Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 15+16 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Lí Bạch và Đỗ Phủ.

- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng

khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng

mạn của nhà thơ “Xa ngắm thác núi Lư”

- Bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”:

+ Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.

+ Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của

những người nghèo khổ, bất hạnh.

- Vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình ; đặc điểm bút

pháp hiện thực của hai nhà thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.

- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, lòng đồng cảm với những con

người nghèo khổ.

4. Phẩm chất, năng lực cần đạt:

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nắm vững mục tiêu, kiến thức bài học, phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc hai bài thơ

pdf15 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 15+16 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 22/11/ 2019 (7B) Tiết 68 - Văn bản HDĐT: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ (Vọng lư sơn bộc bố) (Lí Bạch) ĐT: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) (Đỗ Phủ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Lí Bạch và Đỗ Phủ. - Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ “Xa ngắm thác núi Lư” - Bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”: + Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người. + Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh. - Vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình ; đặc điểm bút pháp hiện thực của hai nhà thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt. - Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, lòng đồng cảm với những con người nghèo khổ. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt: a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nắm vững mục tiêu, kiến thức bài học, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc hai bài thơ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: Không 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Tổ chức trò chơi 6 HS chia 2 nhóm chơi trò chơi tiếp sức (viết trên bảng): Kể tên các bài thơ Đường đã học. Cử giám khảo chấm điểm và công bố kết quả. GV nhận xét - vào bài mới: Tiết học hôm nay cô trò chúng ta tìm hiểu hai bài thơ Đường... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HĐ cá nhân - ? HS nhắc lại tác giả Lý Bạch? ? Em hiểu gì về bài thơ này? - GV hướng dẫn đọc. - GV: Đọc mẫu -> Gọi 2 HS đọc - HS đọc thuộc lòng bài thơ -GV cho điểm - GV tổ chức HĐN (3N) gắn các nội dung phù hợp về NT, ND, Ý nghĩa văn bản. - Phiếu học tập - HS tự tìm hiểu, ghi ngắn gọn về tác giả và văn bản. - GT vài nét về tác giả Đỗ Phủ? Xuất sứ bài thơ này? ? Bài thơ viết theo thể thơ nào? - GV hướng dẫn đọc: giọng kể tả 3 khổ thơ đầu, giọng buồn bã, bất lực ở khổ cuối. - GV: Đọc mẫu -> Gọi 4 HS đọc. A. HDĐT: Xa ngắm thác núi Lư I. Đọc, tìm hiểu chung 1. Tác giả, văn bản: - Lí Bạch (701 - 762) nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc. - Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ tiêu biểu viết về thiên nhiên. Bài thơ do Tương Như dịch, in trong Thơ Đường Tập II (1987). 2. Đọc, chú thích: - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. II. Đọc - Hiểu văn bản: 1. Nghệ thuật: - Kết hợp tài tình giữa cái thực và cái ảo. - SD biện pháp so sánh, phóng đại. - Liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh. 2. Nội dung: - Cảnh tượng thiên nhiên núi Hương Lô tráng lệ, huyền ảo. - Tình yêu thiên nhiên say đắm. 3. Ý nghĩa: - Bài thơ khắc họa vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng, bay bổng của nhà thơ Lí Bạch. B. Đọc thêm: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” I. Đọc, tìm hiểu chung 1. Tác giả, văn bản: - Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc, tự là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê tỉnh Hà Nam. - Văn bản: Viết năm 760 khi Đỗ Phủ từ quan về sống ở phía tây Thành Đô. 2. Đọc - Chú thích: - Thể loại: viết theo loại cổ thể, ra đời trước đời Đường. ? Nêu bố cục bài thơ? * HĐ cá nhân (2p) ? Tìm những câu thơ nói về nỗi khổ của nhà thơ? ? Đó là những nỗi khổ nào? * HĐ cặp đôi (3p) ? Đỗ Phủ mơ ước những gì? ? Ước mơ đó thể hiện tình cảm nào của nhà thơ? - GV tổ chức HĐN (3N) gắn các nội dung phù hợp về NT, ND, Ý nghĩa văn bản. - Phiếu học tập. 3. Bố cục: 4 phần - Phần 1:... vào mương sa: Tả cảnh gió thu cuốn các mấy lớp tranh của tác giả. - Phần 2: Trẻ con thôn Nam... ấm ức: Kể việc trẻ con cướp tranh. - Phần 3: Giây lát... sao cho trót: Tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa. - Phần 4: Ước nhà rộng... chết rét cũng được: biểu hiện ước mơ cao cả của nhà thơ. II. Đọc - Hiểu văn bản: 1. Nỗi khổ của nhà thơ. - Mất mát về của cải + Gió thu thổi phá hư nhà. + Bị ướt lạnh trong đêm mưa dai dẳng. - Nỗi đau về tinh thần và nhân tình thế thái. + Lo lắng vì loạn lạc. + Cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách trẻ con. 2. Tình cảm cao quý của nhà thơ. - Đỗ Phủ mơ ước có “ngôi nhà rộng muôn ngàn gian” cho mọi người hân hoan vui sướng. - Nhà thơ sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc chung của mọi người “lều ta nát chịu chết rét cũng được” => Thể hiện tấm lòng vị tha chan chứa tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà thơ. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Viết theo bút pháp hiện thực, tái hiện những chi tiết, các sự việc nối tiếp, từ đó khắc họa bức tranh về cảnh ngộ những người nghèo khổ. - Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. 2. Nội dung: * Khái quát hiện thực: - Tình cảnh của kẻ sĩ nghèo. - Hiện thực cuộc sống của những người nghèo khổ. * Giá trị nhân đạo: - Nỗi thống khổ của người nghèo khổ - Mơ ước về ngôi nhà rộng vững chắc để che nắng, che mưa cho tất cả người nghèo. 3. Ý nghĩa: - Lòng nhân ái vẫn luôn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực. Hoạt động 3: Luyện tập Đọc thuộc lòng bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư. Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) Viết đoạn ngắn cảm nhận của em khi học xong bài thơ: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. Gợi ý: - Hiện thực cuộc sống của những người nghèo khổ. - Nỗi thống khổ của người nghèo khổ - Mơ ước về ngôi nhà rộng vững chắc để che nắng, che mưa cho tất cả người nghèo. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) Sưu tầm thơ Đường cùng thời ghi vào sổ tay văn học. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài cũ, nắm NT, ND, ý nghĩa 2 văn bản. - Đọc, soạn bài mới: Mùa xuân của tôi và HDĐT: Sài gòn tôi yêu. - Đọc văn bản và trả lời câu hỏi 1, 2,3 sgk phần đọc - hiểu văn bản Ngày giảng: 25/11/ 2019 (7B) Tiết 69 - Văn bản MÙA XUÂN CỦA TÔI (Vũ Bằng) HDĐTƠN: SÀI GÒN TÔI YÊU (Minh Hương) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: * Bài: "Mùa xuân của tôi" - Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng. - Cảm xúc những nét riêng về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân của Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ, tâm sự day dứt của tác giả”. - Sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm: lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dạt dào chất thơ. * Bài: "Sài Gòn tôi yêu" - Những nét đẹp riêng của Thành phố Sài Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và phong cách con người. - Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản, tùy bút. - Phân tích áng văn xuôi trữ tình dạt dào chất thơ, nhận biết và làm rõ các yếu tố trong văn biểu cảm. 3. Thái độ: - Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt: a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ, tư liệu tham khảo. 2. Học sinh: Soạn bài theo HD. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc bình dị, yên ả nhưng căng tràn sức sống và ngập tràn hạnh phúc... Cảm xúc những nét riêng về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân của Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ và tâm sự day dứt của tác giả”... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS đọc thông tin tác giả - 2p ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Vũ Bằng? ? Nêu xuất xứ của tác phẩm? - GV hướng dẫn đọc - Giọng sâu lắng, mềm mại, chú ý cách ngắt nhịp ở những câu văn dài, nhấn mạnh các cụm từ được lặp đi lặp lại. - GV đọc - 3 HS đọc nối tiếp đến hết - GV Giải thích một số từ khó SGK. ? Văn bản được viết theo thể loại nào? - HDDN đôi - 3p ? Bài văn có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần - HS theo dõi đoạn 1. * HĐ cá nhân ? Đoạn văn được mở đầu bằng kiểu câu gì? ? Để viện dẫn cho lời khẳng định đó, tác giả đã nói gì? Tìm câu văn? A. "Mùa xuân của tôi" I. Đọc, tìm hiểu chung: 1. Tác giả, văn bản: a. Tác giả: - Vũ Bằng (1913 - 1984) quê Hà Nội. - Là nhà văn nhà báo sáng tác từ trước cách mạng. - Sở trường là tuỳ bút, bút ký và truyện ngắn. b. Văn bản: - Viết trong thời gian đã xa quê khi đất nước bị chia cắt. - Là một phần trong thiên tuỳ bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” 2. Đọc, tìm hiểu chú thích: 3. Thể loại: - Tùy bút. 4. Bố cục: 3 phần - P1: Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”: Tình cảm của con người đối với mùa xuân. - P2: Tiếp đến “Mở hội liên hoan”: Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất trời và lòng người. - P3: Còn lại: Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau rằm tháng giêng ở miền Bắc. II. Đọc - Hiểu văn bản: 1. Tình cảm của con người đối với mùa xuân. - Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân. -> Dùng câu khẳng định. - Ai bảo được: Non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; Ai cấm được trai thương gái, mẹ yêu con, cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân ? Nhận xét BPNT được tg sử dụng? ? Từ những so sánh ấy, tác giả muốn khẳng định điều gì? - HS theo dõi đoạn 2. * HĐ cá nhân ? Trong hồi tưởng và cảm xúc của tác giả, mùa xuân Bắc Việt - mùa xuân Hà Nội hiên lên qua những chi tiết nào? ? Em hiểu ý nghĩa của những từ trên như thế nào? HĐN đôi - 3p - Riêu riêu: mưa phùn, hạt nhỏ, đều và kéo dài - Lành lạnh: cái lạnh nhưng vẫn mang cái ấm áp, đây là những tín hiệu của mùa xuân - Tiếng nhạn kêu: Những chú nhạn tránh rét nay mùa xuân về kêu lên những tiếng sung sướng - Đêm xanh: đêm có trăng và bầu trời trong sáng không có mây - Tiếng trống chèo: Gợi lên vẻ đẹp rất riêng của mùa xuân đất Bắc mà miền Nam không có - Câu hát huê tình: những câu hát giao duyên của những nam thanh nữ tú ? Em hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn này? ? Qua đó tg muốn nhấn mạnh điều gì? Em cảm nhận được điều gì về mùa xuân đất Bắc - mùa xuân Hà Nội? - Câu khẳng định chứa đầy cảm xúc, câu dài chia làm nhiều vế kết hợp với điệp từ “Mùa xuân”, “có” đã tạo nên những hình ảnh đẹp của mùa xuân như dồn dập sống dậy, hiện về trong ký ức của nhà văn- xa quê nhưng vẫn giữ trọn hình ảnh mùa xuân quê hương trong lòng. - Đọc đoạn “Người yêu cảnh... liên hoan” ? Những dấu hiệu điển hình nào tạo nên không khí mùa xuân đất Bắc? - Bảng phụ => NT: Liệt kê, điệp ngữ, so sánh => Yêu và mê luyến mùa xuân là lẽ tự nhiên trong tâm hồn tình cảm của mọi người. 2. Cảnh sắc không khí mùa xuân của đất trời và lòng người. - Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, hơi xuân tràn ngập đất trời. - Âm thanh tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình. -> NT: Liệt kê, điệp ngữ, tả thực => Nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc - Mùa xuân Hà Nội - Mùa xuân rất thanh bình, yên ả. - Thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung. - Không cần uống rượu mạnh cũng như lòng say sưa một cái gì đó. - Mùa xuân... làm cho người ta phát điên ? Đoạn văn biểu cảm bằng nghệ thuật gì? - GV: Liên hệ thực tế, giải nghĩa từ ngữ ? Với những hình ảnh so sánh này, tác giả cho ta cảm nhận được điều gì khi mùa xuân đến? “ Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” - GV: Cảnh sắc sau ngày rằm tháng giêng có gì khác... - HS đọc đoạn 3 * HĐ cá nhân ? Nhà văn đã phát hiện một vẻ đẹp khác nữa của mùa xuân đất Bắc sau ngày rằm tháng giêng, vẻ đẹp ấy được tg thể hiện qua những chi tiết nào? ? Tác giả SD nghệ thuật nào? ? Cảnh sắc mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng hiện lên ntn? Những hình ảnh thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng không sôi động rực rỡ bằng những ngày tết mà như bình tĩnh lại, như đang tích tụ chưng cất sức sống của mùa xuân để nối tiếp cuộc tuần hoàn kỳ diệu trong đời sống con người, đất trời, cỏ cây. lên... - Nhựa sống... căng lên như màu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối... - Tim người ta như trẻ hơn, đập mạnh hơn - Ra đường thấy ai cũng muốn yêu thương, về nhà cũng thấy yêu thương. - Nhang trầm, đèn nến, gia đình đoàn tụ. - Trong lòng như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng... -> NT: So sánh, liệt kê => Mùa xuân đem đến cho con người niềm yêu cuộc sống, vui sống, yêu tha thiết thiên nhiên, yêu đời, mùa xuân còn mang nét đẹp của phong tục tập quán riêng của người Việt Nam đó là không khí đầm ấm trong gia đình. 3. Không khí và cảnh sắc mùa xuân sau ngay rằm tháng giêng. - Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác - Trời hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn. - Những vệt xanh tươi hiện ở trên trời. - Ong đi kiếm nhụy hoa. - Trên nền trời trong có những vệt sáng hồng. - Bữa cơm giản dị... -> NT: Liệt kê, so sánh => Mùa xuân ấm áp trong trẻo, sức sống lan toả trong con người và cảnh vật. Không gian rộng rãi, sáng sủa, không khí đời thường giản dị, ấm cúng. ? Nhận xét về mạch cảm xúc và việc lựa chọn từ ngữ, câu văn của tg trong đoạn tùy bút? ? Những BPNT nào đã được tg sử dụng? ? Những đặc sắc về nội dung, ý nghĩa của bài tuỳ bút. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê. - Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh. - Có nhiều so sánh, liên tưởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ. 2. Nội dung, ý nghĩa: - Vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc bình dị, yên ả nhưng căng tràn sức sống và ngập tràn hạnh phúc. - Sự gắn bó máu thịt của con người với quê hương - Một biểu hiện cụ thể của lòng yêu Tổ quốc. Hoạt động 3: Luyện tập Đọc diễn cảm đoạn văn em thích nhất trong bài? Vì sao em thích? Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) Viết đoạn văn cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân trên quê hương em ở. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo GV giới thiệu bài thơ: Chợ tết của Đoàn Văn Cừ V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU * HD ĐT ở nhà: Sài Gòn tôi yêu - HS đọc và tìm hiểu NT, ND, Ý nghĩa văn bản. 1. Nghệ thuật: - Tạo bố cục văn bản theo mạch cảm xúc về thành phố Sài Gòn. - Sử dụng ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ. - Lối viết nhiệt tình, có chỗ hóm hỉnh, trẻ trung. 2. Nội dung, ý nghĩa: Văn bản là lời bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả đối với thành phố Sài Gòn. 4.2. Dặn dò: - Ôn tập toàn bộ kiến thức văn bản đã học. - Soạn bài tiết 70: Chơi chữ ? Thế nào là phép chơi chữ? Tìm thêm ví dụ? ? Tác dụng của phép chơi chữ? ? Các lối chơi chữ. Ngày giảng: 25/11/ 2019 (7B) Tiết 70 - TV. CHƠI CHỮ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là phép chơi chữ, tác dụng của phép chơi chữ. - Các lối chơi chữ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết phép chơi chữ. - Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản. 3. Thái độ: - HS có ý thức sử dụng phép chơi chữ phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt: a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chuẩn bị một số ví dụ về phép chơi chữ, bảng phụ. 2. Học sinh: Soạn bài theo HD, sưu tầm một số ví dụ về phép chơi chữ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm (đôi, bốn), trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động GV đưa câu đố - HS giải đố: “Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn” -> con ngựa “ Ngả ra cho thế gian ngồi Rồi ra mang tiếng là người bất trung.” -> cái phản Ở dân tộc nào, ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng chơi chữ. Tuy nhiên ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, hiện tượng chơi chữ được biểu hiện một cách khác nhau. Vậy ngôn ngữ tiếng Việt thể hiện cách chơi chữ như thế nào, có tác dụng gì, có những cách chơi chữ nào? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS đọc ví dụ SGK. - HĐ cá nhân - 2p ? Em hãy giải thích nghĩa của các từ “lợi” trong bài ca dao? I. THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ. 1. Ví dụ: SGK - Lợi1: lợi ích, lợi lộc. - Lợi2,3: bộ phận bao xung quanh răng, giữ cho răng chắc. ? Các từ “lợi” này có gì giống và khác nhau? - Giống về âm thanh, nghĩa khác nhau ? Sử dụng từ “lợi” trong bài ca dao dựa vào hiện tượng gì? Mục đích? ? Việc sử dụng từ “lợi” trong ví dụ trên có tác dụng gì? - GV: Ở đây bà già hỏi chuyện lợi lộc, thầy bói chiều theo ý bà mà trả lời bằng cách cố ý dùng từ lợi nhưng theo một nghĩa khác, không liên quan gì với từ lợi trước. Hai từ đồng âm này đã tạo nên chất hài hước cho bài ca dao. Tiếng cười bật ra sau khi hiểu được hàm ý của tác giả dân gian: Bà đã già rồi, lấy chồng làm gì nữa. GV: Việc sử dụng từ ngữ như vậy gọi là chơi chữ. ? Em hiểu thế nào là chơi chữ? ? Nhận biết hiện tượng chơi chữ trong các câu sau: - Dùng bảng phụ, học sinh đọc ví dụ. ? Chỉ rõ lối chơi chữ trong các ví dụ trên? - HĐN 4 nhóm - mỗi nhóm 1 ví dụ. - Đại diện báo cáo, nhận xét. - GV: Cách nói những từ ngữ có âm thanh gần giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau người ta gọi đây là cách nói trại âm. Cách nói này thường nhằm một dụng ý nhất định. Nói như vậy người ta gọi là chơi chữ. -> Dựa vào hiện tượng đồng âm, chế giễu bà già đã già rồi còn tính chuyện lấy chồng. => Tạo sự dí dỏm, hài hước để châm biến nhẹ nhàng. 2. Bài học: SGK - Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuối gọi là núi non. - Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. II. CÁC LỐI CHƠI CHỮ. 1. Ví dụ: SGK a. Từ “ranh tướng” - “danh tướng” -> Gần âm - lời nói có ý giễu cợt Na-va. - Từ “nồng nặc” - tiếng tăm -> Tạo ra sự tương phản về ý nghĩa => Châm biếm, đả kích Na-va. b. Chơi chữ bằng điệp phụ âm: m c. Chơi chữ bằng cách nói lái. - cá đối - cối đá - mèo cái - mái kèo d. sầu riêng: (1): Trạng thái tâm lí tiêu cực. (2): Một loại quả ở Nam bộ. - vui chung: Trạng thái tâm lí tích cực -> Chơi chữ bằng từ nhiều nghĩa, trái nghĩa. ? Qua các ví dụ trên em hay cho biết có những lối chơi chữ nào? (5 lối chơi chữ) - GV giải thích: Trại: nói chệch đi một chút một cách có ý thức. Ví dụ: - Trùng trục như con bò thui Chín mắt chín mũi chín đuôi, chín đầu. - GV đưa VD về hiện tượng đồng nghĩa - Chuồng gà kê sát chuồng vịt. (kê - yếu tố Hán Việt, nghĩa là “gà”) * Hoạt động 3: Luyện tập - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - HĐ cá nhân và trả lời miệng - GV nhận xét, bổ sung. * Liu điu (rắn nước), rắn (rắn thường), hổ lửa (rắn có nọc độc), mai gầm (cạp nong, rắn độc), ráo (rắn ráo), lằn (rắn thằn lằn) trâu (rắn hổ trâu), hổ mang (rắn độc). ? Em có nhận xét gì về các từ ngữ trên? - Chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau. - HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu. - HĐN đôi (4p) - báo cáo, nhận xét. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. 2. Bài học: SGK III. LUYỆN TẬP 1. Bài tập1: Cho biết tác giả dùng từ ngữ nào để chơi chữ. - liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu, hổ mang. -> Những từ ngữ chỉ họ hàng nhà rắn 2. Bài tập 2: Tiếng nào chỉ sự vật gần gũi nhau, đó có phải là hiện tượng chơi chữ không? - Thịt, mỡ; dò, nem, chả: Thuộc nhóm thức ăn liên quan đến chất liệu thịt. -> Chơi chữ dùng từ gần nghĩa, từ đồng âm. - Nứa, tre, trúc, hóp: Thuộc nhóm từ chỉ cây cối, thuộc họ tre. -> từ đồng âm, từ gần nghĩa. => Tạo sự liên tưởng ngữ nghĩa lí thú là hiện tượng chơi chữ. Hoạt động 4: Vận dụng ? Thế nào là chơi chữ? Có các lối chơi chữ nào? Tìm thêm ví dụ? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) - Sưu tầm một số câu thơ, câu đố có sử dụng lối chơi chữ. IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc lòng ghi nhớ SGK, làm bài tập 3. - Soạn bài: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. - Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nghệ sĩ, chất nghệ sĩ ở Bác. - Tấm lòng yêu nước nồng nàn của Người. - Thêm yêu thiên nhiên, đất nước, khâm phục và kính trọng Bác... Ngày giảng: 27/11/ 2019 (7B) Tiết 71 - TLV LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng: - Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. - Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể. - Nói được từng phần, đoạn văn theo dàn ý. 3. Thái độ: - Có hứng thú với bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt: a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Dàn ý, một số đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" 2. Học sinh: Lập dàn ý, viết bài văn hoàn chỉnh. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày trước nhóm, lớp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: a. Kiểm tra bài cũ: ? Bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học có bố cục mấy phần? Nêu rõ nhiệm vụ của mỗi phần? b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động Để giúp các em tự tin và vững vàng hơn khi trình bày một vấn đề trước tập thể đông người. Giờ luyện nói sẽ phần nào rèn cho các em điều đó. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Giáo viên cung cấp đề. ? Xác định thể loại? ? Hãy xác định đối tượng biểu cảm? I. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. 1. T×m hiÓu ®Ò vµ t×m ý - Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Đối tượng biểu cảm: Bài thơ “Cảnh khuya” - Hồ Chí Minh GV: Em định trình bày những tình cảm gì đối với bài thơ? - Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nghệ sĩ, chất nghệ sĩ ở Bác. - Tấm lòng yêu nước nồng nàn của Người. - Thêm yêu thiên nhiên, đất nước, khâm phục và kính trọng Bác... ? Mở bài nêu những nội dung nào? ? Thân bài cần nêu những ý nào? ? Kết bài cần nêu điều gì? Giáo viên chốt dàn bài theo bố cục ba phần. Hoạt động 3: Luyện tập - GV chia thành 4 nhóm. - Yêu cầu: Nói lần lượt từng phần từ mở bài -> kết bài. - Nhóm trưởng quản lý điều hành các tổ viên trình bày bài của mình trong 15 phút. - Lần lượt từng học sinh nói. - Các bạn khác nhận xét về tư thế, tác phong, diễn đạt và nội dung trình bày. - Tổ trưởng nhận xét khái quát. - GV gọi 2 đối tượng HS (K, TB) trình bày trước lớp. ? Hãy nhận xét bạn trình bày? - GV sửa chữa, bổ sung. - GV trình bày một số đoạn văn đã chuẩn bị cho học sinh học tập. 2. Lập dàn ý a. Mở bài: - Giới thiệu về bài thơ. - Ấn tượng, cảm xúc của mình về bài thơ. b. Thân bài: Nêu cảm nghĩ của em: - Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong bài thơ. - Cảm nghĩ về nhân vật trữ tình trong bài thơ. c. Kết bài: - Tình cảm của em đối với bài thơ. II. Luyện nói: 1. Học sinh nói trước tổ: 2. Học sinh nói trước lớp: Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về văn bài thơ: Bánh Trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_1516_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf