Giáo án Ngữ văn 10 tiết 53: Thơ hai – kư của Ba – Sô

THƠ HAI – KƯ CỦA BA – SÔ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 * Giúp học sinh

1. Kiến thức: - Hiểu được thơ Hai- cư và đặc điểm cơ bản của nó.

 - Hiểu được ý nghĩa và vẻ đẹp của thơ Hai- cư.

 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc - hiểu thơ Hai cư của Ba Sô.

 3. Thái độ: - Thêm yêu mến, kính trọng Ba Sô.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

 1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA.

 2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.

 3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.

 

doc5 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 53: Thơ hai – kư của Ba – Sô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .................................... STTPPCT: 53 Ngày dạy: Lớp: 10A2 ngày.......thỏng.......năm 2012 Lớp: .......ngày........thỏng........năm 2012 ... Thơ hai – Kư của ba – sô I. Mục tiêu bài học. * Giúp học sinh 1. Kiến thức: - hiểu được thơ hai- cư và đặc điểm cơ bản của nó. - Hiểu được ý nghĩa và vẻ đẹp của thơ Hai- cư. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc - hiểu thơ Hai cư của Ba Sô. 3. Thái độ: - Thêm yêu mến, kính trọng Ba Sô. II. chuẩn bị của GV và HS. 1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA. 2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK. 3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK. III. tiến trình dạy học. Hoạt động 1 1. Kiểm tra bài cũ: Khụng 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài mới: (1). Tác giả Ba-sô là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của văn học Nhật Bản. Ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thơ của ông qua một thể loại mới: Thơ Hai - cư. HĐ của GV của HS Nội dung GHI BẢNG Hoạt động 2 (15') ? Trình bày tóm tắt thân thế và sự nghiệp của Ba-sô? ? Anh (chi) hãy nêu những đặc điểm chính của thơ Hai -cư? + Về hình thức: + Về nội dung: + Về thời gian trong thơ hai – cư: + Không gian: + Đề tài: + Về vật chất: + Lí tưởng thẩm mĩ: GV: Thơ Hai-cư đậm chất Thiền, đưa tâm tưởng của cái tôi hoà nhập vào cái tĩnh lặng vô biên, không bị ức chế để giải phóng tâm linh -> Sa bi. Yếu tố Sa bi biểu hiện ở sự cô liêu; tĩnh lặng. Đó là cách sử dụng từ ngữ để miêu tả cảnh vật thiên nhiên, khiến người và vật hoà làm một. GV: Cho HS đọc và giải thích các từ khó trong SGK/156. hoạt động 3 (28') ? Qúy ngữ trong 8 bài thơ là chỉ các mùa nào? ? Tình cảm thân thiết của tác giả với Ê -đô được thể hiện ntn trong bài 1 và 2? ? Tình cảm đối với mẹ và em bé bị bỏ rơi được thể hiện ntn trong bài 3,4? ? Qua bài thơ hãy tìm ra vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ? (bài 5). ? Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện ntn ở bài 6,7? ? Khát vọng sống đi tiếp những cuộc du hành của Ba- sô được thể hiện ntn ở bài 8? ? Cảm thức thẩm mĩ về sự vắng lặng, đơn sơ, u hoài trong các bài 6,7,8? I.Tìm hiểu chung. 1.Tiểu dẫn: - Ba - sô: (1644-1694). - Sinh trưởng trong một gia đình võ sĩ đạo Sa-mu-rai... ông thích thơ văn hội hoạ từ thủa nhỏ Có công lớn trong việc cách tân về hình thức thơ Hai-cư. Ông là bậc thầy thơ Hai-cư. - Đặc điểm thơ hai cư. Thơ Hai – cư có nguồn gốc từ thơ ren – ga NB, được Ba Sô sáng tạo thành một thể thơ mới dung hợp được cả tính chất trào lộng đời thường của ren – ga hiện đại và tính chất tâm linh huyền bí của ren – ga cổ điển. + Về hình thức: Hai- cư ngắn nhất thế giới ( có 3 dòng và 17 âm tiết theo thứ tự: 5 – 7 -5). Tuy nhiên, vẫn có những bài hai – cư có tới 19 âm tiết. ( Con Quạ của Ba Sô). + Về nội dung: Mỗi bài thơ hai – cư đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định, để từ đó khơi gợi lên một cảm xúc, một suy tư nào đó. + Về thời gian trong thơ hai – cư: Thường có một số yếu tố biểu biện mùa: + Không gian: Rất nhỏ hẹp, gần gũi: một mái lều, một lữ quán, thậm chí là không gian dưới một chiếc ô..... + Đề tài: Rất đỗi giản dị, đó là những sự vật, sự việc nho nhỏ trong đời sống như: chú dế mèn, một bông cúc trắng, chiếc cối xay...thậm chí chỉ một âm thanh như: tiếng vê kêu, tiếng ếch nhảy....Nhưng những sự vật, hiện tượng ấy lại luôn được đặt trong cái chỉnh thể của vũ trụ, chúng được phản ánh thật hồn nhiên đúng như bản thể của chúng. + Về vật chất: Thơ hai – cư thấm đấm tinh thần Thiền tông phật giáo, văn hoá NB và phương Đông nói chung. Đặc trưng thi pháp của hai cư là kết cấu “hư không”, sử dụng những khoảng trống trong thơ. Thơ hai cư luôn phản chiếu vạn vật trong mối tương quan,giao hoà, chuyển hoá lẫn nhau. + Lí tưởng thẩm mĩ: Vươn tới chính là những cảm giác giản dị, thanh cao nhất của cuộc sống, đó là cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền, nhẹ nhàng, thanh thoát.... 2.Văn bản. a. Đọc văn bản: b. Giải thích từ khó: II. Đọc -hiểu: - Quý ngữ trong thơ Hai-cư Bài Quý ngữ Chỉ mùa 1 2 3 4 5 6 7 8 Mùa sương Chim đỗ quyên Sương thu Gió mùa đông Mưa đông Hoa đào Tiếng ve Cánh đồng hoang vu Mùa thu Mùa hè Mùa thu Mùa thu Mùa đông Mùa xuân Mùa hè Mùa đông 1. - Bài một: Là nỗi nhớ về Ê-đô (Ê-đô là một Tô- ki- ô ngày nay). -> Là nỗi nhớ về Ê-đô Đã mười mùa sương xa quê tức mười năm đằng đẵng nhà thơ sống ở Ê- đô. Có một lần trở về quê cha đất tổ ông không thể nào quên được Ê đô. -> Tình yêu quê hương đất nước đã hoà là một. 2. - Bài hai: Ki -ô- tô là nơi Ba -sô thời trẻ sống. Sau đó ông chuyển đến Ki- ô -tô. Hai mươi năm xa trở lại Ki- ô- tô nghe chim đỗ quyên hót ông làm bài thơ này. Bài thơ là sự hoài cảm qua tiếng chim đỗ quyên, tiếng khắc khoải gợi lại một thời kỷ niệm. đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn, vui mơ hồ về một thời xa xăm. 3. Bài ba: Cầm trên tay mớ tóc bạc, di vật của mẹ, Ba -sô dưng dưng lệ chảy. Hình ảnh làm sương thu gợi ra nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành, dưỡng dục chưa được báo đền -> Tình mẫu tử. 4. - Bài bốn: Người đọc bắt gặp nỗi buồn nhân thế. Bố mẹ đẻ con ra không nuôi được phải bỏ vào rừng sâu. Nỗi buồn đó gửi vào gió thu tái tê, nỗi buồn ấy đã nâng bổng giá trị thơ Ba- sô tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo. 5. - Bài năm: Vẻ đẹp khát vọng trong tâm hồn nhà thơ: mưa giăng, một chú khỉ con thầm ước có một chiếc áo tơi để che mưa. Mượn mưa để nói về một hiện thực nào đó trong cuộc đời (đói khổ , rét mướt). Chú khỉ mong hay nhân vật trữ tình mong làm thế nào để khỏi đói, khỏi rét, khỏi khổ. -> Giá trị nhân đạo. 6. - ở bài sáu, bảy: Hoa đào và sóng nước hồ Bi-wa. -> Câu thơ đằm thắm trong cảm nhận sâu sắc, thắm trong cái tình của con người với thiên nhiên tạo vật. 7. - Bài tám: Bản chất Ba sô rất thích đi lãng du hành. -> Lạc quan, dùng quý ngữ thể hiện sự gắn bó sâu sắc của người Nhật với thiên nhiên. - Cảm thức thẩm mĩ về sự vắng lặng đơn sơ u hoài. + Lả tả + Gợn sóng. + Vắng lặng. + Lãng du, phiêu bạt, hoang vu. - Nét đặc sắc về thơ Hai-cư. -Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Ba-sô trong các bài thơ. hoạt động 34(2') 3. Củng cố, luyện tập. * Củng cố: - Nắm được đặc điểm của thể thơ Hai cư. * Luyện tập : - Nêu đặc điểm của thơ Hai-cư? - Gợi ý: + Một phong cảnh, một vài sự vật cụ thể thể hiện trong một tứ thơ, một xúc cảm, suy tư của người viết. + Từ chỉ mùa là bắt buộc trong mỗi bài thơ. + Thủ pháp tượng trưng: Hàm súc nghệ thuật mang tính chất khêu gợi là chủ yếu. + Thiên nhiên và triết lí về thiên nhiên: Tìm cái đẹp trong những hình ảnh giản dị bình thường của thiên nhiên. + Thấm đẫm tinh thần Thiền Tông và tinh thần văn hoá phương Đông. + Mơ hồ là đặc điểm ngôn ngữ quan trọng của thơ Hai-cư. 4. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: * Bài cũ: - Học thuộc nội dung của bài học. * Bài mới: - Chuẩn bị bài ( T52 ) theo câu hỏi hướng dẫn của GV. Tham khảo thơ hai cư của ba sô Trên cành khô chim quạ đậu Cành khô quạ đậu chiều tà chiều tàn mùa thu. Thời gian thấp thoát thu đà về đây. Trăng đi nhanh hạt mưa trên lá Lưng thời mây phủ trăng trôi, rơi lã chã. Đầu cành mưa đọng, nước rơi, tơi hoài. Phận thấp hèn xin đừng ưu phiền Từ nay thoát hết ưu phiền, lễ chiêu hồn. Phiêu diêu thoát tục vui niềm tây phương. Con đường này không thấy ai qua nữa Con đường qua mấy năm rày, chiều thu Gió may hiu hắt, chiều nay vắng người. Mùa xuân đang đi qua chim khóc Một mùa xuân lại sắp qua mắt cá đẫm lệ Chim muông sầu khóc, cá nhoà đôi mi. Tiếng chuông đã dứt cảm thấy mùi hương hoa Chuông chùa dứt tiếng ngân nga, chắc hẳn hoàng hôn Hương hoa phảng phất, chắc là hoàng hôn.

File đính kèm:

  • doctiet 53 thơ Hai ku cua ba so.doc
Giáo án liên quan