Bài giảng Bài 9: Tiết 33,34: Hai cây phong ( Trích Người thầy đầu tiên ) Ai-Ma-tốp

- Tác phẩm đầu tay: Gia-mi-li-a (1958).

- Một số tác phẩm nổi tiếng: Núi đồi và thảo nguyên (1961); Vĩnh biệt Gun-xa-rư.

- Ông được nhận Giải thưởng Lê-nin về văn học.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 9: Tiết 33,34: Hai cây phong ( Trích Người thầy đầu tiên ) Ai-Ma-tốp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9: Tiết 33,34: Hai cây phong ( Trích Người thầy đầu tiên )  Ai-ma-tốp  I/ Đọc - Tìm hiểu chung: 1. Đọc - Chú thích: Chú ý các chú thích: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 14, 15. 2. Tác giả - tác phẩm: a, Tác giả: Ai-ma-tôp sinh năm 1928, là nhà văn nước Cư-rơ-gư-xtan. * Hình ảnh Về đất nước Cư-rơ-gư-xtan Tác phẩm đầu tay: Gia-mi-li-a (1958). Một số tác phẩm nổi tiếng: Núi đồi và thảo nguyên (1961); Vĩnh biệt Gun-xa-rư... - ông được nhận Giải thưởng Lê-nin về văn học. b, Tác phẩm: - Văn bản thuộc phần đầu truyện " Người thầy đầu tiên ". II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Hai mạch kể lồng ghép: Người kể chuyện đã sử dụng hai đại từ nhân xưng là: “tôi”, “chúng tôi”. + Mạch kể chuyện xưng “tôi”: từ đầu văn bản cho tới “ chiếc gương thần xanh” và ở phần cuối, từ “ Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào” đến hết truyện. Người kể chuyện nhân danh người họa sĩ. + Mạch kể chuyện xưng “chúng tôi”: từ “ Vào năm học cuối cùng” tới “chân trời xa thẳm biêng biếc kia”. Người kể chuyện nhân danh “bọn con trai”, trong đó người kể cũng là một trong số những đứa trẻ đó. Mạch kể xưng “tôi” quan trọng hơn vì: + Căn cứ vào độ dài văn bản, mạch kể xưng “tôi” có cả ở phần đầu và phần cuối văn bản. + “Tôi” có mặt ở cả hai mạch kể. 2. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ: a, Những kỉ niệm tuổi thơ ấu gắn liền với hai cây phong: Những kỉ niệm tuổi ấu thơ Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim... Đi chân đất, công kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao... Chúng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ...Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền... Hai cây phong Hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc, dịu hiền. Hai cây phong như người bạn dịu hiền nâng đỡ và cùng vui đùa với lũ trẻ. Hai cây phong đưa bọn trẻ đến với những chân trời mơ ước, với thế giới diệu kì. b, Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong tuy chỉ được phác hoạ vài nét nhưng đó là nét phác thảo của một hoạ sĩ: Chất hội hoạ Hai cây phong * Hình dáng: khổng lồ, các mắt mấu, cành cây cao ngất đến ngang tầm chim bay Bóng râm mát rượi * Động tác: - nghiêng ngả, đung đưa như muốn chào mời. Quang cảnh thiên nhiên * Một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng - Chuồng ngựa một căn nhà xép bình thường. - dải thảo nguyên hoang vu mất hút sau làn sương mờ đục - dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh… => NT: Nhân hoá, so sánh 3. Hai cây phong và thầy Đuy-sen: a, Trong mạch kể chuyện xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm, thu hút sự chú ý và gây xúc động sâu sắc cho người kể. chuyện - Bởi vì: + Hai cây phong gắn bó với “tôi” từ thuở ấu thơ: “Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình….Phải chăng người ta vẫn đặc biệt nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu…” + Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết: Mỗi lần về quê..tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy. Đã bao lần…: “ Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi… + Hai cây phong còn gắn với những kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy…” + Nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô bé An-tư-nai gần bốn mươi năm về trước. b, Trong mạch kể này, hai cây phong vẫn được miêu tả qua con mắt nhìn của người hoạ sĩ nhưng nó được miêu tả ở thế “động” nhiều hơn: + Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào… + Nghiêng ngả tấm thân dẻo dai, reo vù vù… - Không những miêu tả về hình dáng “động”, hai cây phong còn có thứ “âm thanh ngôn từ” riêng: Tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha, nồng thắm…có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như người thương tiếc người nào… => Chúng có tiếng nói riêng…có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. => Người kể chuyện không chỉ miêu tả hai cây phong bằng sự quan sát đơn thuần mà bằng cả trí tưởng tượng phong phú và tâm hồn nghệ sĩ  Hai cây phong đã được nhân cách hoá cao độ như một con người có tâm hồn, có tâm sự. III/ Tổng kết: 1. Những nét đặc sắc trong NT kể chuyện: Hai mạch kể lồng ghép Thứ tự kể đan xen giữa quá khứ và hiện tại Cách dẫn truyện khéo léo, tinh tế. Kết hợp hài hoà với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. trong khi miêu tả có sử dụng NT so sánh, nhân hoá. 2. Nội dung: Truyện gây xúc động với người đọc ở tình yêu quê hương sâu sắc qua hình tượng hai cây phong và câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.

File đính kèm:

  • pptvan ban 2 cay phong.ppt