Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1 đến 22

Tiết 1.2

TỔNG QUAN

VĂN HỌC VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Gíup học sinh:

 Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học

Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN

SGK

Thiết kế bài học

Các tài liệu tham khảo

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Kiểm tra bài cũ.

Giới thiệu bài mới

 

doc49 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1 đến 22, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tu?n 1 Tiết 1.2 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Gíup học sinh: Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN SGK Thiết kế bài học Các tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài mới Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân VN đã sáng tạo nên nhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn, đáng tự hào. Chúng ta biết rằng mỗi dân tộc đều có một lịch sử văn học riêng cho dân tộc đó vì lịch sử chính là tâm hồn của dân tộc. Để các em nhận thức những nét lớn về văn học VN chúng ta hãy tìm hiểu qua tiết học khái quát về tổng quan văn học VN. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT PV: Em hiểu như thế nào là tổng quan văn học Việt Nam?. DG: Đó là cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của văn học VN. Học sinh đọc những ý đầu của bài “trải qua hàng ngàn năm lịch sử tinh thần ấy”. PV: Em hãy cho biết nội dung của ý mà em vừa đọc là gì? DG: Trải qua quá trình lao động, chiến đấu xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã sáng tạo những giá trị tinh thần. Văn học VN là bằng chứng cho sự sáng tạo ấy. I. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VHVN. 1. Văn học dân gian. PV: VHVN bao gồm mấy bộ phận lớn?. PV: Em hãy cho biết văn học dân gian là những sáng tác tập thể hay của riêng một các nhân tác giả?. Và nó được truyền bằng con đường nào?. PV: Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào?. PV: Em hãy cho biết những đặc trưng của Văn học dân gian?. Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, ca dao, câu đố, vè, truyện thơ, chèo, tuồng, Đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng. 2. Văn học viết. PV: Chữ Hán là văn tự của người hán, chữ Nôm dựa vào chữ Hán mà đặt ra, chữ Quốc ngữ sử dụng chữ cái La Tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ thế kỉ XX trở lại đây văn học VN chủ yếu viết bằng chữ Quốc ngữ. Là những sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân, văn học viết mang dấu ấn tác giả. Hình thức: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, một số ít bằng chữ pháp. II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VHVN. DG: GV lần lượt gọi HS đọc từng phần trong SGK. Hệ thống thể loại: Phát triển theo từng thời kì. Từ X đến XIX gồm văn xuôi tự sự (truyện kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi); Thơ gồm thơ cổ phong, đường luật, từ khúc; Văn biền ngẫu gồm phú, cáo, văn tế. Chữ Nôm: thơ Nôm đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói. Từ XX trở lại đây ranh giới rõ ràng. Tự sự: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí; Trữ tình: thơ, trường ca; Kịch : kịch nói. PV: Nhìn tổng quát VHVN có mấy thời kì phát triển?. VHVN có 2 thời kì phát triển: Từ X đến XIX (văn học trung đại – nền VH nầy hình thành và phát triển theo mối quan hệ của văn học khu vực Đông Á và Đông Nam Á có mối quan hệ với văn học TQ) và XX đến nay (văn học hiện đại hình thành và phát triển trong mối quan hệ và giao lưu quốc tế, chịu ảnh hưởng của văn học Aâu – Mĩ.). PV: Em hãy cho biết những nét lớn của truyền thống thể hiện trong VHVN? Truyền thống VHVN thể hiện 2 nét lớn: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. 1. Văn học trung đại (từ X đến hết XIX). PV: Văn học VN thời kì này có điểm chú ý?. PV: Vì sao VH thời kì này có sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc?. PV: Em hãy chỉ ra những tác phẩm và tác giả tiêu biểu của VH thời kì này?. Về thơ chữ Hán: Thơ Nôm đường luật: DG: Bên cạnh đó còn có nhiều truyện Nôm khuyết danh như: Phạm TẢi – Cúc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Phạm Công – Cúc Hoa.. PV: Qua đó em có suy nghĩ gì về sự phát triển thơ Nôm của VH thời kì này?. Nền VH viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Aûnh hưởng của nền văn học trung đại TQ Vì các triều đại phong kiến phương Bắc lần lượt sang xâm chiếm nước ta (lí do văn học viết bằng chữ Hán). * Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Thánh Tông di thảo – Lê Thánh Tông. Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ. Việt điện u linh tập – Lí Tế Xuyên. Thượng kinh kí sự – Hải Thượng Lãn Oâng. Vũ trung tuỳ bút – Phạm Hổ. Nam triều công nghiệp – Nguyễn Khoa Chiêm. Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái. Nguyễn Trãi – Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập. Nguyễn Bỉnh khiêm – Bạch vân thi tập. Nguyễn Du – Bắc hành tạp lục. Lê Thánh Tông – Hồng Đức quốc âm thi tập. Thơ Nôm của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương Truyện Kiều – Nguyễn Du. Sơ kính tân trang – Phạm Thái. Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của VH trung đại. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó được thể hiện tinh thần ý thức dân tộc đã phát triển cao. 2. Văn học hiện đại (đầu XX đến hết XX). PV: Văn học việt nam từ XX đến nay được gọi bằng nền văn học gì? Tại sao lại có tên gọi ấy?. DG: Văn học việt nam từ XX đến nay được gọi là nền văn học hiện đại. DG: Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ như những luồng gío mới thổi vào Việt Nam làm thay đổi cách nghĩ, cách cảm và cả cách nói của con người Việt Nam. PV: Em hãy cho biết văn học thời kì này chia làm mấy giai đoạn và có những đặc điểm gì?. DG: VH trung đại chuyển sang VH hiện đại: sự kiện Pháp xâm lược và đô hộ nước ta đã ảnh hưởng nhiều mặt đến mặt văn học. Khoa cử chữ Hán đã chấm dứt ở Bắc Kì năm 1915, ở Trung kì năm 1918. do đso những người học chữ hán ít dần. Trong khi đó, lớp trí thức học tiếng Pháp ngày một đông đảo. Qua tiếng Pháp, lớp trí thức mới này tiếp xúc với văn học Châu Aâu, trước hết là VH Pháp nên họ chịu ảnh hưởng VH Pháp và châu Aâu. VH TQ vẫn tiếp tục ảnh hưởng. Trong XX VH Nga xô viết, VH Mĩ La Tinh cũng có tác động đến VHVN. DG: Nếu tác giả VH trung đại không sống bằng nghề văn thí các nhà văn hiện đại đã lấy việc viết văn làm nghề DG: Tản Đà viết nhiều về việc đem văn chương bán phố phường: “Mười mấy năm xưa ngọn bút lông Xác xơ chẳng bợn chút hơi đồng Bây giờ anh đổi lông ra sắt Cách kiếm ăn đời có nhọn không”. DG: Tiểu thuyết chương hồi và văn xuôi chữ Hán trong VH trung đại tuân thủ trật tự thời gian. Nhưng kết cấu tiểu thuyết trong VH hiện đại theo qui luật tâm lí, có thể đảo lộn trật tự thời gian. DG: Thơ đường luật của VH trung đại cso niêm luật và hạn định số câu chữ rất chặt chẽ; thơ mới và thơ hịên đại nói chung tương đối tự do về số chữ trong câu; Kịch nói hiện đại khác với kịch hát truyền thống. Ví dụ: so sánh việc tả chân dung nhân vật trong truyện Kiều (Thúy Kiều) và chân dung nhân vật của Nam Cao (Chí Phèo, Thị Nở) để phân tích, chỉ rõ hai quan niệm miêu tả khác nhau. Với chân dung Thúy Kiều Nguyễn Du dùng công thức có sẵn để tả, còn đối với Chí Phèo, Thị Nở thì Nam Cao lại tả chi tiết, tả thực. PV: Em hãy lấy một ví dụ về một tác phẩm khác để so sánh tìm ra sự khác biệt giữa VH trung đại và VH hiện đại Phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hóa. Aûnh hưởng của văn học phương Tây. Văn học thời kì này chia làm 4 giai đọan: Từ đầu XX đến năm 1930. Từ 1930 đến 1945. Từ 1945 đến 1975. Từ 1975 đến nay. Từ XX đến 1930 VHVN đã bước vào quỹ đạo của VH thế giới hiện đại (tiếp xúc với Vh châu Âu). Đó là nền VH tiếng Việt viết bằng chữ quốc ngữ. Tác giả tiêu biểu: Tản Đà, Hòang Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn,(thời kì đầu) Từ 1930 đến 1945 (thời kì cuối) xuất hiện nhiều tên tuổi lớn : Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Xuân diệu, Vũ Trọng Phụng, Huy Cận, Nam Cao, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Văn học thời kì này vừa kế thừa tinh hoa của VH trung đại và VHDG, vừa tiếp nhận ảnh hưởng của VH thể giới để hiện đạo hóa. Nhiều thể lọai mới ngày càng được hòan thiện. Từ 1945 đến 1975 sự kiện lịch sử vĩ đại đã mở ra triển vọng nhiều mặt cho VHVN. Nhiều nhà văn nhà thơ lớn trước đã đi theo cách mạng Tác giả: đã xuất hiện đội ngũ nhà văn xem việc sáng tác làm nghề nghiệp. Đời sống văn học: con người có ý thức cá nhân đấu tranh với các quan niệm cũ. Thể lọai: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói phát triển mạnh. Thi pháp: đề cao tính sáng tạo, cái tôi cá nhân. III. CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC. 1. Con người Việt nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên. DG: Văn học là nhân học. Đối tượng trung tâm của văn học là con người. Nhưng không hề có con người trừu tượng mà chỉ có con người tồn tại trong 4 mối quan hệ cơ bản. Mối quan hệ này chi phối các nội dung chính cuả văn học, có ảnh hưởng đến việc xây dựng hình tượng văn học. PV: Mối quan hệ giữa con người và thế giứoi tự nhiên được thể hiện như thế nào?. DG: Để chỉ đôi nam nữ thanh niên trẻ trung người ta thường dùng mận đào, hoa lê,. Con người sống gắn bó với thiên nhiên và tìm thấy từ thiên nhiên những hình tượng nghệ thuật để thể hiện chính mình. DG: Thiên nhiên mang nhữngdáng vẻ riêng biệt của từng vùng, từng miền. Vào VH thiên nhiên cũng amng nét riêng ấy, nó gớp phần làm nên tính đa dạng trong văn chương. VHDG với tư duy huyền thọai đã kể lại quá trình nhận thức cải tạo, chinh phục của ông cha ta với thế giới tự nhiên hoang dã, xây dựng cuộc sống, tích lũy hiểu biết phong phú về thiên nhiên. Thiên nhiên còn là người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Tình yêu thiên nhiên đã trở thành nội dung quan trọng của VHVN. Trong sáng tác VH trung đại thiên nhiên thường gắn liền với lí tưởng đạo đức thẩm mĩ. Hình ảnh cây tùng, cúc , trúc , mai tượng trưng cho nhân cách cao thượng của nhà nho. Các đề tài nưh, tiều, canh , mục thể hiện lí tưởng thanh tao của những con người mai danh ẩn tích, lánh đục tìm trong không màng danh lợi. 2. Con người Việt nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc. PV: Mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc được thể hiện như thế nào?. DG: Đó chính là tình yêu quê hương xứ sở là niềm tự hào về truyền thống mọi mặt của dân tộc (truyền thống dựng nước và giữ nước) tình yêu tố quốc thể hiện qua lòng căm thù giặc, dám xả thân vì nghĩa lớn. DG: Giai đọan VH 30-45 ý thức cá nhân được đề cao. Đó là quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu của con người. Thời kì này nổi lên với văn xuôi lãng mạn, thơ mới lãng mạn. Con người VN đã sơm hình thành hệ thống tư tưởng yêu nước và tư tưởng xã hội. Nền VH yêu nước có giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốt lịch sử VHVN. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đạo cáo, Tuyên ngôn Độc lập, 3. Con người VN trong quan hệ xã hội PV: Xu hướng chung của VHVN là gì khi xây dựng mẫu người lí tưởng?. DG: Xu hướng chung của VHVN là xây dựng một đạo lí làm người với nhân phẩm tốt đẹp như lòng nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chính nghĩa. Đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỉ của tôn giáo, đề cao quyền sống con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân. Trong XH có giai cấp VHVN đã lên tiếng tố cáo thế lực chuyên quyền và thể hện sự cảm thông chia sẻ với người bị áp bức. Hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học. Tác giả tiêu biểu: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, 4. con người VN và ý thức về bản thân CỦNG CỐ: PV: Sau khi học xong bài những điểm nào chúng ta cần lưu ý?. Dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài học tiếp theo “ Họat động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. Xây dựng một đạo lí làm người với nhân phẩm tốt đẹp như lòng nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chính nghĩa. Đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỉ của tôn giáo, đề cao quyền sống con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân. - Các bộ phận hợp thành VHVN. - Tiến trình lịch sử VHVN. - Một số nội dung chủ yếu của VHVN. - Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu. Tiết 3,4 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp HS: Nắm được kiến thức cơ bản về họat động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (NTGT) như nhân vật, hòan cảnh, nội dung, mục đích,phương tiện, cách thức giao tiếp, về hai quá trình trong HĐGT. Biết xác định các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp. Có táhi độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN. SGK Thiết kế bài học Các tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ. Em hãy trình bày các bộ phận hợp thành của VHVN?. Em hãy trình bày một số nội dung chủ yếu của VHVN. Giới thiệu bài mới Trong cuộc sống hằng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng. Đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hòan cnảh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hòan cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chùng ta cùng tìm hiểu bài Họat động giao tiếp bằng ngôn ngữ. HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT I. THẾ NÀO LÀ HĐGT BẰNG NGÔN NGỮ? 1. Khái niệm: GV: Gọi HS đọc và nhắc lớp theo dõi phần văn bản trong SGK. PV: Các nhân vật giao tiếp nào tham gia trong HĐGT? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?. PV: Người nói nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tưởng tình cảm của mình thì người đối thọai làm gì để lĩnh hội được nội dung đó? Hai bên lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào?. PV: Họat động giao tiếp đó diễn ra trong hòan cảnh như thế nào? (Ơû đâu? Vào lúc nào? Khi đó ở nứơc ta có sự kiện lịch sử gì?.). PV: Họat động giao tiếp đó hướng vào nội dung gì? Đề cập đến vấn đề gì?. PV: Mục đích của giao tiếp là gì? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không? DG: Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc. Cuộc giao tiếp đã đi đến sự thống nhất hành động, nghĩa là đã đạt được mục đích. PV: Qua bài “Tổng quan về VHVN” em hãy cho biết: a, Các nhân vật giao tiếp qua bài này? b, Họat động giao tiếp đó diễn ra trong hòan cảnh nào? c, Nội dung giao tiếp? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào? d, Mục đích của giao tiếp? GV: Xét về người viết: Trình bày một cách tổng quan một số vấn đề cơ bản về VHVN cho HS lớp 10. Xét về người đọc: Thông qua việc đọc và học văn bản đó mà tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về VHVN trong tiến trình lịch sử, đồng thời có thể rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học, kĩ năng xây dựng và tạo lập văn bản. e, Phương tiện giao tiếp được thể hiện như thế nào?. GV: Dùng một số lượng lớn các thuật ngữ VH. Các câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học: cấu tạo phức tạp, nhiều thành phần, nhiều vế nhưng mạch lạc, chặt chẽ. Kết cấu của văn bản mạch lạc rõ ràng: có hệ thống, đề mục lớn, nhỏ; có hệ thống luận điểm, dùng các chữ số hoặc chữ cái để đánh dấu các đề mục. DG: Con người không thể sống mà không có giao tiếp. Chính giao tiếp làm cho con người nâng cao hiểu biết, tiếp nhận được tri thức, thống nhất được hành động. Giao tiếp có thể tiến hành bằng nhiều phương tiện: thô sơ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt; hiện đại như các phương tiện kĩ thuật. Nhưng phương tiện phổ biến nhất , hiệu quả nhất, quan trọng nhất vẫn là ngôn ngữ. Con người giao tiếp nhằm các mục đích: nhận thức, hành động, biểu lộ tình cảm. Bài tập: Phân tích các NTGT trong HĐGT mua bán giữa người mua và người bán ở chợ?. - Nhân vật giao tiếp: Người mua và người bán - Hòan cảnh giao tiếp: Ở chợ, lúc chợ đang họp. - Nội dung giao tiếp: Trao đổi, thỏa thuận về mặt hàng, chủng lọai, số lượng, giá cả,.. - Mục đích giao tiếp: Người mua mua được hàng, người bán bán được hàng. CỦNG CỐ. PV: Sau khi học xong bài những điểm nào chúng ta cần lưu ý?. Dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài học tiếp theo “Khái quát VHDG VN”. HĐGT là họat động diễn ra thường xuyên của con người trong xã hội, ở mọi nơi, mọi lúc, có thể ở dạng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động,.. GV: Vua và các bô lão trong hội nghị là nhân vật tham gia giao tiếp. Mỗi bên có cương vị khác nhau. Vua cai quản đát nước, chăn dắt trăm họ. Các bô lão là những người có tuổi đã từng giữ trọng tách nay về nghỉ, hoặc được vua mời đến tham dự hội nghị. GV: Người tham gia giao tiếp ở đây phải đọc hoặc nghe xem người nói, nói những gì để lĩnh hội nội dung mà người nói phát ra. Các bô lão nghe vua Nhân Tông hỏi, nội dung hỏi: Liệu tính như thế nào khi quân mông cổ tràn đến. Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp. Các bô lão xôn xao tranh nhau nói. Lúc ấy nhà vua lại là người nghe. 2. Quá trình giao tiếp. Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện). Lĩnh hội văn bản (người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác. 3. Nhân tố giao tiếp. Nhân vật giao tiếp : Ai nói, ai viết, nói với ai, viết cho ai?. Hòan cảnh giao tiếp : Nói trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào? Nội dung giao tiếp : Nói, viết cái gì, về cái gì?. Mục đích giao tiếp : Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì?. Phương tiện giao tiếp và cách thức giao tiếp : Nói, viết như thế nào, bằng phương tiện gì?. GV: Họat động giao tiếp diễn ra ở điện Diên Hồng. Lúc này quân Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta. GV: Hướng vào nội dung: Hòa hay đánh, nó đề cập đến vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc, mạng sống con người. GV: Mục đích: lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để hạ đạt mệnh lệnh quyết tâm giữ gìn đất nước trong hòan cảnh lâm nguy. Cuộc giao tiếp đó đã đạt được mục đích. GV: Người viết SGK và GV, HS tòan quốc đều tham gia giao tiếp. Họ có độ tuổi từ 65 trở xuống 15. từ giáo sư tiến sĩ đến học sinh lớp 10. GV: Hòan cảnh có tổ chức giáo dục, chương trình qui định chung hệ thống trường phổ thông. GV: Các bộ phận cấu thành của VHVN. Tiến trình phát triển của văn học viết VN. Con người VN qua VH. GV: Người sọan sách muốn cung cấp tri thức cần thiết cho người học. Người học nhờ văn bản giao tiếp đó hiểu được kiến thức cơ bản của nền VHVN. GV: Sử dụng ngôn ngữ của văn bản khoa học. Đó là khoa học giáo khoa. Văn bản có bố cục rõ ràng. Những đề mục có hệ thống. Lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu. - Thế nào là HĐGT. - Quá trình giao tiếp. - Nhân tố giao tiếp. II. LUYỆN TẬP BÀI TẬP 1. Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao: GV: Học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. PV: Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào? PV: Họat động giao tiếp diễn ra trong hòan cảnh nào? Hòan cảnh đó có thích hợp hay không? PV: Nhân vật Anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì? PV: Cách nói của nhân vật anh có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không? PV: Em có nhận xét gì về cách nói ấy của chàng trai? Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng. Nhân vật: Cô gái và chàng trai ở lứa tuổi đang yêu. Hòan cảnh: Đêm trăng sáng và thanh vắng. Hoàn cảnh ấy phù hợp với câu chuyện tình của những đôi lứa yêu nhau. Mục đích: nói về tre non đủ lá để tính đến chuyện đan sàng. Đâu phải chuyện tre non đan sàng mà là chuyện họ đã đến tuổi trưởng thành nên tính chuyện kết hôn – lời tỏ tình của chàng trai. Phù hợp với hòan cảnh và mục đích giao tiếp (Đêm trăng sáng và thanh vắng, đng ở lứa tuổi yêu đương, họ bàn chuyện kết hôn là phù hợp). Chàng trai thật tế nhị. Cách nói làm duyên vì có hình ảnh lại đậm đà tình cảm dễ đi vào lòng người. BÀI TẬP 2. PV: Trong cuộc gt trên đây, các NV đã thực hiện bằng ngôn ngữ, những hành động cụï thể nào? Nhằm mục đích gì? PV: Trong lời ông già cả 3 câu đều có hình thức là câu hỏi, nhưng có phải cả 3 câu đều dùng để hỏi không? PV: Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong gt như thế nào? Hành động gt là: Chào (cháu chào ông ạ). Chào đáp lại (A Cố hả). Khen (lớn tướng rồi hả). Hỏi (Bố cháu có gửi pin dài lên cho ông không?). Trả lời (Thưa ông, có ạ). Cả 3 câu chỉ có 1 câu hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?) còn các câu khác để chào và để khen. Lời nói của 2 nhân vật đều bộc lộ tình cảm giữa ông và cháu. Cháu tỏ thái độ kình mến qua các từ (Thưa, ạ); ông là tình cảm yêu quí với cháu. BÀI TẬP 3 PV: Khi làm bài thơ này HXH đã gt với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các phuơng tiện từ ngữ, hình ảnh nào? PV: Người đọc căn cứ vào đâu để tìm hiểu bài thơ? Cảm nhận bài thơ? HXH đã miêu tả giới thiệu bánh trôi nước với mọi người, nhưng mục đích chính là giới thiệu thân phận nổi chìm của mình. Con người có hình thể đẹp lại có số phận bất hạnh, không chủ động, quyết định được hạnh phúc. Song trong bất cứ hòan cảnh nào vẫn giữ tấm lòng phẩm chất của mình (trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, lòng son). Căn cứ vào cuộc đời XH. Xh có tài có tình nhưng số phận trớ trêu đã dành cho bà là sự bất hạnh. Hai lần lấy chồng thì hai lần làm lẽ. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ được phẩm chất của mình. BÀI TẬP 4. PV: Viết 1 đoạn thông báo ngắn cho các bạn học sinh tòan trường biết về hoạt động là sạch môi trường nhân ngày môi trường thế giới. GV: ví dụ: THÔNG BÁO - Nhân ngày môi trường thế giới, ĐTNCS HCM nhà trường tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để làm cho trường thêm xanh sạch đẹp. - Thời gian làm việc: từ 7h sáng chủ nhật ngày 05 tháng 06 năm 1972. - Nội dung công việc: thu dọn rác, khai thông cống rãnh, phát quang cỏ dại, trồng thêm cây xanh - Lực lượng tham gia: toàn thể học sinh của trường. - Dụng cụ: mỗi học sinh khi đi mang theo 1 dụng cụ: cuốc, xẻng, chổi, dao, - Kế hoạch cụ thể: các lớp nhận tại văn phòng đoàn trường. - Nhà trường kêu gọi tòan thể học sinh trong trường hãy nhiệt tình hưởng ứng tích cực buổi tổng vệ sinh này. Ngày 05 tháng 06 năm 1972. BGH nhà trường. Yêu cầu viết thông báo ngắn (bài viết phải có MB, TB, KL) Đối tượng gt: Học sinh toàn trường. Nội dung gt: làm sạch môi trường. Hoàn cảnh gt: hoàn cảnh nhà trường và ngày môi trường thế giới. BÀI TẬP 5. Trích thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên 9/45 của cả nước VNDCCH. PV: Thư viết cho ai? Người viết có tư cách và quan hệ như thế nào với người nhận. PV: Hoàn cảnh của người viết và người nhận thư đó như thế nào? PV: Thư viết về chuyện gì? Có nội dung gì? PV: Thư viết để làm gì? PV: Thư viết như thế nào? PV: Qua 5 bài tập chúng ta rút ra được những điều gì khi thực hiện giao tiếp? NVGT: Bác Hồ Với Tư Cách Chủ Tịch Nước VNDCCH Viết Thư Gửi Học Sinh Toàn Quốc. Người Nhận Là HS – Thế Hệ Tương Lai Của Đất Nước. HCGT: Đất Nước Mới Giành Được Độc Lập. HS Lần Đầu Tiên Đón Nhận 1 Nền Giáo Dục Hoàn Tòan VN. Vì Vậy Người Viết Giao Nhiệm Vụ, Khẳng Định Quyền Lợi Cho HS. NDGT: Bộc Lộ Niềm Vui Sướng Vì HS Thế Hệ Twong Lai Của Đất Nước Được Hưởng Cuộc Sống Độc Lập. Nhiệm Vụ Và Trách Nhiệm Của HS Đối Với Đất Nước. Lời Chúc Của Bác Đối Với HS. MĐGT: Chúc Mừng HS Nhân Ngày Tựu Trường Đầu Tiên Của Nước VNDCCH. Từ Đó Xác Định Nhiệm Vụ Nặng Nề Nhưng Vẻ Vang Của Học Sinh. Ngắn Gọn: Lời Kể Chân Tình Aám Aùp, Thể Hiện Sự Gần Gũi Chăm Lo, Song Lời Lẽ Trong Bức Thư Cũng Rất Nghiêm Túc Khi Xác Dịnh Trách Nhiệm Cho Học Sinh. Khi Tham Gia Bất Cứ HĐGT nào ta phải chú ý: NVGT; ĐTGT: Nói viết cái gì? MDDGT: Nói viết để làm gì? NDGT: Nói viết như thế nào? PTGT: Nói viết như thế nào? Tu?n 2 Tiết 5 KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Gíup học sinh: B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN SGK Thiết kế bài học Các tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài mới Khi nói về VHDG Lâm Thị Mĩ Dạ đã từng có câu thơ làm xúc động lòng người: Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu sa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau mấy núi cách xa cũng tìm Ơû hiền rồi lại gặp lành Người ngay lại gặp người tiên độ trì. Và cho đến những câu ca dao: Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa Từ truyện cổ đến ca dao dân ca, tục ngữ. Tất cả đều là biểu hiện cụ thể của VHDG. Để hiểu rõ chúng ta cùng tìm hiểu bài “KHÁI QUÁT VHDG VN”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT I. VĂN HỌC DÂN GIAN LÀ GÌ? DG: Thời PK và thời thuộc Pháp phần lớn nhân dân ta đặc biệt không biết chữ, không biết đọc không biết viết. PV: Em hãy cho biết tại sao VHDG là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ? GV: Bất cứ một tác phẩm văn nghệ nào cũng được sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn ngữ. PV: VHDG chủ yếu được truyền bằng con đường truyền miệng. Vậy theo em truyền miệng là phương thức như thế nào? PV: Tại sao VHDG lại là sáng tác tập thể? PV: Em hiểu thế nào là những sinh hoạt khác nhau? GV: Truyện cười: có khi cười cho vui cửa vui nhà, cười ra nước mắt, cười nhằm đưa ma tống tiễn XH cũ. Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Là truyền từ người này sang người khác, đời này sang đời khác không bằng chữ viết mà bằng lời nói. Không có chữ viết ông cha ta lưu truyền qua miệng, nên nảy sinh ý thức chỉnh sửa cho văn bản hoàn chỉnh. Vì vậy VHDG là sáng tác tập thể. Truyện cổ kể về những nội dung trong đời sống nhân dân. Đó là tập tục nghi lễ ở từng vùng, từng miền khác nhau. Tiếng cười trong truyện cười

File đính kèm:

  • docTuan 1 den 8- HOC KI I.doc
Giáo án liên quan