hệ sản xuất TBCN được hình thành như thế nào? GV kết luận 1. Những cuộc phát kiến địa lý : a. Nguyên nhân : -Giữa thế kỷ XV, do sản xuất phát triển nên các thương nhân Châu Âu cần nhiều nguyên liệu ,vàng bạc, thị trường mới. -Con đường buôn bán sang Aán Độ và các nước phương Đông bị người Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm. b. Những cuộc phát kiến địa lý lớn:( SGK) c.Kết quả: -Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển. -Phát hiện ra những con đường mới, vùng đất mới, tộc người mới. -Đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn lợi khổng lồ: nguyên liệu, vàng bạc, châu báu 2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu: Nguồn gốc: Nhờ các cuộc phát kiến địa lý mà quý tộc và thương nhân châu Âu đã tích luỹ được số vốn đầu tiên và những người lao động làm thuê ( Quá trình tích luỹ TB nguyên thuỷ) Hệ quả: + Kinh tế: Hình thức kinh doanh TBCN + Xã hội: Các giai cấp mới hình thành: tư sản và vô sản. 4.Củng cố bài học: a. Bài tập: 1 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng: A. Nguyên nhân của PKĐL là do quý tộc, nhà vua muốn tìm những vùng đất mới để du lịch, tìm kiếm điều mới lạ, phục vụ cuộc sống xa hoa. B. Va-xcô đơ Ga-ma, C. Cô-lôm-bô, Ph. Ma-gien-lăng là những người đã thực hiện những cuộc thámhiểm lớn và phát hiện ranhững vùng đất mới. C. C. Cô-lôm-bô là người đi vòng quanh Trái Đất, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. D. Các cuộc PKĐL đã thúc đẩy thương mại châu Âu phát triển, đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu nhiều của cải, vàng bạc và những vùng đất mới. 2. Giai cấp tư sản tích luỹ vốn ban đầu bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng: A.Cướp bóc tài nguyên, của cải của các nước thuộc địa. B. Tổ chức sản xuất, thu được nhiều lợi nhuận, trở nên giàu có . C. Đuổi nông dân ra khỏi ruộng , buộc họ trở thành người làmthuê. D. Buôn bán nôlệ da đen. b. kết luận: Gv nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài nguyên nhân hậu quả của các cu6ộc phát kiến địa lí cũng như hậu quả của qua 1 trình tích lũy tư bản nguyên thủy. 5. Dặn dò: -Học nội dung bài học, trả lời câu hỏi trong SGK. -Chuẩn bị bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu. + Phong trào văn hoá Phục Hưng ( Nguyên nhân; nội dung; ý nghĩa; tác phẩm, tác giả tiêu biểu). + Phong trào cải cách tôn giáo( Nguyên nhân, người khởi xướng, nội dung, kết quả).

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_2_su_suy_vong_cua_che_do_phong_kie.doc
Giáo án liên quan