Giáo án Ngữ văn 10 - Cáo tật thị chúng

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Thấy được tư tưởng triết lí Phật giáo: qui luật hóa sinh tuần hoàn, quan niệm nhân sinh cao đẹp: lòng yêu đời, niềm lạc quan trước cuộc sống.

2. Kỹ năng: HS nhận biết cách tìm hiểu nghệ thuật triết lí của thơ Thiền: dùng hình tượng thiên nhiên để biểu đạt quy luật tự nhiên, cuộc sống.

3.Thái độ: Bồi dưỡng niềm tin và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống.

B. Phương pháp:

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Cáo tật thị chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cáo tật thị chúng MÃN GIÁC Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Thấy được tư tưởng triết lí Phật giáo: qui luật hóa sinh tuần hoàn, quan niệm nhân sinh cao đẹp: lòng yêu đời, niềm lạc quan trước cuộc sống. 2. Kỹ năng: HS nhận biết cách tìm hiểu nghệ thuật triết lí của thơ Thiền: dùng hình tượng thiên nhiên để biểu đạt quy luật tự nhiên, cuộc sống. 3.Thái độ: Bồi dưỡng niềm tin và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống. B. Phương pháp: C. Phương tiện: D.Tiến trình bài học: Giáo viên Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu tác giả, giải thích một số từ khó và một vài đặc điểm của thơ Thiền. Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản [ Hai câu thơ đầu nói lên qui luật nào của tự nhiên? [ Nếu đảo câu thơ thứ hai lên vị trí đầu thì ý thơ khác nhau như thế nào? [ Câu ba và câu bốn gợi lên nhận định gì về quy luật cuộc sống của con người? Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ này? ( thản nhiên, nuối tiếc, hay xót xa..) Þ Quan niệm triết lí Phật giáo: : khi con người đã giác ngộ đạo – hiểu được chân lí, nắm được quy luật – thì có sức mạnh lớn lao. Vượt lên lẽ hoá sinh thông thường. Thiền sư đắc đạo trở về với bản thể không sinh, không diệt như cành mai tươi bất chấp xuân tàn. - Câu thơ đầu khẳng định Xuân qua, trăm hoa rụng vậy mà câu thơ cuối lại khẳng định vẫn còn có một cành mai đang nở. Như thế có mâu thuẫn không? Vì sao? Chú ý tìm hiểu: Cách mở đầu và kết thúc bài thơ. Những từ ngữ làm nên tính chất khẳng định ở hai câu kết. Tâm trạng của tác giả trong hai câu ba, bốn và trong hai câu kết có gì khác nhau? - HS giới thiệu tác giả, vài nét về thơ Thiền. - HS nhận xét các hiện tượng tự nhiên: Xuân qua – xuân tới; hoa tàn – hoa nở. - Cảm nhận của HS về quy luật của đời người trước quy luật của tự nhiên. Trước quy luật đó, con người phải làm sao? I. Giới thiệu: Tác giả: - Lí Trường (1052 – 1096). Tên thuỵ là Mãn Giác. - 25 tuổi xuất gia và trở thành thiền sư được ngưỡng vọng. Làm quan dười triều vua Lí Nhân Tông, được ban hiệu Hòai Tín. Thơ Thiền: - Thơ Thiền là loại thơ đúc kết sự giác ngộ chân lí Phật giáo. Thơ Thiền vừa mang tính triết lí vừa mang những rung động chủ quan của nhà thơ. - Thơ Thiền thường mượn hình ảnh của thế giới vật chất thể hiện do các nhà sư quan sát trực tiếp thế giới, bất ngờ nắm bắt được trong thế giới thiên hình vạn trạng. Vì thế thơ Thiền rất sinh động, giàu hình ảnh. Þ Thơ Thiền là loại hình văn học quan trọng của Việt Nam đời Lí. Bài thơ “Cáo tật thị chúng” là một tác phẩm tiêu biểu của thơ Thiền, là bài thơ kệ còn lại duy nhất của Mãn Giác thiền sư, viết vào khoảng cuối năm 1096. II. Đọc – Hiểu: 1. Bốn câu thơ đầu: Quy luật biến đổi của thiên nhiên : - Hình ảnh tượng trưng : Xuân – hoa. - “Trăm hoa rụng – Trăm hoa tươi”: tượng trưng cho thời tiết và cây cối. Từ “trăm” nói đến sự tuyệt đối. - Hoa nở – Hoa tàn: quy luật tự nhiên. - Hoa rụng – hoa nở: sự luân hồi của tự nhiên. Þ Thời tiết đổi thay thì cây cối cũng phải đổi thay. Vòng luân hồi tuyệt đối, không có ngọai lệ. b. Quy luật biến đổi của đời người: - Thời gian trôi qua, sự việc trôi qua trước mắt, thì con người cũng già đi. - “Mái đầu bạc” là hình ảnh tượng trưng tiêu biểu cho tuổi già. Đó là biểu hiện rõ nhất sự biến đổi của con người trước thời gian. Þ Giữa hoa và người có sự nghịch đối: trong khi hoa tươi thì con người “già đến rồi”. Con người không luân hồi như cây cối. Cuộc đời trong khoảnh khắc chỉ là ảo ảnh.Con người rồi cũng sẽ đi về phía huỷ diệt theo quy luật “Sinh, lão, bệnh, tử”. Þ Quan niệm nhân sinh: Trước quy luật của tự nhiên thời gian trôi, tuồi già đến, con người như nuối tiếc : chưa làm được gì có ý nghĩa thì đã già rồi. Yù thức được sự tồn tại đó con người không thể sống một cách vô nghĩa. Hai câu thơ cuối: Cảm xúc của nhà thơ: - Phủ định quy luật hằng biến của vạn vật: sự xuất hiện của một cành mai. - Hình ảnh “cành mai”: Trong văn học: hình tượng nghệ thuật. Trong bài thơ: ý nghĩa tượng trưng Sức sống mãnh liệt. Tinh thần lạc quan, mạnh mẽ, kiên định trước những biến đổi của đất trời và thời cuộc III. Chủ đề: Bài thơ ngợi ca và khẳng định sự trường tồn , bất biến của chân như trước mọi đổi thay của thân sắc, của vạn vật. Đồng thời ngợi ca và khẳng định sức sống bất điệt, tinh thần lạc quan, bản lĩnh và sức mạnh của con người trước mọi đổi thay của cuộc đời.

File đính kèm:

  • docCao tat thi chung.doc