Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 24 đến 26 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức :

-HS biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.

-Hs hiểu và biết cách vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ

của thanh nam châm.

2. Kĩ năng :

-Hs nhận biết được cực của nam châm

Hs vẽ được đường sức từ đúng cho nam châm thẳng, nam châm chữ U.

3. Thái độ :

- HS có tính trung thực, cẩn thận, khéo léo trong thao tác TN.

- HS có thói quen nghiêm túc tích cực trong học tập

4.Năng lực – phẩm chất:

-Năng lực: HS được rèn năng lực tư duy sáng tạo,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực

quan sát, thực hành,tổng hợp.

- Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin , tự chủ , tự giác, trung thực.

II. CHUẨN BỊ:

GV: - Một bộ TN như HS.

HS : Mỗi nhóm HS :

-1 thanh nam châm thẳng.-1 hộp đựng nhựa trong, cứng, đựng mạt sắt.

-1 bút dạ.-Một số kim nam châm nhỏ được đặt trên giá thẳng đứng.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp: Thực nghiệm + vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm.

2.Kĩ thuật dạy học:Kĩ thuật đặt câu hỏi,kĩ thuật làm TN, thảo luận nhóm

pdf10 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 24 đến 26 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 4/11/2019 Tiết 24 : TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ I. MỤC TIÊU. 1.Kiến thức : -HS biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm. -Hs hiểu và biết cách vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm. 2. Kĩ năng : -Hs nhận biết được cực của nam châm Hs vẽ được đường sức từ đúng cho nam châm thẳng, nam châm chữ U. 3. Thái độ : - HS có tính trung thực, cẩn thận, khéo léo trong thao tác TN. - HS có thói quen nghiêm túc tích cực trong học tập 4.Năng lực – phẩm chất: -Năng lực: HS được rèn năng lực tư duy sáng tạo,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, thực hành,tổng hợp... - Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin , tự chủ , tự giác, trung thực... II. CHUẨN BỊ: GV: - Một bộ TN như HS. HS : Mỗi nhóm HS : -1 thanh nam châm thẳng.-1 hộp đựng nhựa trong, cứng, đựng mạt sắt. -1 bút dạ.-Một số kim nam châm nhỏ được đặt trên giá thẳng đứng. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: Thực nghiệm + vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm. 2.Kĩ thuật dạy học:Kĩ thuật đặt câu hỏi,kĩ thuật làm TN, thảo luận nhóm IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Hoạt động khởi động 1.1. Ổn định lớp: 1.2. Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : +HS1 : Nêu đặc điểm của nam châm ? Chữa bài tập 22.1 ; 22.2. +HS2 : Chữa bài tập 22.3 và 22.4. Nhắc lại cách nhận biết từ trường. -2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. HS khác chú ý lắng nghe, nêu nhận xét. 1.3. Bài mới: *ĐVĐ : Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy từ trường. Vậy làm thế nào để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó một cách dễ dàng, thuận lợi ? =>Bài mới. 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV và Hs Nội dung cần đạt *H.Đ.1 : THÍ NGHIỆM TẠO TỪ PHỔ CỦA THANH NAM CHÂM Phương pháp:vấn đáp, thực nghiệm, hoạt động nhóm – kĩ thuật đặt câu hỏi, làm thí nghiệm,thảo luận nhóm. -Yêu cầu HS tự nghiên cứu phần TN. Gọi 1, 2 HS nêu : Dụng cụ TN, cách tiến hành TN. -GV giao dụng cụ TN theo nhóm, yêu cầu HS làm TN theo nhóm. Không được đặt nghiêng tấm nhựa so với bề I. TỪ PHỔ. 1. Thí nghiệm : mặt của thanh nam châm. -Yêu cầu HS so sánh sự sắp xếp của mạt sắt với lúc ban đầu chưa đặt tên nam châm và nhận xét độ mau, thưa của các mạt sắt ở các vị trí khác nhau. -Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi C1. Gv lưu ý để HS nhận xét đúng. -GV thông báo kết luận SGK. *Chuyển ý : Dựa vào hình ảnh từ phổ, ta có thể vẽ đường sức từ để nghiên cứu từ trường. Vậy đường sức từ được vẽ như thế nào ? C1 : Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa. 2. Kết luận. Trong từ trường cuả thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu. Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường. *H.Đ.2: VẼ VÀ XÁC ĐỊNH CHIỀU ĐƯỜNG SỨC TỪ. Phương pháp:vấn đáp,hoạt động nhóm – kĩ thuật đặt câu hỏi ,thảo luận nhóm. -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm nghiên cứu phần a, hướng dẫn trong SGK. -GV thu bài vẽ của các nhóm, hướng dẫn thảo luận chung cả lớp để có đường biểu diễn đúng : -GV lưu ý : +Các đường sức từ không cắt nhau. +Các đường sức từ không xuất phát từ một điểm. +Độ mau, thưa của đường sức từ. -GV thông báo : Các đường liền nét mà các em vừa vẽ được gọi là đường sức từ. -Tiếp tục hướng dẫn HS làm TN như hướng dẫn ở phần b, và trả lời câu hỏi C2. -GV thông báo chiều quy ước của đường sức từ, yêu cầu HS dùng mũi tên đánh dấu chiều của các đường sức từ vừa vẽ được. -Dựa vào hình vẽ trả lời câu C3. II. Đường sức từ. 1.Vẽ và xác định chiều đường sức từ. C2 : Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định. C3 : Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ đều có chiều đi ra từ cực N S N S -Gọi HS nêu đặc điểm đường sức từ của thanh nam châm, nêu chiều quy ước của đường sức từ. -GV thông báo cho HS biết quy ước về độ dày, thưa của các đường sức từ biểu thị cho độ mạnh, yếu của từ trường tại mỗi điểm. Bắc, đi vào cực Nam. 2.Kết luận. a. Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức từ. Cực Bắc của kim này nối với cực Nam của kim kia. b. Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài nam châm, các đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào cực nam của nam châm. c. Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa. 3. Hoạt động luyện tập - Giáo viên yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài học, kiến thức cần nắm được. - Giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản. 4.Hoạt động vận dụng C4 : Yêu cầu HS làm TN quan sát từ phổ của nam châm chữ U ở giữa hai cực và bên ngoài nam châm. -HS làm TN quan sát từ phổ của nam châm chữ U tương tự như TN với nam châm thẳng. Từ hình ảnh từ phổ, cá nhân HS trả lời C4. -GV kiểm tra vở của một số HS nhận xét những sai sót để HS sửa chữa nếu sai. -Yêu cầu cá nhân hoàn thành câu C5, C6. -Cá nhân HS hoàn thành C5, C6 vào vở. Với câu C6, cho HS các nhóm kiểm tra lại hình ảnh từ phổ bằng thực nghiệm. Hình 23.5 -Yêu cầu HS đọc mục “ Có thể em chưa biết “ -HS đọc mục “ Có thể em chưa biết” Tránh sai sót khi làm TN quan sát từ phổ. C4: +ở khoảng giữa hai cực của nam châm chữ U, các đường sức từ gần như song song với nhau. +Bên ngoài là những đường cong nối hai cực nam châm. C5: Đường sức từ có chiều đi ra ở cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm, vì vậy đầu B của thanh nam châm là cực Nam. C6: HS vẽ được đường sức từ thể hiện có chiều đi từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực nam của nam châm bên phải. 5. Hoạt động tìm tòi ,mở rộng - Học bài và làm bài tập 23 (SBT) - Xem trước bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua" A B Ngày dạy: 5/11/2019 Tiết 25 – Bài 4: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA. I. MỤC TIÊU. 1.Kiến thức : -HS biết so sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh nam châm thẳng. -Hs hiểu và vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. 2. Kĩ năng : -Hs vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây -Hs vẽ được đường sức từ đúng cho nam châm thẳng, nam châm chữ U. 3. Thái độ : - HS có tính trung thực, cẩn thận, khéo léo trong thao tác TN. - HS có thói quen nghiêm túc, tích cực trong học tập 4.Năng lực – phẩm chất: -Năng lực: HS được rèn năng lực tư duy sáng tạo,làm TN, năng lực quan sát, thực hành,tổng hợp... - Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin , tự chủ , tự giác, trung thực... II. CHUẨN BỊ: GV: - Một bộ TN như HS. HS : * Đối với mỗi nhóm HS: -1 tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn. -Nguồn điện 3V đến 6 V.-1 công tắc.-3 đoạn dây nối.- 1 bút dạ. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: Thực nghiệm + vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm. 2.Kĩ thuật dạy học:Kĩ thuật đặt câu hỏi,kĩ thuật làm TN, thảo luận nhóm IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Hoạt động khởi động 1.1. Ổn định lớp: 1.2. Kiểm tra bài cũ: -HS1: + Nêu cách tạo ra từ phổ và đặc điểm từ phổ của nam châm thẳng. +Nêu quy ước về chiều đường sức từ. Vẽ và xác định chiều đường sức từ biểu diễn từ trường của nam châm thẳng. -HS2: +Chữa bài tập 23.1; 23.2. -Hướng dẫn HS thảo luận chung. Yêu cầu HS chữa bài vào vở nếu sai. - 2 HS lên bảng chữa bài, HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn. . B + Bài 23.1: Dùng mũi tên đánh dấu chiều của các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C. Từ đó vẽ kim nam châm qua các điểm đó. + Bài 23.2: Căn cứ vào sự định hướng của kim nam châm ta vẽ chiều của đường sức từ tại điểm C. Từ đó xác định cực Bắc, cực Nam của thanh nam châm và chiều của đường A C S N sức từ còn lại ( chiều đường sức từ có chiều đi ra từ cực bắc, đi vào cực Nam của nam châm). 1.3. Bài mới: *ĐVĐ : Chúng ta biết từ phổ và các đường sức từ biểu diễn từ trường của thanh nam châm thẳng. Xung quanh dòng điện cũng có từ trường. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì được biểu diễn như thế nào? 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới. Phương pháp:vấn đáp,hoạt động nhóm, Thực nghiệm – kĩ thuật đặt câu hỏi ,thảo luận nhóm *H.Đ. 1: TẠO RA VÀ QUAN SÁT TỪ PHỔ CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA. -GV: Gọi HS nêu cách tạo ra để quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với những dụng cụ đã phát cho các nhóm. -Yêu cầu làm TN tạo từ phổ của ống dây có dòng điện theo nhóm, quan sát từ phổ bên trong và bên ngoài ống dây để trả lời câu hỏi C1. -Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi C1. Thảo luận chung cả lớp. Yêu cầu HS chữa vào vở nếu sai hoặc thiếu. -Yêu cầu các nhóm vẽ một vài đường sức từ của ống dây ra bảng phụ-treo bảng phụ, GV gọi HS các nhóm khác nhận xét. GV lưu ý HS một số sai sót thường gặp để HS tránh lặp lại. -Gọi HS trả lời C2. -Tương tự C1, GV yêu cầu HS thực hiện câu C3 theo nhóm và hướng dẫn thảo luận. Lưu ý kim nam châm được đặt trên trục thẳng đứng mũi nhọn, phải kiểm tra xem kim nam châm có quay được tự do không. -GV thông báo: Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng có hai từ cực. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Nam. -Từ kết quả TN ở câu C1, C2, C3 chúng ta rút ra được kết luận gì vè từ I. TỪ PHỔ, ĐƯỜNG SỨC TỪ CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA 1.Thí nghiệm. C1: So sánh từ phổ của ống dây có dòng điện với từ phổ của nam châm thẳng: + Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm giống nhau. + Khác nhau: Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau. C2: Đường sức từ ở trong và ngoài ống dây tạo thành những đường cong khép kín. C3: Yêu cầu nêu được: Dựa vào định hướng của kim nam châm ta xác định được chiều đường sức từ. ở hai cức của ống dây đường sức từ cùng đi ra ở một đầu ống dây và cùng đi vào ở một đầu ống dây. 2.Kết luận:(SGK) S N phổ, đường sức từ và chiều đường sức từ ở hai đầu ống dây? -Tổ chức cho HS trao đổi trên lớp để rút ra kết luận. -Gọi 1, 2 HS đọc lại phần 2 kết luận trong SGK. *H.Đ. 2: TÌM HIỂU QUY TẮC NẮM TAY PHẢI Phương pháp:vấn đáp,hoạt động nhóm – kĩ thuật đặt câu hỏi ,thảo luận nhóm. -GV: Từ trường do dòng điện sinh ra, vậy chiều của đường sức từ có phụ thuộc vào chiều dòng điện hay không? Làm thế nào để kiểm tra điều đó? -Tổ chức cho HS làm TN kiểm tra dự đoán theo nhóm và hướng dẫn thảo luận kết quả TN=>rút ra kết luận. -GV: Để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua không phải lúc nào cũng cần có kim nam châm thử, cũng phải tiến hành TN mà người ta đã sử dụng quy tắc nắm tay phải để có thể xác định dễ dàng. II.QUY TẮC NẮM TAY PHẢI. 1. Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào? -HS nêu dự đoán, và cách kiểm tra sự phụ thuộc của chiều đường sức từ và chiều của dòng điện. -HS có thể nêu cách kiểm tra: Đổi chiều dòng điện trong ống dây, kiểm tra sự định hướng của nam châm thử trên đường sức từ cũ. -HS tiến hành TN theo nhóm. So sánh kết quả TN với dự đoán ban đầu. = >Rút ra kết luận: Chiều đường sức từ của dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. -Yêu cầu HS nghiên cứu quy tắc nắm tay phải ở phần 2 ( SGK-tr66). Gọi HS phát biểu quy tắc. -GV: Quy tắc nắm tay phải giúp ta xác định chiều đường sức ở trong lòng ống dây hay ngoài ống dây? Đường sức từ trong lòng ống dây và bên ngoài ống dây có gì khác nhau? Lưu ý HS tránh nhầm lẫn khi áp dụng quy tắc. -Yêu cầu HS cả lớp giơ nắm tay phải thực hiện theo hướng dẫn của quy tắc xác định lại chiều đường sức từ trong ống dây ở TN trên, so sánh với chiều đường sức từ đã được xác định bằng nam châm thử. -Lưu ý HS cách xác định nửa vòng ống dây bên ngoài và bên trong trên măth phẳng của hình vẽ thể hiện bằng nét đứt, nét liền hoặc nét đậm, nét mảnh. Bốn ngón tay hướng theo chiều dòng 2.Quy tắc nắm tay phải. Quy tắc: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho ngón tay theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. 3.Hoạt động luyện tập -Gọi HS nhắc lại quy tắc nắm tay phải. -HS ghi nhớ quy tắc nắm tay phải tại lớp để vận dụng linh hoạt quy tắc này trả lời câu C4, C5, C6. - Giáo viên yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài học, kiến thức cần nắm được. - Giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản. 4.Hoạt động vận dụng -Vận dụng: Cá nhân HS hoàn thành câu C4, C5, C6. C4: Muốn xác định tên từ cực của ống dây cần biết gì? Xác định bằng cách nào? C5: Muốn xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây cần biết gì? Vận dụng quy tắc nắm tay phải trong trường hợp này như thế nào? -GV nhấn mạnh: Dựa vào quy tắc nắm tay phải, muốn biết chiều đường sức từ trong lòng ống dây ta cần biết chiều dòng điện. Muốn biết chiều dòng điện trong ống dây cần biết chiều đường sức từ. -Cho HS đọc phần “ Có thể em chưa biết”. C4: Đầu A là cực Nam. C5: Kim nam châm bị vẽ sai chiều là kim số 5. Dòng điện trong ống dây có chiều đi ra ở đầu dây B. C6: Đầu A của cuộn dây là cực Bắc, đầu B là cực Nam. 5. Hoạt động tìm tòi ,mở rộng -Học thuộc quy tắc nắm tay phải, vận dụng thành thạo quy tắc. -Làm BT 24 (SBT) - Ôn lại các bài đã học ở chương II để chuẩn bị tiết 28: Bài tập - Xem trước bài 25” Sự nhiễm từ của sắt và thép- nam châm điện” - Chuẩn bị cho giờ sau. Mỗi nhóm: - Ống dây, nguồn điện, biến trở, nam châm thử. - Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A. - Lõi thép và lõi sắt non, giá TN, nam châm điện. điện chạy qua nửa vòng dây bên ngoài (nét liền). Ngày dạy: 8 /11/2019 Tiết 26 : BÀI TẬP. I. MỤC TIÊU. 1.Kiến thức : -HS được củng cố kiến thức về nam châm vĩnh cữu, từ phổ, từ trường, từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua. 2. Kĩ năng : -Hs vẽ được và xác định chiều của đường sức từ của nam châm, của ống dây có dòng điện chạy qua. - Hs xác định cực từ của nam châm, của ống dây có dòng điện chạy qua. - Hs xác định chiều dòng điện chạy qua ống dây. - Hs xác định được sự tương tác của 2 nam châm hoặc của ống dây có dòng điện với nam châm. 3. Thái độ : - HS hăng hái tham gia xây dựng bài. - HS có thói quen nghiêm túc, tích cực trong học tập 4.Năng lực – phẩm chất: -Năng lực: HS được rèn năng lực tư duy sáng tạo,tổng hợp... - Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin , tự chủ , tự giác, trung thực... II. CHUẨN BỊ: GV: - Câu hỏi và bài tập ôn tập. HS : SGK,SBT III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm. 2.Kĩ thuật dạy học:Kĩ thuật đặt câu hỏi , thảo luận nhóm IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Hoạt động khởi động 1.1. Ổn định lớp: 1.2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Quy tắc bàn tay phải dùng để làm gì: Nêu quy tắc bàn tay phải? HS2: Tác dụng từ của dòng điện được biểu hiện như thế nào? Nam. - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 1.3. Bài mới: 2.Hoạt động luyện tập Phương pháp chung : Vấn đáp, hoạt động nhóm – kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật thảo luận nhóm Hoạt động của GV – HS Nội dung Bài 1. Quan sát hình vẽ. a/ Hãy giải thích tại sao nam châm thứ hai lại lơ lửng ở trên nam châm thứ nhất? b/ Nếu đổi đầu của một trong hai thanh nam châm nói trên, hiện tượng “lơ lửng” trên có diễn ra không? Tại sao? Bài 1 : a/ Quan sát hình vẽ ta thấy hai thanh nam châm đặt gần nhau và hai cực gần nhau cùng là cực Nam, nên chúng đẩy nhau. Vì cả hai cùng được đặt trong ống nghiệm nên ta thấy nam châm thứ hai lơ lửng trên nam châm thứ nhất. b/ Nếu đổi đầu một trong hai thanh nam châm, hai cực gần nhau khác tên nên chúng sẽ hút nhau, hiện tượng “lơ lửng” không còn nữa. c/ Nếu đổi cùng lúc cả hai đầu của hai c/ Nếu cùng lúc đổi đầu cả hai thanh nam châm, hiện tượng “lơ lửng” còn diễn ra không? - HS quan sát hình, trả lời cá nhân. - Giáo viên cho HS nhận xét, bổ sung. thanh nam châm, hiện tượng cùng cực đặt gần nhau không thay đổi, nên nam châm thứ hai vẫn “lơ lửng” trên đầu nam châm thứ nhất. Bài 2. Tại sao ở bất kỳ nơi nào trên Trái Đất, kim nam châm luôn luôn chỉ theo phương xác định. Đó là những phương nào? Tại sao? - HS quan sát hình, trả lời cá nhân. - Giáo viên cho HS nhận xét, bổ sung. HD - Trái Đất cũng phát sinh ra từ trường. Từ trường của Trái Đất rất lớn nên nó làm thanh nam châm luôn luôn chỉ theo một phương xác định. Đó là phương Bắc – Nam, theo cực địa lý của Trái Đất. - Ngoài cực địa lý, Trái Đất cũn cú cực từ. Cực địa lý và cực từ nằm trái ngược nhau. Cực từ Nam thì nằm gần cực Bắc địa lý và cực từ Bắc thì nằm gần cực Nam địa lý của Trái Đất. Chính vì vậy mà cực từ Nam của Trái Đất đó hút cực Bắc của thanh nam châm về hướng mình, làm thanh nam châm luôn luôn chỉ theo phương Bắc – Nam địa lý của Trái Đất. Bài 3. Căn cứ vào hình vẽ sau, xác định đường sức từ, chiều của đường sức từ, các cực từ của thanh nam châm. - HS quan sát hình, trả lời cá nhân. - Giáo viên cho HS nhận xét, bổ sung. HD Đối với kim nam châm, đầu để trống là cực nam, và đầu đen là cực Bắc. Như vậy, theo tính chất của nam châm, ta dễ dàng nhận biết được đầu bên trái là cực Nam và đầu bên phải là cực Bắc. Như vậy chiều của đường cảm ứng từ được vẽ như sau: Bài 4. Cho cuộn dây và một kim nam châm thử có chiều như hình vẽ: Dựa vào chiều của nam châm thử hãy xác định hai cực Bắc và Nam của cuộn dây. Từ đó hãy chỉ rừ chiều của dòng điện chạy trong HD ống dây khi có dòng điện chạy qua thì tương đương với thanh nam châm thẳng. Theo tính chất của nam châm và chiều của nam châm thử, ta kết luận đầu bên phải của ống dây là cực Nam và đầu bên trái là cực Bắc. Do vậy, các đường sức từ có chiều như hình vẽ. Từ đó áp dụng quy tắc quy tắc nắm tay S N cuộn dây đó. - HS quan sát hình, trả lời cá nhân. - Giáo viên cho HS nhận xét, bổ sung. phải, ta có chiều dòng điện chạy trong ống dây như hình vẽ. Bài 5. Xác định các cực của nguồn điện AB trong các trường hợp sau - HS quan sát hình, thảo luận nhóm trả lời. - Giáo viên cho HS nhận xét, bổ sung. Áp dụng quy tác nắm tay phải để xác định chiều của dòng điện từ đó xác định được các cực của nguồn điện AB trong các trường hợp 3.Hoạt động vận dụng - GV chốt lại các kiến thức cần nắm được của bài học. BT1: Điền từ, cụm từ cũn thiếu vào chỗ trống trong các phát biểu sau: a. Bên ngoài một nam châm thì đường sức từ có chiều..................................... và ................................. của nam châm đó. b. Quy tắc nắm bàn tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay.............................................. thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ................................................. c. Cực bắc của nam châm luôn hướng về ................. địa lí, cực nam của nam châm luôn hướng về .................. địa lí. d. Dòng điện chạy trong dây dẫn tác dụng .............................lên kim nam châm đặt gần nó. BT2:Có hai thanh kim loại AB và CD giống hệt nhau ,một thanh là Nam châm ,một thanh bằng sắt.Nếu không dùng bất kì vật nào khác có thể phân biệt được thanh nào là Nam châm không ? 4. Hoạt động tìm tòi ,mở rộng - Học bài. - Chuẩn bị bài “ Sự nhiễm từ của sắt và thép”. BT: Đường sức từ của một Nam châm có thể cắt nhau không? Hãy giải thích tại sao? HD:-Đường sức từ của một Nam châm không thể cắt nhau, vì tại mỗi điểm trong từ trường kim Nam châm thử chỉ có thể xác định theo một hướng xác định. A B A B A B a ) b ) c ) A + B - A + B - A - B + a)

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_vat_li_lop_9_tiet_24_den_26_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf
Giáo án liên quan