Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 47: Mắt - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Hs Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ ( hay trên mô hình) hai bộ phận quan trọng nhất của

mắtlà thể thuỷ tinh và màng lưới.

-Hs biết và Nêu được chức năng thuỷ tinh thể và màng lưới so sánh được chúng với các bộ

phận tương ứng của máy ảnh.

-HS trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận và điểm cực

viễn.

-HS biết cách thử mắt.

2.Kĩ năng:

-Hs rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là Mắt theo khía cạnh vật lí.

-Hs thực hiện thành thạo cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế.

3.Thái độ: -Hs có thói quen nghiêm túc trong học tập

- HS có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế

4.Năng lực – phẩm chất:

-Năng lực: HS được rèn năng lực quan sát, phân tích, năng lực so sánh.

- Phẩm chất: HS có tính hăng hái , chăm chỉ.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Tranh và mô hình con mắt.

* Học sinh: Chuẩn bị nội dung bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp: hoạt động nhóm, trực quan .

2.Kĩ thuật dạy học:Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật thảo luận nhóm

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 62 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 47: Mắt - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày dạy : 25/05 Tiết 47. Bài 48: MẮT. I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Hs Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ ( hay trên mô hình) hai bộ phận quan trọng nhất của mắtlà thể thuỷ tinh và màng lưới. -Hs biết và Nêu được chức năng thuỷ tinh thể và màng lưới so sánh được chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh. -HS trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận và điểm cực viễn. -HS biết cách thử mắt. 2.Kĩ năng: -Hs rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là Mắt theo khía cạnh vật lí. -Hs thực hiện thành thạo cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế. 3.Thái độ: -Hs có thói quen nghiêm túc trong học tập - HS có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế 4.Năng lực – phẩm chất: -Năng lực: HS được rèn năng lực quan sát, phân tích, năng lực so sánh... - Phẩm chất: HS có tính hăng hái , chăm chỉ... II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh và mô hình con mắt. * Học sinh: Chuẩn bị nội dung bài học. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: hoạt động nhóm, trực quan . 2.Kĩ thuật dạy học:Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật thảo luận nhóm. IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Hoạt động khởi động 1.1. Ổn định lớp : 1.2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: nêu cấu tạo của máy ảnh? đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh? Đáp án: máy ảnh có cấu tạo chính gồm vật kính (thấu kính hội tụ) và buồng tối. ảnh trên phim trong máy ảnh là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn so với vật. 1.3. Bài mới: 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới. *H. Đ.1: TÌM HIỂU CẤU TẠO MẮT Phương pháp: Hoạt động nhóm .– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật thảo luận nhóm -Hình thức tổ chức:Hoạt động theo bàn. _ Yêu cầu HS nghiên cứu tranh, SGK tìm hiều về mắt. HS: đọc thông tin và nêu cấu tạo chính của mắt. HS: thảo luận với câu C1 Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận I. CẤU TẠO CỦA MẮT. 1.Cấu tạo: -Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới. -Thể thuỷ tinh là một TKHT, nó phồng lên, dẹt xuống để thay đổi f chung cho câu C 1 -Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh? Thể thuỷ tinh đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ phận nào trong con mắt? -Màng lưới ở đáy mắt, tại đó ảnh hiện lên rõ. 2. So sánh mắt và máy ảnh. C1: -Giống nhau: +Thể thuỷ tinh và vật kính đều là TKHT. +Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh. -Khác nhau: +Thể thuỷ tinh có f có thể thay đổi. +Vật kính có f không đổi. Định hướng năng lực quan sát, phân tích - phẩm chất: hăng hái. *H. Đ.2: TÌM HIỂU SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA MẮT Phương pháp: hoạt động nhóm .– kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật thảo luận nhóm -Hình thức tổ chức:Hoạt động theo bàn. -Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu. -Trả lời câu hỏi: + Để nhìn rõ vật thì mắt phải thực hiện quá trình gì? +Sự điều tiết của mắt là gì? -Yêu cầu 2 HS vẽ lên ảnh của vật lên võng mạc khi vật ở xa và gần f của thể thuỷ tinh thay đổi như thế nào? ( Chú ý yêu cầu HS phải giữ khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến phim không đổi). Các HS khác thực hiện vào vở. GV: cung cấp thông tin về sự điều tiết của mắt. HS: nắm bắt thông tin và trả lời C2 GV: gọi HS khác nhận xét, sau đó đưa ra kết luận chung. II. SỰ ĐIỀU TIẾT. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thuỷ tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới. Vật càng xa tiêu cự càng lớn. C2: khi nhìn các vật ở xa thì tiêu cự của thể thủy tinh dài hơn so với khi nhìn các vật ở gần. Định hướng năng lực quan sát, phân tích - phẩm chất: chăm chỉ. *H. Đ 3: TÌM HIỂU ĐIỂM CỰC CẬN VÀ ĐIỂM CỰC VIỄN kĩ thuật đặt câu hỏi. -Hình thức tổ chức:Hoạt động cá nhân -HS đọc tài liệu, trả lời câu hỏi: +Điểm cực viễn là gì? +Khoảng cực viễn là gì? -GV thông báo HS thấy người mắt tốt không thể nhìn thấy vật ở rất xa mà mắt III. TÌM HIỂU ĐIỂM CỰC CẬN VÀ ĐIỂM CỰC VIỄN 1.Cực viễn: Cv: Là điểm xa nhất mà mắt còn nhìn thấy vật. O B A I F A’ B’ B A I F O A’ B’ không phải điều tiết. -HS đọc tài liệu và trả lời câu hỏi: +Điểm cực cận là gì? +Khoảng cực cận là gì? -GV thông báo cho HS rõ tại điểm cực cận mắt phải điều tiết nên mỏi mắt. -Yêu cầu HS xác định điểm cực cận, khoảng cực cận của mình. Khoảng cực viễn là khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt. 2.Cực cận: Cc: Là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ vật. Khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt là khoảng cực cận. C4: HS xác định cực cận và khoảng cách cực cận. Định hướng năng lực năng lực so sánh - phẩm chất: Yêu khoa học. GDBVMT: Không khí bị ô nhiễm, làm việc tại nơi thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng quá mức, làm việc trong tình trạng kém tập trung do ô nhiễm tiếng ồn, làm việc gần nguồn sóng điện từ mạnh là nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực và các bệnh về mắt. - Biện pháp bảo vệ mắt: + Luyện tập để có thói quen làm việc khoa học, tránh những tác hại cho mắt. + Làm việc nơi đủ ánh sáng, không nhìn trực tiếp vào nơi ánh sáng quá mạnh. + Giữ gìn môi trường trong lành để bảo vệ mắt. + Kết hợp giữa hoạt động học tập và lao động nghỉ ngơi, vui chơi để bảo vệ mắt. 3.Hoạt động luyện tập: - Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học. - HS: + Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới. + Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như phim. +ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới. + Trong quá trình điều tiết thì thể thuỷ tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét. + Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tíêt gọi là điểm cực viễn. + Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận. - Giáo viên chốt kiến thức cơ bản đã học. - Hướng dẫn HS đọc mục “Có thể em chưa biết”. 4.Hoạt động vận dụng: -Yêu cầu HS tóm tắt, dựng hình, chứng minh C5. C6: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài nhất hay ngắn nhất? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài nhất hay ngắn nhất? 4: VẬN DỤNG. C5: d=20m=2000cm; h=8m=800cm; d’=2cm. h’=? Đáp : Chiều cao của ánh cột điện trên màng lưới là: B H A’ O H A B’ C6: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài nhất. Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ ngắn nhất. 5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng. - Học phần ghi nhớ. - Làm bài tập-SBT - Xem trước bài 49

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_vat_li_lop_9_tiet_47_mat_truong_ptdtbt_thcs_ta_mung.pdf