TẤM CÁM
( Truyện cổ tích )
I. MỤC TIÊU:
* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Từ việc củng cố và nâng cao những hiểu biết về thể loại TCT đã học trong chương trình THCS, nhận thức được tính chất, ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột diễn ra trong truyện Tấm Cám.
+ ý nghĩa của sự biến hóa của Tấm, từ đó khái quát được chủ đề, giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện. + Khăc sâu TY đối với người LĐ, người PNVN.
+ Củng cố niềm tin vào chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống và XH.
- Tích hợp các TCT thần kì khác: Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa.
6 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 17, 18: Tấm Cám ( truyện cổ tích ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/08/2012
Ngày dạy: Lớp: ..10A2...ngày......thỏng........năm..... STTPPCT: 17,18
.
Tấm cám
( Truyện cổ tích )
I. MỤC TIấU:
* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Từ việc củng cố và nâng cao những hiểu biết về thể loại TCT đã học trong chương trình THCS, nhận thức được tính chất, ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột diễn ra trong truyện Tấm Cám.
+ ý nghĩa của sự biến hóa của Tấm, từ đó khái quát được chủ đề, giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện. + Khăc sâu TY đối với người LĐ, người PNVN.
+ Củng cố niềm tin vào chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống và XH.
- Tích hợp các TCT thần kì khác: Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa....
2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng đọc, kể, PT nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột trong TCT thần kì.
3. Thỏi độ: Hình thành ở HS có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.
II. chuẩn bị của GV và HS.
1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
Hoạt động 1:(15 phỳt)
1. Kiểm tra bài cũ:(5 phỳt)
* Câu hỏi: Em có nhận xét gì về phẩm chất của các nhân vật trong sử thi Ramayana? Những phẩm chất ấy bây giờ có còn quan trọng nữa không?
* Đáp án:
- Phẩm chất các nhân vật trong sử thi là những phẩm chất tiêu biểu, mẫu mực của phẩm chất chất đồng.
- Ra-ma và Xi-ta tiêu biểu cho vẻ đẹp được tôn vinh của người ấn Độ. Đó là lòng dũng cảm, tinh thần trọng danh dự, đề cao cái thiện, là phẩm chất thuỷ chung, trong sáng. Ngày nay, những phẩm chất ấy vẫn được đề cao, vẫn được coi là phẩm chất đẹp đẽ của con người.a. Câu hỏi:
2. Nội dung bài mới:
Vào bài: (1phỳt).
Có một nhà thơ đã viết: “ở mỗi bài học hôm nay
Có buổi trưa đầy nắng
Cánh cò ngang qua quãng vắng.
Cô Tấm têm trầu trong ngày hội làng ta.
Cô Tấm hoá bà hoàng.
Chân vẫn lấm bùn đầu làng ngõ xóm”.
Cô Tấm đã đi vào đời sống văn hoá, cùng với suy nghĩ và cảm thông chia sẻ của người Việt với cha ông mình. Để góp phần thấy được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu truyện “Tấm Cám”.
HĐ của GV HS
Nội dung ghi BẢNG
Hoạt động 2 ( 25 phỳt)
GV : yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn của sgk
GV? Truyện cổ tích chia làm mấy loại? Lấy ví dụ cho từng loại?
GV? Nêu đặc điểm của truyện cổ tích thần kì?
GV? Kiểu truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, có thể lấy ví dụ?
GV: hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu bố cục. - Yêu cầu đọc gợi không khí cổ tích, chú ý những câu đối thoại, những câu văn vần, kết hợp đọc và kể.
- Giáo viên nhận xét kết quả.
GV? Nêu bố cục và nội dung của từng phần?
Hoạt động 3( 60ph).
GV ? Trong VB có sự đối lập và mâu thuẫn gì? Vì sao?
( Giữa nhân vật nào với nhân vật nào? Mâu thuẫn đó phát triển ra sao theo mạch cốt truỵên? mâu thuẫn nào là chủ yếu)
+ Thể hiện mâu thuẫn xã hội, khái quát thành mâu thuẫn thiện - ác.
( Các nhân vật Bụt, nhà vua đều thuộc phe thiện, đứng về phía Tấm nhưng tham gia rất ít và có mức độ vào quá trình phát triển và giải quyết mẫu thuẫn xung đột trong truyện ).
Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn Tấm - Cám là chủ yếu, xuyên suốt toàn truyện, liên
GV? Diễn biến của mâu thuẫn được thể hiện ntn?
GV: Lập bảng so sánh.
GV? Từ so sánh đó, em có nhận xét gì?
? Tấm là người ntn?
GV? Mẹ con Cám là người ntn?
GV? Nhân vật Bụt đóng vai trò gì?
GV? Con đường tiến hóa của Tấm ra sao?
GV: Lập bảng so sánh.
? MT giữa Cám và Tấm được thể hiện ra sao?
GV? Bốn lần bị giết và Tấm đã hóa thân ra sao?
GV? Hình ảnh nhà vua ra sao? Có vai trò gì?
GV? Em có suy nghĩ gì về hành động trả thù của Tấm?
Hoạt động 4 ( 5phỳt ).
GV? Em hãy khái quát lại giá trị ND và NT của tác phẩm?
GV mở rộng
- Hạnh phúc không tồn tại ở đâu đó xa xôi, trừu tượng mà ở ngay cõi đời này. Người bình dân xưa không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay ở nơi trần thế.
- Xã hội công bằng, ở đó có công lí được thực hiện. Tức là người lao động chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc; kẻ tham lam, độc ác, giết người sẽ bị trừng trị đích đáng.
I. Tìm hiểu chung:
1. Giới thiệu vài nét về chuyện cổ tích.
- Phân loại truyện cổ tích. Truyện cổ tích chia làm ba loại:
+ Truyện cổ tích sinh hoạt (Cái cân thuỷ ngân)
+ Truyện cổ tích về loài vật ( Quạ và Công)
+ Truyện cổ tích thần kì (Thạch Sanh, Chử Đồng Tử).
- Đặc điểm của truyện cổ tích thần kì:
+ Truyện cổ tích thần kì chiếm số lượng lớn nhất. Đó là loại truyện có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của truyện (Tiên, Bụt, vật báu trả ơn).
+ Nội dung truyện cổ tích là đề cập tới số phận bất hạnh của người lao động về hạnh phúc gia đình, về công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực của con người.
- Truyện Tấm Cám thuộc cổ tích thần kì. Kiểu truyện này phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
- VD:
+ Cô bé Lọ Lem (Pháp).
+ Chiếc hài cườm pha lê (Đức).
2. Văn bản:
a. Đọc văn bản:
b. Bố cục:
- Mở truyện: Ngày xưa.. việc nặng - Giới thiệu các nhân vật chính và hoàn cảnh truyện.
- Thân truyện: Một hôm về cung - Diễn biến câu chuyện.
- Kết truyện: Tấm trở lại thành người.
II. Đọc hiểu:
1. Nhân vật và mâu thuẫn- xung đột chủ yếu.
- Nếu căn cứ vào quan hệ gia đình thì truyện có các mâu thuẫn:
+ Tấm >< Cám (hai chị em cùng cha khác mẹ, cùng thế hệ).
+ Tấm >< Dì ghẻ (dì ghẻ và con chồng)
-> Mâu thuẫn Tấm - Cám là chủ yếu, xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng, quyết liệt. Đó là mâu thuãn gia đình: Tấm >< Cám và dì ghẻ.
+ Thể hiện mâu thuẫn xã hội, khái quát thành mâu thuẫn thiện - ác.
2. Diễn biến của mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.
- Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và Cám và mẹ con Cám có thể chia thành các chặng nhỏ.
a) Chặng 1: Khi còn ở nhà.
*Bảng hệ thống- đối sánh:
*Tiểu kết:
- Tấm là cô gái bất hạnh, bị hắt hủi, yếu đuối, thụ động, dễ khóc, chăm chỉ, hiền ngoan, cũng khát khao được vui chơi.
- Mẹ con Cám là người độc ác, nhẫn tâm hành hạ Tấm, c....... luôn ghen ghét Tấm.
- Nhân vật Bụt đóng vai trò là yếu tố thần kì, ........ Đó là nét đặc biệt hấp dẫn của loại truyện này.
- Đó là con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm.
- Từ cô gái mồ côi Tấm trở thành hoàng hậu.
b. Mâu thuẫn 2:
* Bảng hệ thống đối sánh.
* Nhận xét:
- Mâu thuẫn giữa Tấm - Cám và dì ghẻ không những không giảm mà còn ngày một phát triển, ngày một căng thẳng gay gắt quyết liệt.
-> Đây không còn là mâu thuần gia đình mà phát triển thành mâu thuẫn giữa cái ác và cái thiện trong xã hội:
- Còn Tấm cô cũng dần trưởng thành hơn.
- Bốn lần bị giết, bốn lần hoá thân chứng minh sức sống mãnh liệt của Tấm, thể hiện quan niệm luôn luân hồi của đạo Phật trong tinh thần nhân dân, thể hiện mơ ước của nhân dân gửi vào nhân vật Tấm.
- Nhà vua bất lực trước sự ức hiếp hãm hại Tấm của hai mẹ con Cám.
Nhà vua cũng hiền như Bụt và cũng xa vời như Bụt, chỉ là một mơ ước của dân gian.
-> Đó cũng là quan niệm thiện ác và tinh thần lạc quan, niềm tin vào chân lí, và công bằng của tâm thức người Việt trong cổ tích.
3. Hành động trả thù của Tấm, quan niệm sống của nhân dân.
- Cuối truyện Tấm đã nhân danh cái thiện trừng phạt cái ác.
- Tấm là nhân vật văn học do nhân dân lao động sáng tạo để thực hiện quan niệm, thái độ của mình về cuộc sống. Tư tưởng cốt lõi mà dân gian muốn gửi đến người nghe (đọc) là: Thiện luôn thắng ác, “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.
II. Tổng kết:
1.Giá trị nội dung:
- Mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (dì ghẻ- con chồng), đặc biệt là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác.
- ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn: Chiến thắng của cái thiện trước cái ác, cái ác trước sau cũng phải trả giá đích đáng, “ác giả ác báo”, cái thiện sẽ được tôn vinh, “ở hiền gặp lành”.
2. Giá trị nghệ thuật:
- Nhiều yếu tố thần kì trong câu chuyện: có nhân vật thần kì (Bụt), có vật thần (xương cá bống, gà biết nói, đàn chim sẻ biết nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo), bản thân nhân vật chính cũng có sự biến hoá thần kì.
- Thể hiện một lối kết cấu quen thuộc đã thành mô típ trong thể loại truyện cổ tích: kiểu nhân vật mồ côi, hoặc nghèo khó, bất hạnh trải qua nhiều khó khăn, hoạn nạn, cuối cùng được hưởng hạnh phúc.
Bảng 1:
Chặng1
Tấm
Cám, dì ghẻ
Yếu tố thần kì, hình ảnh, chi tiết tiêu biểu.
1. Trong gia đình, tranh đoạt quyền lợi vật chất, Tinh thần.
a) Đi băt tép.
- Chăm chỉ được giỏ tép đầy.
+ Khóc
b) Đi chăn trâu
- Chăn đồng xa
- Khóc khi bống bị giết
- Chôn xương bống ở đầu giường
c) Đi xem hội.
- Nhặt thóc gạo
- Đi xem hội, rơi giày, thử giày-> thành hoàng hậu.
a) Đi bắt tép
- Lười biếng, chẳng được gì
- Lừa chị, đổ tép sang giỏ mình, về trước lĩnh thưởng.
b) Rình trộm Tấm cho cá ăn -> giết bống ăn thịt.
c) Đi xem hội
- bày kế hành hạ Tấm
- Thử giày -> bẽ bàng, xấu hổ.
- Bụt hiện, bày cách giúp Tấm.
- Cái yếm đỏ (vật thưởng)
- Con bống
- Bụt hiện, , bày cách giúp Tấm.
- Con gà biết nói
- Bốn lọ xương bống
- Bụt hiện giúp Tấm
- Chiếc giày đánh rơi.
Bảng 2:
Chặng 2
Tấm
Cám- dì ghẻ
1
Về lo giỗ bố
Treo cau
Ngã chết đuối.
Hoá thành vàng anh
Hót mắng Cám
Dì ghẻ bày mưu độc
Đẵn gốc cây giết Tấm
Đưa Cám vào thế chị là hoàng hậu
(vua không nói gì)
2
Chim vàng anh bị giết
Lông chim hoá thành hai cây xoan đào.
Cám theo lời mẹ giết chim, nấu ăn, vứt lông chim ra vườn (vua không nói gì).
3
Xoan bị chặt, đóng khung cửi.
Khung cửi nguyền rủa tội giết chồng của Cám
Cám chặt xoan, đóng khung cửi.
(vua không nói gì)
4
Khung cửi bị đốt
Từ đống tro mọc lên cậy thị, có một quả vàng thơm, ở với bà lão.
Cám đốt khung cửi, đổ tro bên lề đường xa hoàng cung.
(vua không nói gì)
5
Từ quả thị bước ra trở thành cô Tấm xinh đẹp hơn xưa, gặp lại vua, trở lại làm hoàng hậu.
Cám sợ hãi, muốn xinh đẹp như Tấm.
Hoạt động 5 (5 phỳt).
3. Củng cố, luyện tập.
* Củng cố: - Nắm được các kiến thức đã học.
* Luyện tập :- Hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
4. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới:
* Bài cũ- Học bài theo hướng dẫn trong SGK.
* Bài mới:- Chuẩn bị bài mới
File đính kèm:
- T 17,18 Tam Cam.doc