1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Qua tiết trả bài giúp HS nhận thấy những ưu, nhược điểm của mình trong bài kiểm tra văn và bài tập làm văn số 2 để có thể phát huy những ưu điểm và khắc phục hạn chế cho những bài kiểm tra sắp tới.
b. Kỹ năng:
- Học sinh tự sửa những lỗi mắc phải trong bài: dùng từ, diễn đạt, đặt câu, chính tả.
c. Thái độ:
- Ý thức sửa lỗi trong bài làm và những sai sót trong bài kiểm tra.
2. CHUẨN BỊ
a. GV: chấm bài , tổng hợp điểm, tổng hợp lỗi sai cơ bản.
b. HS: Xem lại đề bài
3. NỘI DUNG LÊN LỚP
* Ổn định tổ chức (1’)
Kiểm tra sĩ số:
8A:
8E:
* BÀI KIỂM TRA VĂN (20')
a. Nhắc lại đề bài (1’)
* ĐỀ 1 ( LỚP 8A)
Câu 1: (3 điểm)
Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm “Tôi đi học” ? ( Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 2 : (2 điểm)
Trình bày nội dung, nghệ thuật văn bản “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?
( Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 3: (2 điểm) Tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” của tác giả Ngô Tất Tố?
( Ngữ văn 8, tập 1)
12 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 48: trả bài kiểm tra văn, bài tập làm văn số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/ 11/ 2013 Ngày trả bài: 16/ 11/ 2013 Lớp 8A
16/ 11/ 2013 Lớp 8E
Tiết 48:
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Qua tiết trả bài giúp HS nhận thấy những ưu, nhược điểm của mình trong bài kiểm tra văn và bài tập làm văn số 2 để có thể phát huy những ưu điểm và khắc phục hạn chế cho những bài kiểm tra sắp tới.
b. Kỹ năng:
- Học sinh tự sửa những lỗi mắc phải trong bài: dùng từ, diễn đạt, đặt câu, chính tả.
c. Thái độ:
- Ý thức sửa lỗi trong bài làm và những sai sót trong bài kiểm tra.
2. CHUẨN BỊ
a. GV: chấm bài , tổng hợp điểm, tổng hợp lỗi sai cơ bản.
b. HS: Xem lại đề bài
3. NỘI DUNG LÊN LỚP
* Ổn định tổ chức (1’)
Kiểm tra sĩ số:
8A:
8E:
* BÀI KIỂM TRA VĂN (20')
a. Nhắc lại đề bài (1’)
* ĐỀ 1 ( LỚP 8A)
Câu 1: (3 điểm)
Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm “Tôi đi học” ? ( Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 2 : (2 điểm)
Trình bày nội dung, nghệ thuật văn bản “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?
( Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 3: (2 điểm) Tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” của tác giả Ngô Tất Tố?
( Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 4: (3 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh hai cây phong, trong văn bản “Hai cây phong”? ( Ngữ văn 8, tập 1)
* ĐỀ 2( LỚP 8E)
Câu 1: (3 điểm)
Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm “ Tức nước vỡ bờ” ?
( Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 2 : (2 điểm)
Trình bày nội dung, nghệ thuật văn bản “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh?
( Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 3: (3 điểm)
Tóm tắt đoạn trích “Trong lòng mẹ” của tác giả Nguyên Hồng?
( Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 4: (4 điểm)
Phát cảm nghĩ của em về hình ảnh hai cây phong?
( Ngữ văn 8, tập 1)
b. Dàn ý, đáp án (5')
* ĐỀ 1( LỚP 8A)
* ĐỀ 1 ( LỚP 8A)
Câu 1: (3 điểm)
Nêu vài nét về tác giả Thanh Tịnh và tác phẩm “Tôi đi học”
- Thanh Tịnh (1911 - 1988) là nhà văn có sáng tác từ trước cách mạng tháng tám ở các thể loại thơ và truyện. (1đ)
- Sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm, êm dịu, trong trẻo.(1đ)
- Tôi đi học in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941.(1đ)
Câu 2: (2 điểm)
Trình bày nội dung văn bản “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?
* Nội dung:
- Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người. (0.5đ)
* Nghệ thuật:
- Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực. (0.5đ)
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả. (0.5đ)
- Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật. (0.5đ)
Câu 3: (2 điểm)
Tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” của tác giả Ngô Tất Tố
- Khi anh Dậu tỉnh lại, chị Dậu vay gạo nấu cháo cho chồng. Anh Dậu vừa đưa bát cháo lên miệng thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập đến chúng đòi bắt trói anh Dậu giải ra đình. (1đ)
- Chị Dậu hết lời van xin tha thiết nhưng bọn chúng không nghe còn đánh chị. (1đ)
- Đường cùng, chị Dậu tức giận cãi lý với chúng không được, chị xông vào đánh 2 tên người nhà lý trưởng và cai lệ một trận nhớ đời. (1đ)
Câu 4: (3 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh hai cây phong?
- Với ngòi bút miêu tả đậm chất hội hoạ, h/ảnh 2 cây phong trong cảm nhận của người hoạ sĩ là biểu tượng của quê hương, biểu hiện t/yêu và nỗi nhớ làng quê của 1 con người sống ở nơi xa.(1đ)
- Hai cây phong và thầy Đuy-xen.
+ Thầy ước mơ, hi vọng những đứa bé nghèo khổ thông minh, ham học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, sẽ trở thành người có ích.
+ Lòng biết ơn người thầy Đuy-sen – Người đã gieo vào những tâm hồn trẻ thơ niềm tin, niềm khát khao hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp.(1đ)
- Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sỹ làng ku-ku-rêu.(1đ)
* ĐỀ 2( LỚP 8E)
Câu 1: (3 điểm)
Nêu vài về tác giả, tác phẩm “ Tức nước vỡ bờ”
- Ngô Tất Tố (1893 – 1954) là nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực trước cách mạng; là người am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật, sáng tác. (1đ)
- "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu, nổi tiếng viết về đề tài nông dân của Ngô Tất Tố. (1đ)
- Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” thuộc chương 18 của tác phẩm.(1đ)
Câu 2 : (2 điểm)
Trình bày nội dung văn bản “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh?
- Buổi tựu trường ngày đầu tiên sẽ mãi không thể quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh. (1đ)
- Bố cục theo dòng hồi tưởng cảm nghĩ của nhân vật theo trình tự thời gian của buổi tựu đường. Kết hợp hài hòa giũa kể, miêu tả và biểu cảm (bộc lộ tâm trạng cảm xúc ) (1đ)
Câu 3: (2 điểm)
Tóm tắt đoạn trích “Trong lòng mẹ” của tác giả Nguyên Hồng
Bà cô đã gieo vào trí óc cậu bé những điều không tốt về mẹ nhưng Bé Hồng vẫn luôn yêu mẹ, mong mẹ trở về. Ngày giỗ bố mẹ bé Hồng đã trở về, bé Hồng chạy theo và được mẹ ôm vào lòng.
Câu 4: (3 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh hai cây phong
- Với ngòi bút miêu tả đậm chất hội hoạ, h/ảnh 2 cây phong trong cảm nhận của người hoạ sĩ là biểu tượng của quê hương, biểu hiện t/yêu và nỗi nhớ làng quê của 1 con người sống ở nơi xa.(1đ)
- Hai cây phong và thầy Đuy-xen.
+ Thầy ước mơ, hi vọng những đứa bé nghèo khổ thông minh, ham học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, sẽ trở thành người có ích.
+ Lòng biết ơn người thầy Đuy-sen – Người đã gieo vào những tâm hồn trẻ thơ niềm tin, niềm khát khao hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp.(1đ)
- Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sỹ làng ku-ku-rêu.(1đ)
d. Sửa lỗi (5’)
* Lớp 8A
Lỗi sai
Sửa lại
Xuất xắp
Vị bà lập
Chí thức
nguyên Hồng
trồng
dất
cháy vỏng
trần hữu tri
bào
điều mạng
...............
Xuất sắc
Bị bà đập
Trí thức
Nguyên Hồng
Chồng
Rất
Cháy bỏng
Trần Hữu Tri
Vào
Liều mạng
................
* Lớp 8E
Lỗi sai
Sửa lại
Trống lại
ngô tấp tố
Đoạn chích
Khai xinh
Văn Định
Chong lòng mẹ
Khống khổ
nguyên hồng
đau lớn
sóc xang
đát nước
hung rữ
ngược lãi
...........
Chống lại
Ngô Tất Tố
Đoạn trích
Khai sinh
Nam Định
Trong lòng mẹ
Khốn khổ
Nguyên Hồng
Đau đớn
Xót xa
Tát nước
Hung dữ
Ngược đãi
...........
e. Đọc bài mẫu (2’)
Đọc bài của em Cặm, Kính (8A), Sóc, Quỳnh (8B), Lưới , Xương (8C), Thanh(8D).
f. Trả bài, gọi điểm, tổng hợp kết quả (2’)
* 8A
G
K
TB
Y
Kém
0
0
* 8E
G
K
TB
Y
Kém
0
g. Giải đáp các ý kiến của học sinh (2’)
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
*. BÀI KIỂM TRA VIẾT SỐ 2(20')
a. Nhắc lại đề bài(1')
Đề 1( Lớp 8A)
Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn
Đề 2( Lớp E)
Kể về 1 việc em đã làm để bảo vệ môi trường trong trường học
b. Dàn ý, đáp án (5')
* Đáp án :
Đề 1
1. Yêu cầu chung:
- Về nội dung:
+ Kể lại ( hồi tưởng) về 1 lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
+ Biết kể xen miêu tả và biểu cảm sinh động.
+ Sử dụng đúng ngôi kể thứ nhất.
- Về hình thức:
+ Bài viết đủ bố cục 3 phần: MB- TB- KB.
+ Lời kể rõ ràng, miêu tả hấp dẫn , biểu cảm đi vào lòng người, cốt truyện hay.
+ Văn phong sáng sủa, chữ viết rõ, sạch đúng chính tả.
- Về hình thức: Bài viết phải có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Viết câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ rãng, sạch sẽ, đúng chính tả, văn phong sáng sủa không dùng từ sai.
2. Yêu cầu cụ thể:
a, Mở bài:
- Giới thiệu lý do thời gian và hoàn cảnh phạm lỗi.
B, Thân bài:
- Kể về lần phạm lỗi với thầy cô giáo. Đó là khi nào ở đâu? Em đã phạm lỗi gì? Nguyên nhân diễn biến hậu quả của việc phạm lỗi.
- Miêu tả sự việc xảy ra hình ảnh thầy cô và sau khi em phạm lỗi ( nét mặt cử chỉ, lời nói, thái độ...)
c, Kết bài:
- Những tình cảm và suy nghĩ của em khi sự việc sảy ra và sau sự việc ấy ( lo lắng ân hận, buồn phiền...)
Đề 2
1. Yêu cầu chung
- Về nội dung: Kể lại ( hồi tưởng) về 1 việc làm để bảo vệ môi trường trong trường học.
+ Biết kể xen miêu tả tvà biểu cảm sinh động.
+ Sử dụng đúng ngôi kể thứ nhất.
- Về hỡnh thức:
+ Bài viết đủ bố cục 3 phần: MB- TB- KB.
+ Lời kể rừ ràng, miêu tả hấp dẫn, biêủ cảm đi vào lòng người, cốt truyện hay.
+ Văn phong sáng sủa, chữ viết rõ, sạch, đúng chính tả.
2. Yêu cầu cụ thể
a. Mở bài:
- Giới thiệu sự việc ( việc làm đó là việc gì? Nguồn nước uống, không khí, chất thải,........Nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện có thể nêu kết quả sự việc.
b. Thân bài:
Kể lại diễn biến câu chuyện theo 1 trình tự nhất định.
- Thời gian, hoàn cảnh làm việc tốt:
+ Làm việc tốt đó khi nào?
+ Làm ở đâu?
+ Việc tốt đó diễn ra ntn? ( nguyên nhân, diễn biến, kết quả).
- Miêu tả sự việc, con người tham gia. Thái độ, tình cảm của mình trước sự việc đó ( nét mặt, cử chỉ, lời nói, thái độ) ?
c. Kết bài.
- Kết cục và cảm nghĩ của mình.
b. Biểu điểm.
Đề 1
* Điểm 9 - 10.
- Nội dung: + Biết lựa chọn ngôi kể phù hợp
+ Xác định được trình tự kể chuyện
+ Kể được nguyên nhân, diễn biến kết thúc.
+ Trong quá trình kể kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm
- Hình thức: + Đúng kiểu bài, bố cục 3 phần hợp lí.
+ Trình bày sạch đẹp.
+ Văn phong sáng sủa, không sai sót.
* Điểm 7- 8.
- Nội dung: Nhìn chung đảm như đáp án.
- Hình thức: + Đúng kiểu bài, bố cục 3 phần hợp lí.
+ Diễn đạt tương đối trôi chảy, không sai sót nhiều.
* Điểm 5- 6.
- Nội dung: Cơ bản như đáp án, song còn sơ sài chưa sâu sắc.
- Hình thức: + Đúng kiểu bài, bố cục 3 phần.
+ Kể được câu chuyện nhưng chưa rõ ở một số nội dung.
+ Có kết hợp yếu tố song chưa phù hợp ở đôi chỗ
+ Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
* Điểm 3- 4:
- Nội dung: sơ sài.
- Hình thức: Sai kiểu bài, mắc quá nhiều lỗi.
* Điểm 1- 2:
- ND: Chưa hiểu yêu cầu của đề nên lan man không đúng trọng tâm .
- HT: Trình bày cẩu thả, bố cục lủng củng.
Đề 2
* Điểm 9-10:
- Nội dung:
+ Đạt được những yêu cầu của đáp án ở mức độ cao, lời văn giàu cảm xúc.
+ Có yếu tố tự sự, mtả, b/cảm hợp lí.
+ Bài văn hay đi vào lòng người.
- Hình thức:
+ Đúng kiểu bài, đủ bố cục 3 phần.
+ Trình bày sạch đẹp không mắc lỗi.
+ Dấu câu hợp lí.
* Điểm 7- 8:
- Nội dung: nhìn chung đảm bảo yêu cầu như đáp án ở mức độ khá.
- Hình thức: + Đúng kiểu bài, bố cục hợp lí.
+ Diễn đạt trôi chảy.
+ Còn vài sai sót nhỏ.
* Điểm 5- 6:
- Nội dung: + Đảm bảo yêu cầu chính song còn sơ sài.
+ Có yếu tố mtả, b/cảm song còn mờ nhạt.
- Hình thức: + Đúng kiểu bài.
+ Còn mắc lỗi tương đối nhiều.
* Điểm dưới 3- 4:
- Nội dung: Quá sơ sài.
- Hình thức: + Sai kiểu bài.
+ Mắc nhiều lỗi quan trọng.
+ Trình bày bẩn, cẩu thả.
* Điểm 1- 2:
- ND: Chưa hiểu yêu cầu của đề nên lan man không đúng trọng tâm .
- HT: Trình bày cẩu thả, bố cục lủng củng.
c. Nhận xét chung(2’)
* Ưu điểm:
+ Năm được yêu cầu của đề bài, đảm bảo nội dung cơ bản.
+ Biết lồng cảm xúc suy nghĩ của mình trước sự việc
+ Xác định đúng ngôi kể.
+ Đảm bảo đúng thể loại: Tự sự xen miêu tả, biểu cảm.
+ Một số bài trình bày rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, bố cục rõ ràng, đầy đủ.
* Nhược điểm:
+ Một số bài chưa thật hiểu kĩ đề nên còn kể lan man không đi vào trọng tâm của bài,
+ Bài viết còn rời rạc, chưa có sự liên kết giữa các phần, các đoạn. Nội dung tóm tắt quá.
+ Sắp xếp chi tiết chưa hợp lý, không theo đúng thứ tự, yếu tố miêu tả, biểu cảm mờ nhạt, diễn đạt lúng túng, dùng từ.
- Một số em còn sai lỗi chính tả.
- Còn gạch đầu dòng trong bài .
- Đầu dòng còn ghi chữ thường.
- Viết tắt tùy tiện( ko)
- Còn ghi : MB,TB, KB.
d. Sửa lỗi (5’)
* Lớp 8A
Lỗi sai
Sửa lại
Biết
Chồng
Đên quan
Lang học
Lang li
Lang lịnh
Í nghĩ
Biệc
Nge
Vò bãi
Giọn
Lúng giác
Các vạn
Chuổi
Trúng em
.................
Viết
Trồng
Liên quan
Đang học
Đang đi
Đang định
Ý nghĩ
Việc
Nghe
Bừa bãi
Dọn
Đống rác
Các bạn
Chổi
Chúng em
................
* Lớp 8E
Lỗi sai
Sửa lại
Dất
Bào
Rọn
Rùng xẻng
Gét
Chong
Sã hội
Í thức
Bị vẩn
Dụng
Tiết
Sung quanh
...........
Rất
Vào
Dọn
Dùng xẻng
Ghét
Trong
Xã hội
Ý thức
Bị bẩn
Rụng
Tết
Xung quanh
...........
e. Đọc bài mẫu (3’)
Đọc bài của em Mến, Thợi (8A), Ngoan (8E).
f. Trả bài, gọi điểm, tổng hợp kết quả (2’)
* 8A
G
K
TB
Y
Kém
0
* 8E
G
K
TB
Y
Kém
0
g. Giải đáp các ý kiến của học sinh (2’)
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA ( 2’)
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 48- trả bài kiểm tra văn, TLV số 2.doc