A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu được tinh thần thơ mới trên cả hai bình diện văn chương và xã hội.
- Thấy được những nét đặc sắc trong cách nghị luận của Hoài Thanh.
1/ Kiến thức
- Quan niệm về thơ mới và nhận thức ý nghĩa thời đại của thơ mới.
- Đặc sắc trong cách nghị luận của Hoài Thanh.
2/ Kĩ năng
Đọc-hiểu văn bản nghị luận.
3/ Thái độ
Trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo, gợi dẫn.
- Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ, “Thi nhân Việt Nam” .
2/ Học sinh
Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
10 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 32 - Tiết 107 đến tiết 111, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Ngày soạn: 01/04/2012
Tiết 107+108+109+TC31
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
(Trích “Thi nhân Việt Nam”)
- Hoài Thanh -
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu được tinh thần thơ mới trên cả hai bình diện văn chương và xã hội.
- Thấy được những nét đặc sắc trong cách nghị luận của Hoài Thanh.
1/ Kiến thức
- Quan niệm về thơ mới và nhận thức ý nghĩa thời đại của thơ mới.
- Đặc sắc trong cách nghị luận của Hoài Thanh.
2/ Kĩ năng
Đọc-hiểu văn bản nghị luận.
3/ Thái độ
Trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo, gợi dẫn...
- Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ, “Thi nhân Việt Nam” ...
2/ Học sinh
Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2/ Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi
Em hiểu như thế nào quan niệm của tác giả về tầm quan trọng của luân lí xã hội qua đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta?
Chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay còn có ý nghĩa thời sự không? Tại sao?
3/ Bài mới
* Dẫn nhập
Xưa nay cái tên phê bình làm người ta dễ nghĩ đến sự phê phán (trên thực tế cũng có những tác phẩm phê bình phê phán cái chưa đẹp, phản thẩm mĩ trong nghệ thuật). Nhưng sứ mệnh chính của phê bình văn học vẫn là phát hiện ra những vẻ đẹp nghệ thuật ẩn dấu trong tác phẩm. Giống như nghệ sĩ, nhà phê bình không chỉ hướng tới sự đồng tình của nguời đọc về phương diện lí trí mà còn tạo ra những cảm xúc thẩm mĩ, sự đồng tình của bạn đọc đối với mình. Chính vì vậy, không chỉ sử dụng ngôn từ chính xác, hệ thống lập luận khoa học mà nhà phê bình còn vận dụng cả lối viết giàu hình ảnh, có cảm xúc, mang tính nghệ thuật. Đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh thể hiện rất rõ những đặc điểm này. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích đó.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
- Hs đọc phần tiểu dẫn/Sgk.
- Em hãy nêu những nét chính về tác giả Hoài Thanh?
- Em đã đọc những tác phẩm nào của Hoài Thanh?
- Dựa vào Sgk và những hiểu biết của em hãy nêu vài nét chính về đoạn trích?
- Gv mở rộng: Thi nhân Việt Nam: Gồm 3 phần:
Phần 1: Cung chiêu anh hồn Tản Đà và tiểu luận một thời đại trong thi ca
(Nguồn gốc quá trình phát triển của thơ mới; sự phân hóa của thơ mới; định nghĩa thơ mới và sự phân biệt thơ mới với thơ cũ).
Phần 2: 169 bài thơ của 46 nhà thơ (1932 – 1941)
Phần 3 Nhỏ to - lời tác giả.
à Với tập sách này, Hoài Thanh xứng đáng được xem là người đại diện ý thức cho phong trào Thơ mới. Đây là cuốn sách tuyển chọn Thơ mới "bằng cặp mắt xanh sáng suốt và tinh tế, kèm theo một bài tổng kết rất công phu và có giá trị khoa học về phong trào văn học này cùng với nhiều lời bình ngắn gọn mà đầy tài hoa về các hồn thơ"
- Gv hướng dẫn Hs đọc văn bản. Yêu cầu đọc rõ ràng, cảm xúc.
- Hs đọc.
- Em hãy phân chia bố cục của đoạn trích.
* Hoạt động 2. Đọc - hiểu văn bản
- Hs theo dõi đoạn 1.
- Trước khi đưa nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới, Hoài Thanh đã nêu ra những khó khăn. Em hãy cho biết, theo Hoài Thanh, cái khó của việc xác định tinh thần thơ mới là gì ?
- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Gv chốt.
- Nhận xét về câu văn, giọng văn của tác giả khi nêu ra những khó khăn ?
- Sau khi nêu lên những khó khăn, tác giả đã đề xuất nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới. Đó là nguyên tắc gì?
- Nguyên tắc tác giả đưa ra có sức thuyết phục không ? Vì sao ? Hãy nhận xét.
- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi. Gv chốt.
- Với nguyên tắc (phương pháp) tìm hiểu tinh thần thơ mới như vậy, em hãy cho biết điều cốt yếu mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bấy giờ là gì? Nói cách khác tinh thần thơ mới là gì?
- Tác giả đã dùng phương pháp nào để hiểu về chữ tôi?
- Gv chốt: Như vậy, chữ tôi của thơ mới được nhìn nhận trong mối quan hệ gắn bó với văn chương, xã hội, thời đại. Điều này giúp ta thấy ý nghĩa văn chương và ý nghĩa xã hội to lớn mà thơ mới đem lại. Cách trình bày vừa chặt chẽ, sắc sảo vừa giàu hình ảnh, cảm xúc tạo được sức lôi cuốn lớn và rất có sức thuyết phục. Đồng thời giúp tác giả khái quát, chứng minh một cách thuyết phục những luận điểm khoa học mình đưa ra.
- Nhận xét về sự khái quát và cách nhìn nhận, đánh giá trình bày của tác giả?
- Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam là cái tôi với cái nghĩa tuyệt đối. Vậy khi mới xuất hiện cái tôi ấy hiện ra như thế nào và sau đó nó được mọi người đón nhận ra sao ?
- Hs trình bày.
- Gv nhận xét, ghi bảng.
- Theo em, vì sao tác giả lại cho rằng “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại “đáng thương” và “đáng tội nghiệp”?
- Gv mở rộng “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên, và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”
(Hoài Thanh)
- Hs đọc lại đoạn: “Đời chúng ta...Huy Cận”.
- Em hãy vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung đoạn trích.
- Gv hướng dẫn.
- Gọi một Hs lên bảng vẽ.
- Hs vẽ vào vở.
- Từ sự phân tích, đánh giá về sự tội nghiệp, đáng thương của cái tôi thơ mới, tác giả khái quát và cho rằng đó là “tất cả cái bi kịch đương diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên”. Vậy theo em, bi kịch của người thanh niên thời ấy là gì?
- Gv mở rộng: Vũ Hoàng Chương đau đớn "Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ", Chế Lan Viên cũng thất vọng vô cùng: "Với tôi tất cả như vô nghĩa - Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau", Xuân Diệu thì bức bối, ngột ngạt "Tôi là con nai bị chiều đánh lưới - Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối", Hôm nay trời nhẹ lên cao, tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn ; Huy cận: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”; Thế Lữ: “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, ta nằm dài trông ngày tháng dần qua => Buồn, cô đơn, bế tắc.
- Mang trong mình bi kịch chung của thời đại, người thanh niên thời ấy đã giải quyết bi kịch đời mình bằng cách nào? Vì sao họ lựa chọn cách giải quyết ấy?
- Em có nhận xét gì về giọng văn, câu văn của tác giả khi trình bày cách giải quyết bi kịch của các nhà thơ mới?
- Gv giảng: Huy Cận từng thổ lộ:
Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng đất nước còn ngồi bên con
... Đời bao tâm sự thiết tha
Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ.
- Qua bi kịch và cách giải quyết bi kịch của các nhà thơ mới, thế hệ thanh niên thời ấy, ta còn hiểu thêm được gì về tâm tư, tình cảm của những con người này? Hãy nhận xét.
* Hoạt động 3. Tổng kết
- Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
* Hoạt động 3. Củng cố, luyện tập
- Gv phát phiếu học tập cho từng bàn.
- Hs làm việc theo bàn.
- Đại diện bàn trình bày. Giải thích lí do lựa chọn đáp án.
- Gv viết yêu cầu bài tập 2 lên bảng.
- Hs đọc.
- Hs nêu hướng giải quyết.
- Gv nhận xét, hướng dẫn Hs làm bài.
- Hs làm bài vào vở.
- Gv kiểm tra.
- Gv nêu yêu cầu bài tập 3.
- Hs suy nghĩ trả lời.
- Gv nhận xét, chốt.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/Tác giả
- Hoài Thanh (1909-1982).
- Quê: Nghi trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.
- Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học. Các tác phẩm chính: Cuốn Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (Năm 1941 - 1944), Có một nền văn hóa Việt Nam (1946), Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1949)...
- Hoài Thanh có biệt tài trong thẩm thơ, ông “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Cách phê bình của ông nhẹ nhàng,
tinh tế, tài hoa và luôn thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh!
=> Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Năm 2000 được tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2/ Tác phẩm
- Đoạn trích thuộc phần đầu của quyển “Thi nhân việt nam”, là phần cuối của tiểu luận “Một thời đại trong thi ca”
-Văn bản nghị luận về một vấn đề văn học.
- Bố cục 3 phần:
+ Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới.
+ Tinh thần thơ mới: chữ tôi
+ Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/ Nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới
* Khó khăn
- Ranh giới giữa thơ mới thơ cũ không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận ra: Trời đất không phải dựng lên cùng một lần...hôm nay phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ.
- Cả thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở: Khốn nỗi cái tầm thường cái lố lăng chẳng phải của riêng thời nào.
- Giá các nhà thơ mới...thì tiện cho ta biết mấy... Giá trong thơ cũ ... thì cũng tiện cho ta biết mấy...Khốn nỗi....Âu là ta đành phải nhận rằng...
=> Bằng những câu văn giả định, cảm thán, với một giọng điệu thân mật, gần gũi, thiết tha, bức xúc mà chân thành, tác giả đã nêu lên được cái khó khăn mà cũng là cái khao khát của kẻ yêu văn quyết tìm cho được tinh thần thơ mới.
* Nguyên tắc (phương pháp)
+ Sánh bài hay với bài hay, không căn cứ vào bài dở. (Phương pháp so sánh)
+ Nhìn vào đại thể, không nhìn vào cục bộ. (Cái nhìn biện chứng, nhiều chiều, không phiến diện)
=> Nguyên tắc ấy có sức thuyết phục. Bởi vì cái dở thời nào cũng có nó chẳng tiêu biểu gì hết, nó cũng không đủ tư cách đại diện cho thời đại và nghệ thuật luôn có sự tiếp nối giữa cái cũ và cái mới. Đồng thời nhìn nhận đánh giá phải nhìn nhận toàn diện.
2/ Tinh thần thơ mới
* Tinh thần thơ mới: Chữ tôi - với cái nghĩa tuyệt đối của nó.
* Cách hiểu về chữ tôi : So sánh
Thời xưa – Thơ cũ: Chữ Ta
Thời nay – Thơ mới: Chữ tôi
Giống nhau
Giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta.
Khác nhau
+ Không có cá nhân chỉ có đoàn thể, lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả.
+ Không tự xưng hoặc ẩn mình sau chữ ta.
+ Thảng hoặc học cũng ghi hình ảnh họ...thảng trong văn thơ họ cũng dùng đến chữ tôi...Song.. không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyện với mình, hay – thì cũng thế - với tất cả mọi người.
+ Quan niệm cá nhân, gắn liền với cá nhân, cá thể.
+ Đi theo chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống chi bây giờ nó đến một mình.
+ Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện.
=> Thơ cũ là tiếng nói của cái ta, gắn liền với đoàn thể, cộng đồng, dân tộc. Thơ mới là tiếng nói của cái Tôi với nghĩa tuyệt đối, gắn liền với cái riêng, cái cá nhân, cá thể.
* Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu được kết hợp chặt chẽ với cái nhìn biện chứng, lịch sử, nhiều chiều:
- Đặt cái tôi trong mối quan hệ đối chiếu với cái ta.
- Đặt cái tôi trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thanh niên đương thời để phân tích, đánh giá.
- Đặt cái tôi trong cái nhìn lịch sử để nhận định: Lịch sử xuất hiện, lịch sử phát triển, lịch sử tiếp nhận...
3/ Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.
* Ngày thứ nhất: Nó thực bỡ ngỡ, như lạc loài nơi đất khách =>khó chịu, ác cảm.
* Ngày một ngày hai: Nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá !=>quen dần và thương cảm.
=> Đặt cái tôi trong cái nhìn lịch sử để xem xét. Giọng điệu giàu cảm xúc.
* Cái tôi đáng thương và đáng tội nghiệp vì:
+ Mất cốt cách hiên ngang: không có khí phách ngang tàng như Lí Bạch, không có lòng tự trọng khinh cảnh cơ hàn như Nguyễn Công Trứ.
+ Rên rỉ, khổ sở, thảm hại.
+ Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát li thực tại nhưng lại rơi vào bi kịch:
Chúng ta – chữ tôi
Thoát lên tiên
Phiêu lưu trong trường tình
Điên cuồng
Say đắm
Động tiên đã khép
Tình yêu không bền
Rồi tỉnh
Vẫn bơ vơ
Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta ...
=> Cách trình bày có tính khái quát cao (về sự bế tắc của cái tôi thơ mới và phong cách riêng của từng nhà văn), lập luận logic, chặt chẽ nhưng cách diễn đạt lại giàu cảm xúc và có tính hình tượng.
* Bi kịch của người thanh niên thời ấy: Cô đơn, buồn chán, tìm cách thoát li thực tại vì thiếu lòng tin vào thực tại nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc. (Đây cũng chính là đặc trưng cơ bản của thơ mới). Cái tôi bi kịch này “đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại” nên nó vừa có ý nghĩa văn chương vừa có ý nghĩa xã hội.
* Giải quyết bi kịch
+ Gửi cả vào tiếng việt.
+ Bởi vì: Họ yêu vô cùng thứ tiếng đã chia sẻ buồn vui với cha ông; vì họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt; vì tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua; vì họ muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng; vì họ tin rằng tiếng ta còn, nước ta còn; vì họ cần tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai.
+ Giọng văn giàu cảm xúc của người trong cuộc giãi bày, đồng cảm, chia sẻ; với những câu văn mềm mại uyển chuyển.
=> Các nhà thơ mới, thế hệ thanh niên thời ấy đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước thầm kín. Tất cả tình yêu thương ấy được họ dồn cả vào tình yêu tiếng Việt. Bởi họ tin rằng: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn ; tiếng ta còn, nước ta còn.
III. TỔNG KẾT
1/ Nghệ thuật
Kết hợp một cách hài hòa giữa tính khoa học và tính văn chương nghệ thuật. Luận điểm khoa học, chính xác, mới mẻ; kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm cũng như nghệ thuật lập luận rất chặt chẽ, logic. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng một cách khéo léo, tài tình có khả năng khơi gợi và tạo sức cuốn hút lớn...
2/ Nội dung
Chỉ ra được nội dung cốt lõi của tinh thần thơ mới: cái tôi và nói lên cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên hồi bấy giờ. Đánh giá được thơ mới trong cả ý nghĩa văn chương và xã hội.
IV. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
1/ Phiếu học tập
2/ Có ý kiến cho rằng “với thơ mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới” Em hiểu ý kiến trên như thế nào?
Gợi ý:
- Xét về tiến trình lịch sử văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ mới đi vào quỹ đạo mới từ văn học trung đại sang hiện đại.
- Nội dung: thể hiện rõ quan niệm cá nhân, “khát vọng được thành thực. Một nỗi khát vọng khẩn thiết đến đau đớn.”
- Phương thức biểu hiện: đổi mới về thể loại, thi pháp, nghệ thuật ngôn từ, sự cách tân về số câu, số chữ...
- Đội ngũ nhà thơ tài năng.
- Có một lớp công chúng mới khẳng định sự thành công của nó trong đời sống văn học và xã hội.
3/ Em hiểu như thế nào ý của Hoài Thanh khi nhận định về thơ mới là “nó đáng thương...nó tội nghiệp quá...”?
Gợi ý:
- Nó không còn cốt cách hiên ngang như ngày trước.
- Thơ mới nói lên cái bi kịch của lớp thanh niên không có lối thoát. Những người có tâm huyết với dân tộc nhưng không đủ khí phách vùng dậy giành độc lập tự do, đành phải nấp mình “dưới những lớp phù hiệu dễ dãi”.
4/ Dặn dò
- Học bài cũ.
- Tìm đọc cuốn “Thi nhân Việt Nam” và những tác phẩm khác của Hoài Thanh.
- Viết hoàn chỉnh phần bài tập luyện tập.
- Soạn bài: Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận
+ Liệt kê những tác phẩm kịch và văn nghị luận đã được học hoặc đã đọc.
+ Đọc trước bài.
PHỤ LỤC: Phiếu học tập
Theo Hoài Thanh, điều cốt lõi mà thơ mới đã đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ là gì?
Câu 1:
b. Cái ta
a. Nỗi buồn
d. Phong cách thơ mới
c. Cái tôi
Cái tôi trong thơ mới được Hoài Thanh đánh giá, nhận xét như thế nào?
Câu 2:
a. Giàu sức sống
b. Bế tắc, khổ sở, đầy bi kịch
d. Thờ ơ, lạnh nhạt
c. Mang bi kịch
Người trí thức, thanh niên thời đại đã giải quyết bi kịch bằng cách nào?
Câu 3:
a. Trốn tránh
b. Không tìm cách giải thoát
c. Thoát lên tiên
d. Mọi người thương hại
c. Mọi người thông cảm
a. Chào đón nồng nhiệt
Khi cái tôi (với ý nghĩa tuyệt đối) vừa xuất hiện, mọi người có thái độ như thế nào?
Câu 4:
d. Gửi tâm hồn vào tiếng Việt
-------------------------------------{----------------------------------------
Ngày soạn: 04/04/2012
Tiết 110 + 111
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu được một số đặc điểm của thể loại văn học: kịch và nghị luận.
- Cảm nhận được tác phẩm kịch, nghị luận căn cứ vào những đặc điểm thể loại.
1/ Kiến thức
- Kịch và yêu cầu đọc-hiểu văn bản kịch.
- Nghị luận và yêu cầu đọc - hiểu văn nghị luận.
2/ Kĩ năng
- Đọc-hiểu kịch bản văn bản, nghị luận.
3/ Thái độ
- Có niềm đam mê khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm kịch, nghị luận.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo...
- Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án powerpoint, máy chiếu...
2/ Học sinh
Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2/ Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của Hs.
3/ Bài mới
* Dẫn nhập
Trong hoạt động sáng tạo và tiếp nhận văn học, cũng như trong nghiên cứu và giảng dạy văn học, kịch và nghị luận là hai thể loại khó nắm bắt. Đối với học sinh, việc hiểu rõ đặc trưng của hai thể loại này, nắm chắc những yêu cầu về đọc kịch bản văn học và văn nghị luận có tác dụng thiết thực trong việc học các tác phẩm kịch và tác phẩm nghị luận. Để giúp các em học tốt hơn hai thể loại này, cô và các em cùng đi vào bài học “Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận”
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1. Tìm hiểu thể loại kịch
- Gọi một Hs đọc phần I/Sgk.
- Hs theo dõi Sgk.
- Em hãy trình bày khái niệm kịch.
- GV giới thiệu lịch sử của kịch: Ngay từ thuở bình minh của nền văn học Hi-La cổ đại, kịch đã xuất hiện và khẳng định vị trí của một thể loại văn học thượng đẳng. Ở những giai đoạn tiếp theo trong lịch sử châu Âu, kịch có một sức phát triển vượt trội và rực rỡ, xuất hiện nhiều kịch gia lỗi lạc, xứng tầm nhân loại. Đó là: Corneill, Racine, Molièr, B.Shaw, Ionesco, Beckett, Hugo,..Ở Việt Nam, người ta biết đến kịch như một thể loại văn học vào đầu thế kỉ XX, phương Tây đã rọi luồng ánh sáng cho cái mầm non của kịch nước nhà nhú mầm và phát triển. Vũ Đình Long, Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Vũ...chính là những cây bút đã viết nên lịch sử của thể loại kịch ở Việt Nam. (Có hình ảnh minh họa)
- GV: Cho HS xem trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài”.
- Hs theo dõi.
- Sau khi xem xong trích đoạn kịch, em thấy để dàn dựng được một vở kịch trình diễn trên sân khấu kịch, cần có những yếu tố nào?
(Kịch bản, diễn viên, đạo diễn, âm thanh, ánh sáng, hóa trang,...)
- Từ những kịch bản văn học các em đã được học và trích đoạn kịch mà các em vừa xem, hãy cho biết kịch có những đặc trưng nào?
- Theo em, xung đột kịch là gì? Xung đột kịch có vai trò như thế nào trong một tác phẩm kịch?
- GV: Nhưng, nếu như thơ lấy tâm trạng của nhân vật trữ tình làm đối tượng phản ánh, văn xuôi lựa chọn dung lượng hiện thực rộng lớn để phản ánh cuộc sống thông qua một hệ thống hình tượng nhân vật thì kịch lại phản ánh đời sống thông qua xung đột. Vì thế, Pha-đê-ép cho rằng: “Xung đột là cơ sở của kịch”.
- Vậy xung đột kịch trong vở “Vũ Như Tô” là gì?
Ví dụ: mâu thẫn giữa tầng lớp thống trị với giai cấp thống khổ, mâu thuẫn này đã kéo theo mâu thuẫn khác dẫn đến bi kịch của Đan Thiềm, Vũ Như Tô.
- GV: Xung đột kịch gồm có xung đột bên ngoài (va chạm tính cách giữa các nhân vật, sự đấu tranh với hoàn cảnh sống, xung đột giữa các gia đình, dòng họ, thế hệ, tầng lớp xã hội...) và xung đột bên trong (những va đập của tâm hồn)
- Xung đột kịch được cụ thể hóa thông qua hành động và ngôn ngữ của nhân vật kịch. Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu hành động kịch. Vậy, theo em hành động kịch là gì?
- GV: Xung đột kịch càng phát triển thì nó sẽ thúc đẩy hành động kịch phát triển. Thông qua hành động kịch, người ta thấy được mức độ tăng tiến của xung đột kịch.
Ví dụ: Thị Kính cắt râu Thiện Sĩ à Thiện Sĩ hét toáng lên à mẹ chồng mắng chửi, đuổi đi...
- Ngôn ngữ kịch là gì? Ngôn ngữ kịch được phân thành mấy loại? Giải thích đặc điểm của từng loại ngôn ngữ kịch. Vai trò của chúng?
(Ngôn ngữ kịch bao gồm: chỉ dẫn sân sấu (thuyết minh cách bài trí sân khấu, chú thích không gian, thời gian, chỉ dẫn hành vi, cử chỉ, thái độ của nhân vật) + lời nói của nhân vật kịch, không có ngôn ngữ người kể chuyện như trong văn xuôi. Ở đây chỉ xét ngôn ngữ của nhân vật kịch. Ngôn ngữ kịch gián tiếp mang chức năng trần thuật, đồng thời bộc lộ quan điểm của nhà văn)
- Một đặc trưng của ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ kịch mang tính hành động và khẩu ngữ cao. Vì sao?
- Hs trả lời.
- GV khái quát: Hành động kịch và ngôn ngữ kịch được thực hiện bởi các nhân vật, qua đó bộc lộ mâu thuẫn, xung đột kịch và tô đậm tính cách nhân vật.
- Dựa trên những cơ sở nào để có thể phân loại kịch? Phân loại kịch theo từng cơ sở.
- GV: Giải thích các khái niệm thể loại, lấy dẫn chứng về từng thể loại (bi kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét, Vũ Như Tô...;hài kịch: Trưởng giả học làm sang, Lão hà tiện...;kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Bắc Sơn, Tôi và chúng ta...)
- HS đọc phần 2.
- Yêu cầu đọc kịch bản văn học là gì? Lí giải.
- Gv nhận xét, chốt, trình chiếu những ý chính.
* Hoạt động 2. Tìm hiểu nghị luận
- Hs đọc mục II/Sgk.
- Em hãy cho biết nghị luận là gì?
- Gv chiếu một vài hình ảnh về những tác phẩm nghị luận đã học.
- Hs trình bày tên tác giả, tác phẩm, thể loại.
- Hs lấy thêm ví dụ.
- Hãy nêu những đặc trưng của văn nghị luận?
- Hs trình bày.
- Gv chốt, trình chiếu.
- Người ta dựa vào đâu để phân loại văn nghị luận?
- Những yêu cầu nào khi đọc văn nghị luận?
- Hs trình bày.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 3. Luyện tập
- Hs đọc yêu cầu bài tập 1.
- Hs nhắc lại khái niệm xung đột kịch.
- Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (Trích kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia)
- Hs làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt.
- Hs đọc yêu cầu bài tập 2.
- Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác – Ăng-ghen.
- Hs đọc thầm lại văn bản.
- Hs làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt.
I. KỊCH
1/ Khái lược về kịch
a. Khái niệm
- Kịch: là loại hình nghệ thuật tổng hợp được diễn trên sân khấu và trong điện ảnh.
b. Đặc trưng của kịch
* Xung đột kịch
- “Xung đột là cơ sở của kịch”. (Pha-đê-ép)
- Xung đột phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội và thời đạià mang tính lịch sử cụ thể.
+ Xã hội cổ đại: thế giới quan thần linh chủ nghĩa, tư tưởng định mệnh > < khát vọng làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân của con người.
+ Xã hội chủ nô: nô lệ > < bọn chủ nô.
+ Xã hội phong kiến: người dân bị áp bức
> < vua chúa, quan lại.
+ Xã hội hiện đại: cách mạng > < cái mới,...
* Hành động kịch
- Là sự cụ thể hóa của xung đột kịch.
- Là sự tổ chức cốt truyện với các tình tiết, sự kiện, biến cố theo một diễn biến lôgíc, chặt chẽ, nhất quán.
* Ngôn ngữ kịch
- Ba loại:
+ Đối thoại: lời nhân vật nói với nhau.
+ Độc thoại: lời nhân vật tự bộc lộ tâm tư tình cảm của mình.
+ Bàng thoại: lời nhân vật nói riêng với người xem
- Mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao.
c. Phân loại kịch
- Xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột:
+ Hài kịch
+ Bi kịch
+ Chính kịch
- Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn:
+ Kịch thơ
+ Kịch nói
+ Ca kịch
2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học
- Đọc kĩ giới thiệu, tiểu dẫn.
- Tập trung vào lời thoại của nhân vật để phát hiện: đặc điểm, tính cách; quan hệ giữa các nhân vật; kịch tính; tính triết lí...
- Phát hiện xung đột kịch, tính chất xung đột kịch qua hành động kịch.
- Khái quát chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
II. NGHỊ LUẬN
1/ Khái lược về văn nghị luận
a. Khái niệm: Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn về một vấn đề nào đó.
b. Đặc trưng của văn nghị luận
- Bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia để người khác nhận ra chân lý, đồng tình với quan điểm của mình.
- Văn nghị luận thường có tính sâu sắc về tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, tính thuyết phục của lập luận.
- Ngôn ngữ trong văn nghị luận giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm. Đồng thời cũng đảm bảo tính chính xác tuyệt đối.
c. Phân loại văn nghị luận
- Xét theo nội dung: Văn chính luận và phê bình văn học.
- Văn nghị luận thời trung đại: chiếu, cáo, hịch, điều trần,...
- Văn nghị luận thời hiện đại: tuyên ngôn, lời kêu gọi, phê bình, xã luận, bài bình luận,...
2/ Yêu cầu về đọc văn nghị luận
- Tìm hiểu xuất xứ.
- Phát hiện và tóm lược các luận điểm tư tưởng.
- Cảm nhận các sắc thái cảm xúc, tình cảm.
- Phân tích biện pháp lập luận, cách nêu dẫn chứng, cách sử dụng ngôn ngữ
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
III. LUYỆN TẬP
1/ Bài tập 1
- Xung đột kịch chủ yếu được bộc lộ qua ngôn ngữ của nhân vật kịch: Rô-mê-ô, Giu-li-ét.
+ Xung đột nội tâm: tình yêu - thù hận.
+ Xung đột bên ngoài: mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ.
- Giải quyết xung đột: tình yêu vượt lên thù hận.
=> Chủ đề: Ngợi ca tình yêu, tình người theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn.
2/ Bài tập 2
- Cấu trúc lập luận: gồm 7 đoạn, phần mở đầu gồm 2 đoạn(1 và 2), phần nội dung chính gồm 4 đoạn (3
File đính kèm:
- tuan 32.doc