Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 29 đến 35 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Những nét chính về tình hình kinh tế của nhà Trần cuối thế kỉ XIV.

- Nêu và nhận xét về cuộc sống của vương triều Trần. Sơ lược về nguyên nhân,

diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa giữa thế kỉ XV.

3. Kĩ năng:

- Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Rèn luyện kĩ năng tư duy, logic xâu chuỗi các sự kiện vấn đề lịch sử

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ

thực tế

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người lao động.

- Thấy được bản chất của vương triều Trần cuối thế kỉ XIV

- Giáo dục truyền thống yêu nước trân trọng những thành tựu mà ông cha ta đã

đạt được

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

- Tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo

b. Năng lực đặc thù:

- NL tìm hiểu và khám phá lịch sử; vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Bản đồ khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIV

- Phiếu học tập

2. Học sinh:

a. Trước giờ lên lớp:

- Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các câu hỏi theo hướng dẫn các

mục SGK

b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá

nhân và nhóm.

c. Sau giờ lên lớp

- Tiếp tục tìm hiểu tình hình kinh tế nhà Trần thế kỉ XIV

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa giữa thế kỉ XV.

pdf26 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 29 đến 35 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2019 Ngày dạy: 12/11/2019 - 7A4 ; 15/11/2019 - 7A3 Tiết 29 - Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Những nét chính về tình hình kinh tế của nhà Trần cuối thế kỉ XIV. - Nêu và nhận xét về cuộc sống của vương triều Trần. Sơ lược về nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa giữa thế kỉ XV. 3. Kĩ năng: - Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. - Rèn luyện kĩ năng tư duy, logic xâu chuỗi các sự kiện vấn đề lịch sử - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người lao động. - Thấy được bản chất của vương triều Trần cuối thế kỉ XIV - Giáo dục truyền thống yêu nước trân trọng những thành tựu mà ông cha ta đã đạt được 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo b. Năng lực đặc thù: - NL tìm hiểu và khám phá lịch sử; vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bản đồ khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIV - Phiếu học tập 2. Học sinh: a. Trước giờ lên lớp: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các câu hỏi theo hướng dẫn các mục SGK b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ lên lớp - Tiếp tục tìm hiểu tình hình kinh tế nhà Trần thế kỉ XIV - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa giữa thế kỉ XV. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT: 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, phân tích, tổng hợp... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não, công đoạn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày một số nét về tình hình văn học, giáo dục, khoa học –kĩ thuật dưới thời Trần? Tại sao văn hoá - giáo dục thời Trần lại phát triển như vậy? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Vương triều Trần được thành lập từ năm 1226, sau một thời gian dài vững mạnh, đạt nhiều thành tựu to lớn. Nhưng từ cuối thế kỷ XIV đã bước vào thời kỳ suy yếu . Vậy những biểu hiện của sự suy sụp đó là gì ? Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức cơ bản GV: Nhắc lại tình hình sản xuất nông nghiệp thời Trần sau chiến tranh. HS đọc SGK mục 1/74. - HĐN cặp đôi (5p) HS thực hiện 3 câu hỏi ? Tình hình kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIV như thế nào? ? Tại sao dẫn đến tình trạng đó? - Triều đình không quan tâm, quan lại vơ vét...9 lần vỡ đê, lụt lớn, có hơn 10 nạn đói lớn ? Em có nhận xét gì về đời sống của nhân dân? - Đời sống nhân dân: Vô cùng cực khổ do bị nhà nước + Địa chủ bóc lột, thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra. Liên hệ với ngày nay. - Đại diện HS trả lời các nhóm tương tác bổ sung HS: Đọc SGK - HĐ cá nhân – KT động não ? Trước cảnh đời sống của nhân dân như vậy. Vua quan nhà Trần đã làm gì? - HS: đọc phần chữ in nghiêng “ Vua buông tuồng.suy được ” GV: Lợi dụng tình hình đó, nhiều kẻ nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước. Chu Văn An dâng sớ đề nghị chém đầu 7 tên nịnh thần nhưng vua không nghe nên ông đã cáo quan về 1. Tình hình kinh tế - Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều; các công trình thủy lợi không được chăm lo, tu sửa nhiều năm mất mùa. + Nông dân phải bán ruộng đất, vợ con cho quý tộc và địa chủ. - Quý tộc, địa chủ ra sức cướp ruộng đất của làng xã. Triều đình bắt dân phải nộp thuế đinh. 2. Tình hình xã hội: a. Triều đình: - Vua, quan, quý tộc, địa chủ ăn chơi sa đoạ, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền. - Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước. - Bên ngoài Cham Pa xâm lược, nhà Minh yêu sách, đời sống nhân dân khổ cực. - 1369, Trần Dụ Tông mất, Dương Nhật Lễ lên thay. quê. ? Việc làm của Chu Văn An chứng tỏ điều gì ? - Ông là vị quan thanh liêm, không vụ lợi biết đặt lợi ích của nhân dân lên trên tất cả. ? Tình hình nước ta như thế nào sau khi Trần Dụ Tông chết? - HS đọc phần chữ in nhỏ và trả lời. ? Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XVI? ? Tình hình xã hội rối ren như vậy dẫn đến kết quả tất yếu gì ? GV: Trình bày GV: Treo lược đồ-> HS lên xác định nơi nổ ra các cuộc khởi nghĩa. GV: Trình bày diễn biến-> HS trình bày lại. - HĐN 4 (4 p) – KT công đoạn ? Liệt kê các cuộc khởi nghĩa của nông dân giữa thế kỉ XIV (theo mẫu trong phiếu học tập) - HS đổi phiếu bổ sung - HĐ cá nhân ? Kết quả của các cuộc khởi nghĩa? ? Vì sao các cuộc khởi nghĩa trên bị thất bại ? - cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, không có sự liên kết, chưa đề ra được chiến lược, đường lối cụ thể) ? Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì nói lên điều gì? - Nhà Trần đã thực sự suy yếu sự sụp b. Các cuộc khởi nghĩa nông dân: * Nguyên nhân: Do bị bóc lột tàn tệ, mâu thuẫn xã hội gay gắt. * Diễn biến: Thời gian Tên các cuộc khởi nghĩa Địa bàn hoạt động - Năm 1344 Ngô Bệ Hải Dương. - Năm 1379 Nguyễn Thanh, Nguyễn Kị Thanh Hóa. - Năm 1390 nhà sư Phạm Sư Ôn Quốc Oai, Sơn Tây. - Năm 1399 Nguyễn Nhữ Cái Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. * Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa bị đàn áp -> thất bại. đổ của nhà Trần là không tránh khỏi, triều đại khác sẽ lên thay thế, nhằm đưa đất nước thóat khỏi tình trạng hiện thời. GV: Kết luận toàn bài. * HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập ? Tình hình kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIV như thế nào? ? Tại sao dẫn đến tình trạng đó? * HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ? Nhận xét tình hình xã hội nhà trần cuối thế kỉ XIV ? Trình bày trên lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu. * HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì nói lên điều gì? * V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài theo vở ghi, kết hợp SGK. - Trả lời câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị phần II: Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly + Nhà Hồ được thành lập trong hoang cảnh nào? + Những biện pháp cải cách của Hồ Qúy Ly (Về chính trị,Về kinh tế – tài chính, Xã hội) + Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Qúy Ly ( Quân sự, Văn hóa – giáo dục) Ngày soạn: 10/11/2019 Ngày dạy: 13/11/2019 - 7A4; 16/11/2019 - 7A3 Tiết 30 - Bài 16 SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hoàn cảnh thành lập của nhà Hồ - Những cải cách của Hồ Qúy Ly. - Ý nghĩa, tác dụng và hạn chế trong những cải cách của Hồ Quý Ly. Đánh giá về nhân vật Hồ Qúy 2. Kĩ năng: - Phân tích đánh giá nhân vật lịch sử (Hồ Quý Ly) - Kĩ năng tiếp nhận và xử lí thông tin, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động thấy được vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử. - Giáo dục truyền thống yêu nước. Có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị của dân tộc trong đời sống. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo b. Năng lực đặc thù: - NL tìm hiểu và khám phá lịch sử; vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Ảnh di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hoá(SGK) phóng to - Phiếu học tập 2. Học sinh: a. Trước giờ lên lớp: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các câu hỏi sau mỗi phần b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ lên lớp - Tiếp tục tìm hiểu tình hình kinh tế nhà Trần thế kỉ XIV - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa giữa thế kỉ XV. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT: 1. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, phân tích, tổng hợp... 2. Kỹ thuật: - Trình bày, động não, công đoạn... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tình hình kinh tế xã hội nước ta sau thế kỷ XIV? Nguyên nhân, diễn biến chính và kết quả các cuộc khởi nghĩa? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Ở bài trước chúng ta đã biết được, vào cuối thế kỷ XIV, nhà trần bị suy yếu, đất nước gặp nhiều khó khăn.. Vậy, nhà Hồ được thành lập trong hòan cảnh nào? Hồ Qúy Ly đã tiến hành cải cách ra sao? để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng đi vào tìm hiểu tiết 30. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản - HĐ cá nhân – HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi sau: ? Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào? Em hiểu biết gì về nhân vật Hồ Quý Ly? Đại ngu có ý nghĩa gì? - GV Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn. ? Theo em, Hồ Qúy Ly lên ngôi trong hòan cảnh đất nước ta như thế nào? - Khủng hỏang trên nhiều mặt của kinh tế, xã hội GV: -> Phải tiến hành cảicách -> chuyển ý qua mục 2 - HS theo dõi mục 2 SGK/tr77,78 - HĐ cá nhân – KT động não ? Em hãy cho biết, Hồ quý Ly đã tiến hành cải cách trên mấy lĩnh vực, đó là những lĩnh vực nào? - Chia lớp thành 5 nhóm - Thảo luận (5') và hoàn thành phiếu học tập sau: ? Những cải cách của Hồ Quý Ly: N1: ? Cải cách về Chính trị? ? Tại sao Hồ Quý Ly lại loại bỏ những quan lại nhà Trần? (Vì sợ họ lật đổ ngôi vị của Hồ Quý Ly) N2: ? Cải cách về kinh tế, tài chính? 1. Nhà Hồ thành lập (1400) - Năm 1400, nhà Trần suy sụp, Hồ Quý Ly phế truất ngôi vua Trần lên ngôi lập ra nhà Hồ. - Đổi quốc hiệu là Đại Ngu 2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly. a) Chính trị - Cải tổ hàng ngũ võ quan thay thế các quý tộc họ Trần bằng những người không thuộc họ Trần. - Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, qui định cách làm việc của bộ máy chính quyền. - Cử các quan triều đình về nắm sát tình hình ở các lộ. b) Kinh tế-tài chính - Phát hành tiền giấy, ban hành chính ? Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền để làm gì? (là hạn chế số lượng ruộng đất của chủ đất theo quy định của nhà nước phong kiến.) SGK / 80 N3: ? Cải cách về xã hội? ? Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn nô để làm gì? (hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại) N4: ? Cải cách về văn hóa, giáo dục? N5: ? Cải cách về quân sự? - Đại diện các nhóm trình bày HS phân tích, nhận xét, đánh giá, bổ sung kết quả của nhóm trình bày. - GV Bổ sung, phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chuẩn hóa các kiến thức/ bảng phụ = sơ đồ tu duy. - Tích hợp với giáo dục an ninh quốc phòng (Quân đội được củng cố, đề cao cảnh giác, làm tăng thêm số lượng vũ khí cho quân đội) - HS đọc SGK/Tr 80 - HĐN đôi (3') Trả lời câu hỏira giấy nháp ? Em hãy nêu ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Qúy Ly? ? Các chính sách cả cách của Hồ Qúy Ly có những hạn chế gì? sách hạn điền, quy định lại thuế đinh và thuế ruộng. c) Xã hội - Ban hành chính sách “hạn nô”. - Năm đói kém bắt nhà giàu bán thóc cho nhà nghèo. d) Văn hoá giáo dục - Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục - Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Sửa đổi qui chế thi cử học tập. e) Quân sự - Tăng cường củng cố quân đội, quốc phòng, chế tạo nhiều vũ khí mới. 3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly a) Ý nghĩa, tác dụng - Hạn chế ruộng đất tập trung vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ. - Làm suy yếu thế lực của quý tộc, tôn thất nhà Trần. - Tăng nguồn thu nhập cho đất nước, tăng quyền lực của nhà nước quân chủ TW tập quyền. b) Hạn chế - Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế. - Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân. ? Em có đánh giá gì về nhân vật Hồ Quý Ly? -> Một người có tài và có lòng yêu nước. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ? Theo em, Hồ Qúy Ly lên ngôi trong hòan cảnh đất nước ta như thế nào? - Khủng hỏang trên nhiều mặt của kinh tế, xã hội HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ? Em có nhận xét gì về nhân vật Hồ Quý Ly qua cải cách trên? -> Một người có tài và có lòng yêu nước HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Tìm hiểu về Di tích thành nhà Hồ? ? Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền. hạn nô nhằm mục đích gì? + Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để hạn chế bớt số ruộng của vương hầu, quý tộc Trần; hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, đặc biệt là điền trang của các quý tộc nhà Trần, là những tầng lớp có nhiều ruộng đất và nô tì nhất. + Chính sách hạn điền, hạn nô đã ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của tầng lớp nhân dân, xóa bỏ độc quyền quý tộc nhà Trần, nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ương. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Về nhà học bài theo vở ghi, kết hợp SGK. - Nắm vững cải cách của Hồ Quý Ly và đưa ra nhận xét, đánh giá. - Hoàn thành bài tập và nộp vào tiết sau - Chuẩn bị: Ôn tập chương II, III. + Các cuộc kháng chiến chống xâm lược + Một số trận đánh. Những anh hùng dân tộc tiêu biểu gắn với các cuộc khởi nghĩa đó. + Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của những cuộc kháng chiến thời Lý-Trần + Những thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục thời Lý-Trần. Ngày soạn: 16/11/2019 Ngày dạy: 18/11/2019 - 7A3; 21/11/2019 - 7A4 Tiết 31 - Bài 17: ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ III I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần - Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt ở thời Lý, Trần 2. Kĩ năng - Sử dụng lược đồ. - Lập bảng thống kê, phân tích, đánh giá, nhận xét... 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo b. Năng lực đặc thù - NL tìm hiểu và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Nghiên cứu nội dung bài học, phương án. Hình thức tổ chức dạy học. - Phiếu học tập, hệ thống câu hỏi... 2. Học sinh a. Trước giờ lên lớp - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các câu hỏi sau mỗi phần b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ lên lớp - Tiếp tục tìm hiểu về các cuộc kháng chiển chống quân xâm lược Tống của nhà Lý và chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần? Nhận xét đánh giá chiến lược, chiến thuật đánh giặc, các anh hùng dân tộc tiêu biểu gắn với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần? III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, tổng hợp... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não, công đoạn... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly? - Tác dụng của những cải cách đó? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV nêu mục tiêu tiết học dẫn dắt hs vào bài: Thời Lý-Trần nhân dân ta đã phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào? Những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, giáo dục... Chúng ta sẽ hệ thống hóa trong tiết học ngày hôm nay... * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung (gợi ý) - HĐ cặp đôi 3p – HS ghi nhanh ra giấy nháp ? Nhà Lý thành lập trong hoàn cảnh nào? Tại sao Lý Công Uẩn lại chọn Đại La làm kinh đô ? - HĐ cá nhân – tự ghi vào vở- Trình bày trước lớp ? Những thành tựu chính về giáo dục văn hóa thời trần? - HĐN 4 (3p) – KT công đoạn ? Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng như thế nào? Câu 1: * Hoàn cảnh: Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi và năm l009 thì qua đời. + Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập. + Năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô ra Đại La, đổi tên là thành Thăng Long. * Lí Công Uẩn lại chọn Đại La làm kinh đô vì: Đây là vùng đất rộng, bằng phẳng, thế đất cao, dân cư đông đúc, phồn thịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế và là nơi trung tâm của đất nước, giao thông thuận tiện, thuận lợi cho phát triển thương nghiệp... Câu 2: Những thành tựu chính về giáo dục văn hóa thời trần: - Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. - Năm 1076, mở Quốc Tử Giám. => Đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt. - Nhà nước quan tâm giáo dục, khoa cử. - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. - Đạo Phật phát triển, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông... - Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phát triển: Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian ... - Kiến trúc, điêu khắc có phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A- di-đà, hình rồng thời Lý... Câu 3. Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng như thế nào? - Quân đội gồm: cấm quân và quân ở các lộ; làng xã có hương binh; ngoài ra còn có quân của các vương hầu. - Chính sách “ Ngụ binh ư nông” và chủ trương “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông” - Quân đội được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ - Nhà Trần cử những tướng giỏi cầm quân đóng ở những nơi hiểm yếu, vua trực tiếp đi tuần. Câu 4: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch - HĐN 4 theo dãy bàn (5p) – HS thực hiện trên phiếu học tập - Dãy 1,3: Nguyên nhân - D 2,4: Ý nghĩa - HĐN 4 (5p) ? Thời Lý Trần nhân dân ta đã phải chống quân xâm lược nào? Cho HS thảo luận lập bảng thống kê theo mẫu phiếu sử ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII). * Nguyên nhân thắng lợi: Nhà Trần tạo được khối đoàn kết toàn dân tộc: Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, trong đó hạt nhân là các quý tộc, vương hầu. - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, quan tâm chăm lo sức dân tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân. - Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội. - Chiến lược, chiến thuật đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, tiêu biểu là Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư... * Ý nghĩa lịch sử : Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc. - Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân... - Để lại bài học quý giá (đoàn kết dân tộc, quan tâm chăm lo cho nhân dân...) Câu 5. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thời Lý, Trần: Cuôc k/c Thời gian Trận đánh tiêu biểu Nhân vật lịch sử Chống Tống 1075- 1077 Tấn công Châu Liêm, Châu Ung - Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt Lý Thường Kiệt Chống Mông Cổ 1258- 29/1/ 1258 Cuộc phản công ở Đông Bộ Đầu Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ Chống quân Nguyên 1285- 6/1285 Trận đánh ở Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương - Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn. 1287- 1288 - Trận Vân Đồn tiêu diệt thuyền lương - Trận Bạch Đằng Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập * Bài tập: Kể một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong các cuộc kháng chiến thời Lý-Trần? - Kháng chiến chống Tống: sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội triều đình với đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi - Kháng chiến chống Mông – Nguyên: dân nhân theo lệnh triều đình thực hiện “ vườn không nhà trống”, tự xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình để tiêu diệt giặc... * HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Lập bảng thống kê những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lý-Trần (GV hướng dẫn hs về nhà làm) * HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Dựa vào đâu có thể nhận định: thời Lý - Trần dân tộc ta xây dựng được nền văn minh rực rỡ, gọi là văn minh Đại Việt? - Theo em, trách nhiệm của chúng ta đối với những thành quả mà ông cha ta đã làm là gì? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Hoàn thành bảng thống kê về văn hóa, giáo dục, khoa học nghệ thuật. - Chuẩn bị bài 18: “ Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV” + Nhà Minh xấm lược nước ta như thế nào? + Các chính sách cai trị của nhà Minh. + Diễn biến, nguyên nhân thất bại các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần. Ngày soạn: 18/11/2019 Ngày dạy: 22/11/2019 - 7A4; 23/11/2019 - 7A3 CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( THẾ KỈ XV- ĐẦU THẾ KỈ XVI) Tiết 32 - Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỶ XV I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nắm được âm mưu, những hành động bành trướng và những thủ đoạn cai trị của nhà Minh. - Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa quý tộc Trần, tiêu biểu là Trần Ngỗi và Trần Quý Kháng. - Lòng yêu nước, ý chí lòng quyết tâm đấu tranh chống giặc ngoại xâm. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng tư duy logic xâu chuỗi các sự kiện ,các vấn đề lịch sử. - Kĩ năng thu thập và xử lí thong tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế. - Đánh giá công lao các nhân vật lịch sử ý nghĩa các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ - Giáo dục truyền thông yêu nước, căm thù giặc của nhân dân. - Thấy được vai trò lớn của quần chúng nhân dân trong các cuộc khởi nghĩa. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo b. Năng lực đặc thù - NL tìm hiểu và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Nghiên cứu nội dung bài học, phương án. - Lược đồ cuộc khởi nghĩa thế kỉ XV - Dự kiến các hình thức tổ chức các kỹ thuật dạy học - Phiếu học tập, Văn bản Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi 2. Học sinh a. Trước giờ lên lớp: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các câu hỏi sau mỗi phần b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c. Sau giờ lên lớp - Tiếp tục tìm hiểu, khám phá về chính sách cai trị thâm độc của Nhà Minh, các phong trào khởi nghĩa của nước ta... III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, phân tích, tổng hợp... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não, công đoạn... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu các cuộc kháng chiến lớn thời Lý-Trần và các anh hùng dân tộc tiêu biểu gắn với các cuộc kháng chiến đó? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Cuối năm 1406 lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh huy động hàng trục vạn quân tràn vào xâm lược Đại việt. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ đã diễn ra như thế nào? Phong trào khởi nghĩa chống quân Minh... * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản GV: giới thiệu về sự thành lập của nhà Minh. - HS đọc SGK-HĐN đôi (3’) ? Vì sao nhà Minh xâm lược nước ta? - HS tương tác, trả lời, nhận xét - GV chốt GV: Treo lược đồ, tường thuật diễn biến trên lược đồ. ? Tại sao cuộc kháng chiến nhà Hồ lại thất bại nhanh chóng? - Vì cuộc kháng chiến của nhà Hồ không thu hút được toàn dân tham gia, không phát huy được sức mạnh toàn dân. GV: Kết luận HS: Đọc SGK - HĐN 4 (4p) – HS trả lời câu gỏi vào phiếu học tập. ? Nêu những chính sách cai trị của nhà 1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ: * Âm mưu: - Quân Minh mượn cớ khôi phục lại nhà Trần để xâm chiếm đô hộ nước ta. * Diễn biến: - 11/1406: 20 vạn quân Minh cùng hàng chục vạn dân phu do Trương Phụ cầm đầu sang xâm lược nước ta. - Quân xâm lược Minh tràn qua biên giới ở Lạng Sơn nhà Hồ chống cự không được rút về bờ nam sông Nhị. - 1/1407, quân Minh chiếm Đa Bang -> Đông Đô -> Tây Đô( Thanh Hoá) - Tháng 4/1407 quân Minh chiếm Tây Đô, nhà Hồ lui về Hà Tĩnh. . - 6/1407: Cha con Hồ Quý Ly bị bắt. * Kết quả: Cuộc kháng chiến bị thất bại 2. Chính sách cai trị của nhà Minh: - Kinh tế: đặt ra hàng trăm thứ thuế bắt phụ nữ và trẻ em đưa về TQ làm nô tì - Chính trị: Minh đối với nhân dân ta? Nhận xét về chính sách đó? GV: Nhà Minh muốn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc như thời Bắc thuộc. ? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta? GV: Những chính sách trên như Bình Ngô Đại Cáo đã khẳng định: “Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi” GV: Trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho XH nước ta thêm khủng hoảng sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng. ? Tất cả các chính sách đó của nhà Minh nhằm mụ

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_29_den_35_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan