Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 11 - Tiết 41 đến tiết 45

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Học sinh hiểu được vai trò của thao tác lập luận so sánh. Vận dụng được thao tác này khi viết một đoạn văn nghị luận.

 1/ Kiến thức

 Ôn tập và củng cố những tri thức về thao tác lập luận so sánh.

 2/ Kỹ năng

 - Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh để viết đoạn văn có sức thuyết phục và hấp dẫn.

 - Nắm được cách vận dụng thao tác đó trong một bài văn nghị luận.

 3/ Thái độ

 Có ý thức: vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài (hoặc một phần bài, một đoạn) văn nghị luận, trong đó có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận so sánh.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 

doc8 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 11 - Tiết 41 đến tiết 45, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 12/10/202012 Tiết 41 + 42 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học sinh hiểu được vai trò của thao tác lập luận so sánh. Vận dụng được thao tác này khi viết một đoạn văn nghị luận. 1/ Kiến thức Ôn tập và củng cố những tri thức về thao tác lập luận so sánh. 2/ Kỹ năng - Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh để viết đoạn văn có sức thuyết phục và hấp dẫn. - Nắm được cách vận dụng thao tác đó trong một bài văn nghị luận. 3/ Thái độ Có ý thức: vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài (hoặc một phần bài, một đoạn) văn nghị luận, trong đó có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận so sánh. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phương thức thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở... - Phương tiện: SGK, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT môn Ngữ văn... 2/ Học sinh Học bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ - Tình huống truyện được xây dựng như thế nào? - Phân tích những phẩm chất của nhân vật Huấn Cao? - Cảnh cho chữ diễn ra như thế nào? Qua đó nhà văn muốn nêu lên điều gì? - Bút pháp của Nguyễn Tuân có những nét gì đặc sắc? 3/ Bài mới * Dẫn nhập So sánh là một trong những thao tác lập luận không thể thiếu trong văn nghị luận. Vận dụng thao tác so sánh hợp lí sẽ giúp bài viết vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng, tạo nên sức hấp dẫn thuyết phục cho bài văn. Tiết học hôm nay sẽ giúp ta thực hành luyện tập thao tác này vào những bài tập cụ thể. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức. - Nhắc lại lập luận so sánh, phân biệt lập luận so sánh tương đồng và lập luận so sánh tương phản. - So sánh là làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. - So sánh tương đồng là tìm những điểm chung giữa hai đối tượng.(Vd tr 79) - So sánh tương phản là so sánh để thấy những điểm khác nhau giữa hai đối tượng. (Vd tr 80) * Hoạt động 2: Luyện tập - Tâm trạng của hai nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ có điểm gì giống nhau? Phân tích tâm trạng đó? - Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 2. - Hs chia nhóm nhỏ theo bàn, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi bài tập 2, cử người trình bày trước lớp. - Yêu cầu học sinh đọc 2 văn bản, phát hiện sự giống nhau và khác nhau giữa hai bài thơ. - Yêu cầu học sinh chọn một ngữ liệu để viết bài văn so sánh. - Hs chọn một ngữ liệu và viết bài văn so sánh. - Gv thu vở chấm. Gv đọc những bài hay. I. ÔN LẠI KIẾN THỨC 1/ So sánh 2/ Phân loại II. LUYỆN TẬP 1/ Bài tập 1 Điểm giống nhau: cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao, Đó là cảm nhận về thời gian và tuổi tác , thời gian trôi đi không bao giờ trở lại,kéo theo sự vật biến đổi, con người già đi, -> buồn man mác trước cảnh cũ người xưa. + Khi đi trẻ, lúc về già + Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi - Khi trở về, cả hai đều trở thành “ người xa lạ” trên chính quê hương của mình, Người lớn có thể người nhớ người quên. Trẻ con thì coi như khách. Hạ Tri Chương không thể trách ai được, chỉ biết ngậm ngùi bởi lẽ mình cũng không nhận ra ai. Chế Lan Viên-> quê hương biến đổi nhiều, bạn ngày nhỏ không cón ai, ngậm ngùi thương nhớ. Những năm tháng chiến tranh, ai còn ai mất, giờ sống ở đâu, nỗi lòng thổn thức. Nền nhà xưa nay là nơi làm việc của “cơ quan mới”(Buồn, thương, nhớ và bỡ ngỡ). => Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm nhưng tâm trạng khi xa quê trở về đều có những nét tương đồng. Cảm xúc, tâm sự của những người xa xứ ngày trở về quê hương. Bản chất của nhân loại, của từng người là như thế. 2. Bài tập 2 “ Học cũng có íchmùa thu được quả.”=> so sánh tương đồng. - Mùa xuân, mùa thu ở đây chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu thu hoạch còn ít, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều hơn. - Học hành cũng vậy: cùng với thời gian, vỡ vạc dần, tiến bộ dần, người học rồi sẽ có những tiến bộ lớn. Học mang lại những tri thức nhân loại đã tổng kết cho bản thân để thực hành vào đời sống. - Trồng cây cho hoa, cho quả cho môi trường trong sạch, điều hòa khí hậu,thời tiết. Cả hai đều cần thời gian. Học cần thời gian để tiếp thu kiến thức dần dần, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, người học sẽ tiến bộ. Trồng cây cũng cần thời gian, cho thu hoạch từ ít đến nhiều. Đừng nôn nóng => So sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập. Việc gì cũng cần có thời gian, học tập ta phải kiên trì, say mê, chịu khó, 3/ Bài tập 3 So sánh trên tiêu chí ngôn ngữ của hai bài thơ, của hai nữ tác giả các mạch ý cần triển khai trong bài viết. * Giống nhau: cùng là thơ thất ngôn bát cú, đều gieo vần và tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối, bằng trắc * Khác nhau: a. Trên văn tự: Thơ Hồ Xuân Hương phần lớn dùng chữ Nôm (tiếng gà, văng vẳng, gáy, trên bong, chuông sầu, khắp mọi chòm, cớ sao om, duyên, mõm mòm, già tom). Thơ Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ hàng ngày -> phong cách gần gũi, bình dân tuy có xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, hiểm hóc. - Thơ của Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt (hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục từ, cô thôn, Chương Đài, lữ thứ, hàn ôn) -> Phong cách trang nhã đài các, tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu. b.Về thi liệu: Bà Huyện Thanh Quan dùng thi liệu của thơ văn trung đại cổ điển Chương Đài, lữ thứ, hàn ôn. Nàn mai, khách). Hồ Xuân Hương ít dùng thi liệu của thơ văn trung đại cổ điển. c. Khác nhau về phong cách: Thơ Bà Huyện Thanh Quan là cảm xúc, tiếng nói của văn nhân tri thức thuộc tầng lớp quý tộc. Thơ bà Hồ Xuân Hương là cảm xúc, tiếng nói mang phong cách nhân dân, người phụ nữ duyên phận lỡ làng nhưng đầy khát vọng, thách thức. => So sánh để thấy sự khác biệt của hai bài thơ hay trên phương diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học nói chung, của thơ ca nói riêng. Mọi sáng tạo của hai nhà thơ đều bắt nguồn từ ngôn ngữ. 4/ Bài tập 4 So sánh Huấn Cao và viên quản ngục trong cảnh cho chữ. Chọn đề tài (một danh ngôn, thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh) , đề viết doạn văn so sánh. VD: Hôn nhân là một cái hồ đầy sóng gió còn hơn cảnh độc thân là cái máng đầy bùn. VD: + Một kho vàng không bằng một nang chữ. + Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha 4/ Hướng dẫn tự học Bài cũ - Hoàn thiện phần bài tập. - Tiếp tục luyện viết đoạn văn. b. Bài mới Bài mới: Chuẩn bị bài Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng + Đọc đoạn trích. + Tìm hiểu nhan đề của đoạn trích. + Niềm vui của những người trong và ngoài gia quyến. + Cảnh đám ma được miêu tả như thế nào? + Nghệ thuật trào phúng đặc sắc bậc thầy của Vũ Trọng Phụng được thể hiện như thế nào qua đoạn trích? ------------------------------------------------------------------- Tuần 2012 Ngày soạn: 15/10/202012 Tiết 45 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Củng cố kiến thức, kĩ năng cơ bản về thao tác lập luận phân tích và so sánh. - Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học. 1/ Kiến thức Khái niệm, mục đích, tác dụng của thao tác phân tích, so sánh. 2/ Kỹ năng - Nhận ra và phân tích vai trò của sự kết hợp của thao tác phân tích và so sánh qua các văn bản. - Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và so sánh trong việc tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội hoặc văn học. 3/ Thái độ Có ý thức vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài (hoặc một phần bài, một đoạn) văn nghị luận, trong đó có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Phương thức thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở... - Phương tiện: SGK, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng THPT môn Ngữ văn lớp 2012 ... 2/ Học sinh Học bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: Em hiểu thế nào là thao tác phân tích trong văn nghị luận và cho biết mục đích, yêu cầu của thao tác này? 3/ Bài mới * Dẫn nhập: Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận trong đoạn văn (bài văn) nghị luận đó là yêu cầu cần thiết. Một trong những thao tác thường được vận dụng nhiều trong viết văn đó chính là thao tác lập luận phân tích và so sánh. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học * Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức về thao tác lập luận phân tích và so sánh - Thế nào là thao tác lập luận phân tích? - Có những cách phân tích nào? - Thế nào là thao tác lập luận so sánh? - Có những cách so sánh nào? - Khi sử dụng kết hợp hai thao tác so sánh này cần chú ý điều gì? * Hoạt động 2: Vận dụng kết hợp hai thao tác lập luận. - Đoạn văn có sử dụng những thao tác nào? Chỉ ra cụ thể? - Thao tác nào đóng vai trò chủ yếu, thao tác nào là bổ trợ? - Đây có phải là đoạn văn mẫu mực không? Vì sao? - Từ sự tìm hiểu trên ta rút ra kết luận gì về việc sử dụng hai thao tác này trong khi viết văn? - Gv viết đoạn thơ lên bảng. Yêu cầu Hs đọc đoạn thơ. - Viết một đoạn văn bàn về một trong những nét đẹp cuả đoạn thơ có sử dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh? - Gv viết đề lên bảng. Gv nhắc lại sơ lược về nội dung của truyện Tấm Cám. - Yêu cầu Hs làm bài. - Gv hướng dẫn. - Với đề trên thì em cần giải quyết những vấn đề gì? - Yêu cầu Hs đọc đoạn trích SGK /Tr 121. - Nội dung chính mà người viết muốn làm nổi bật? - Các yếu tố mà người viết lấy làm căn cứ cho bài viết? I. ÔN TẬP HAI THAO TÁC LẬP LUẬN: 1/ Lập luận phân tích Chia nhỏ vấn đề ra theo một tiêu chí nào đó để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận. 2/ Lập luận so sánh Đặt đối tượng đang bàn luận trong tương quan với đối tượng khác để làm sáng tỏ đối tượng. 3/ Kết luận khi vận dụng cả hai thao tác lập luận so sánh và phân tích: Vận dụng cả hai thao tác trong một đoạn hay nột bài là cách làm tốt nhất. Căn cứ mục đích nghị luận, yêu cầu, đối tượng của nghị luận để xem có cần kết hợp hai thao tác đó không? Trong hai lập luận ấy thì lập luận nào đóng vai trò chủ đạo. Khi xác định lập luận nào là chủ đạo, lập luận nào là hỗ trợ, phải có bước lập ý tốt. Nghĩa là chọn luận điểm, tìm luận cứ và luận chứng. II. VẬN DỤNG HAI THAO TÁC 1/ Bài tập 1 Đoạn văn có sử dụng những thao tác lập luận phân tích và so sánh: - Phân tích: “Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay thoái bộ”. - So sánh: “Người mà tự kiêu tự mãn ..cái đĩa cạn” (để thấy sự nhỏ bé, vô nghĩa và đáng thương của thói tự kiêu tự mãn của cá nhân trong cộng đồng) - Phân tích là thao tác chủ đạo, so sánh là thao tác bổ trợ. - Đây là đoạn văn mẫu mực: + Đồng thời sử dụng cùng lúc hai thao tác. + Việc sử dụng rất hài hoà, linh hoạt: cùng làm sáng tỏ luận điểm nhưng không chồng nhau. - Kết luận: + Việc vận dụng kết hợp hai thao tác này là tất yếu vì không có một văn bản nào chỉ dùng một thao tác. + Ta phải dùng một cách linh hoạt và hiệu quả. Mỗi đoạn, bài, cần có một thao tác chính, các thao tác còn lại là bổ trợ. 2/ Bài tập 2 a. Viết một đoạn văn bàn về một trong những nét đẹp cuả đoạn thơ sau: Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? ( Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) - Yêu cầu: Vận dụng lập luận so sánh và phân tích. * Dàn ý cụ thể: Đoạn thơ mang đến cảnh đẹp thơ mộng cuả sông nước đêm trăng trong nỗi buồn bâng khuâng gợi nhớ: Hình ảnh gợi cảm giác buồn (hai câu đầu). Nỗi nhớ đưa ta về đêm trăng trên sông nuớc thơ mộng (hai câu sau). - Có thể so sánh để làm nổi bật vẻ đẹp cuả đoạn thơ. b. Phân tích ý nghĩa của các hình ảnh mà Tấm hoá thân trong truyện Tấm Cám. - Mở bài: giới thiệu vấn đề: các hình ảnh đó có trong tác phẩm nào? nêu khí quát ý nghĩa của các hình ảnh. - Thao tác giải quyết vấn đề: các hình ảnh đó xuất hiện trong tình huống như thế nào? (Tóm tắt sơ bộ tác phẩm để thấy được tình huống xuất hiện của hình ảnh) - Ý nghĩa từng hình ảnh: + chim vàng anh: đẹp, trong sáng, nó bay vào cung để .. + cây xoan đào xanh tốt che bóng mát cho vua nghỉ ngơi: biểu hiện của tình yêu. + khung cửi: biểu hiện cho đức tính của tâm, đồng thời nó lên tiếng đòi lại công bằng.. + quả thị : thơm thảo, hiền lành.. => Rút ra vai trò của các loại hoá thân trong truyện cổ tích. c. Chất thơ trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. - Chất thơ là gì? - Biểu hiện của chất thơ trong tác phẩm văn chương. - Biểu hiện của chất thơ trong Hai đứa trẻ. truyện không có cốt truyện, “truyện như một bài thơ trữ tình đượm buồn, miêu tả thiên nhiên đẹp, thơ mộng, miêu tả những rung động tinh vi của tâm hồn nhân vật, giọng văn nhẹ nhàng, giầu nhạc tính.(dùng những chi tiết, hình ảnh, ngôn từ trong tác phẩm để khám phá và chứng minh cho những luận điểm trên) 3/ Bài tập 3 Đọc đoạn trích SGK/Tr 121 trả lời câu hỏi a. Nội dung chính mà người viết muốn làm nổi bật - Nghệ thuật tương phản mà Thạch Lam sử dụng trong tác phẩm để thể hiện triết lý về thân phận con người của mình. - Có thể đặt tên cho đoạn văn: “Nét tương phản, một đặc trưng của văn phong Thạch Lam. b. Các yếu tố mà người viết lấy làm căn cứ cho bài viết - Đối lập giữa bóng tối và ánh sáng: bầu trời đỏ rực > < màn đêm bao phủ cả phố huyện. - Xung đột giữa hai thế giới và trong cùng một thế giới. Thời gian tĩnh mịch > < cái náo nức bên trong được nén lại của tâm hồn. - Người viết đi vào từng chi tiết, ngôn từ, giọng điệu câu văn trong tác phẩm của Thạch Lam để khám phá, để chứng minh cho vấn đề. 4/ Hướng dẫn tự học a. Bài cũ - Nắm được hai thao tác lập luận phân tích và so sánh. - Vận dụng được hai thao tác nay, nhất là trong việc viết một bài làm văn nghị luận. - Bài cũ: Về nhà làm bài tập 3 trang 121. b. Bài mới Soạn bài: "Phong cách ngôn ngữ báo chí" - Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí. - Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí. - Sưu tầm một số tờ báo. ------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuần 111.doc