Bài giảng Ngữ văn 8 bài 8: Chiếc lá cuối cùng

Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa là

cặp nhân vật hoàn toàn tương phản

nhau về mọi mặt. Nhưng nếu bỏ đi

những cái xấu của mỗi nhân vật, bổ

sung những cái tốt cho nhau sẽ trở

thành một người hoàn thiện.

 

ppt9 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 8 bài 8: Chiếc lá cuối cùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào các em học sinh về dự tiết học này. Kiểm tra bài cũ Nêu ý nghĩa của cặp nhân vật tương phản Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa trong truyện Đôn-ki-hô-tê. Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa là cặp nhân vật hoàn toàn tương phản nhau về mọi mặt. Nhưng nếu bỏ đi những cái xấu của mỗi nhân vật, bổ sung những cái tốt cho nhau sẽ trở thành một người hoàn thiện. GIỚI THIỆU BÀI: Lòng yêu thương đồng loại là nhân tố giúp cho con người xích lại gần nhau hơn, biết yêu thương, che chở cho nhau trong đời để tồn tại. Nó còn là động lực giúp con người đạt được khát vọng lớn lao trong cuộc sống. Chúng ta hãy tìm hiểu truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mỹ Ô-hen-ri để hiểu thêm về điều đó. Tiết 29+30: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG ( Ô-hen-ri ) Thực hiện: Lê Anh Chới- THCS Phan Chu Trinh, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk I/ ĐỌC, HIỂU CHÚ THÍCH: 1. Tác giả, tác phẩm: Ô-hen-ri ( 1862 -1910 ) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Các truyện của ông thường nhẹ nhàng, thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, Nhiều truyện để lại cho bạn đọc những ấn tượng sâu sắc. 2. Hiểu nghĩa từ: Các chú thích còn lại của sgk/ 89 Chú thích* sgk, 89 II/ Đọc, hiểu văn bản: 1. Đọc văn bản: đọc theo giọng kể, phù hợp từng cảnh huống truyện. 2. Hiểu văn bản: Truyện gồm những nhân vật nào? Điểm giống nhau và khác nhau của các nhân vật? -Truyện có các nhân vật: Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ- men. - Giống nhau: đều là họa sĩ ngheo, giàu lòng yêu thương con người. - Khác nhau: + Giôn-xi: bệnh nặng, không còn thiết sống. + Xiu: yêu thương, chăm sóc bạn hết lòng. + cụ Bơ-men: họa sĩ già, bề ngoài có vẻ cộc cằn, nhưng lại giàu lòng thương người. III/ PHÂN TÍCH 1. Lòng thương người của cụ Bơ- men: Chi tiết nào trong truyện nói lên lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi? - Chi tiết thể hiện lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi: + Sợ sệt nhìn qua cửa sổ, nhìn cây thường xuân, nhìn nhau, không nói + Hành động: vượt lên bệnh tật, mưa tuyết, bắc thang,thắpđèn,vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. sợ chiếc lá cuối cùng rụng, Giôn-xi sẽ lìa đời. Tại sao nhà văn không kể việc cụ vẽ chiếclá trong đêm mưa tuyết? - Nhằm tạo bất ngờ cho Giôn-xi và người đọc. Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng cụ vẽ là một kiệt tác? Qua hình ảnh này nhà văn muốn nói điều gì? - Chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ trên tường trong đêm mưa tuyết được xem là một kiệt tác là vì nó được vẽ với tất cả tấm lòng yêu thương con người, rất sinh động, đã cứu sống được Giôn-xi. - Điều nhà văn muốn nói: Nghệ thuật là vì nhân sinh, vì cuộc sống của con người mà phấn đấu hi sinh thì người nghệ sĩ mới tạo được kiệt tác. 2. Tình yêu thương bạn của Xiu: Tìm các chi tiết trong truyện nói lên lòng thương bạn của Xiu. Chăm sóc bạn chu đáo như chăm sóc người thân trong gia đình: nấu cháo gà cho bạn, động viên, tiếp nghị lực sống cho bạn: “ Em thân yêu…chị sẽ làm gì đây?” Lo lắng cho số phận của Giôn-xi: nhìn qua cửa sổ, nhìn cây thường xuân, lòng buồn lo lắng. 3. Tâm trạng của Giôn-xi, của Xiu và bạn đọc qua hai lần Giôn- xi ra lệnh kéo màn lên. Thử hình dung tâm trạng của Giôn-xi, của Xiu và bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo màn lên. Đó là tâm trạng hồi hộp, gắn liền với sinh mệnhcủa Giôn-xi nhưng có sự khác nhau giữa lần một và lần hai: - Lần 1: + Giôn-xi: đếm ngược lá rơi, chờ lá cuối cùng lìa cành để lìa đời. + Xiu: Thương bạn, buồn lo cho số phận của bạn. + Bạn đọc: Thương Giôn-xi, thương Xiu, lo cho số phận của Giôn-xi. - Lần 2: + Giôn-xi: vui vẻ, muốn hành động nghệ thuật. + Xiu: Vui vì Giôn-xi hồi sinh, buồn vì cụ Bơ-men qua đời. + Bạn đọc: thở phào nhẹ nhỏm vì Giôn-xi đã hồi sinh, cảm phục cụ Bơ men và Xiu. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định sự hồi sinh của Giôn-xi? Nguyên nhân sâu xa quyết định sự hồi sinh của Giôn-xi là lòng thương người và hành động cao cả của cụ Bơ-men: Cụ đã vượt lên bệnh tật, đêm khuya, mưa tuyết, dồn hết sức mình vẽ chiếc lá thường xuân sinh động, cứuGiôn- xi. Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứngđiều gì? Nhà văn kết thúc bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng điều gì là vừa đủ. Như vậy truyện sẽ có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, dự đoán. Truyện sẽ kém hay nếu nhà văn cho chúng ta biết Giôn-xi nghĩ gì, hành động gì sau khi nghe kểvề cụ Bơ-men. 4. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần đối lập: Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của Ô-hen-ri qua đoạn trích này, được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc. - Lần 1: Giôn-xi cứ như ngày càng tiếndần đến cái chết, khiến người đọc lo lắng, thương cảm. Nhưng tình huống bổng đảo ngược vào lúc kết thúc lại hồi sinh, yêu đời, khiến độc giả thở nhào nhẹ nhỏm, tạo sự bất ngờ cho các nhân vật trong truyện và cho người đọc. Lần 2: Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh, chẳng ai ngờ đến cái chết của cụ được thông báo khi kết truyện, khiến nhân vật trong truyện và độc giả đều bất ngờ. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho người đọc. IV/ TỔNG KẾT: Nêu nhận xét về nghệ thuật và nội truyện Chiếc lá cuối cùng. Ghi nhớ sgk/ 90 LUYỆN TẬP Phát biểu suy nghĩ của em về cụ Bơ- men. Cần nêu được các ý sau: - Cụ là một họa sĩ nghèo có lòng đam mê hội họa, khát khao để lại kiệt tác cho đời. - Cụ là người giàu lòng thương người có hành động cao cả để cứu người. - Cụ là tấm gương sáng về nghệ thuật vị nhân sinh. Hướng dẫn học ở nhà: Đọc lại đoạn trích, nắm chắc phần phân tích văn bản. Phát biểu suy nghĩ về nhân vật cụ Bơ-men và nhân vật Xiu. Soạn bài Hai cây phong của Ai-ma-tốp.

File đính kèm:

  • pptNgu van 8 Bai 8.ppt
Giáo án liên quan