Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 22: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

HS cần nắm rõ và thông hiểu kiến thức:

- Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh.

- Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh.

- Nêu được thế nào là thuế vai trò của thuế đối với việc phát triển linh tế, xã hội

của đất nước.

- Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân.

2. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Hoàn thành tích cực các nhiệm vụ học tập được giao.

- Chăm chỉ: HS tự ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện và xây dựng đất nước.

- Trung thực: HS báo cáo đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, học bài cũ, trả lời các câu hỏi và nhiệm vụ học

tập theo hướng dẫn của GV.

- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa

ra ý kiến thảo luận nhóm, giải quyết các nhiệm vụ học tập trên lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của

nhiệm vụ học tập, tìm ra những câu trả lời hay.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 22: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /11/2020 (9C) Tiết 22 - Bài 13 QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: HS cần nắm rõ và thông hiểu kiến thức: - Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh. - Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. - Nêu được thế nào là thuế vai trò của thuế đối với việc phát triển linh tế, xã hội của đất nước. - Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân. 2. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Hoàn thành tích cực các nhiệm vụ học tập được giao. - Chăm chỉ: HS tự ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện và xây dựng đất nước. - Trung thực: HS báo cáo đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà, học bài cũ, trả lời các câu hỏi và nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của GV. - Giao tiếp và hợp tác: Trình bày, hợp tác có hiệu quả trong quá trình thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm, giải quyết các nhiệm vụ học tập trên lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những câu trả lời hay. b. Năng lực đặc thù. - Năng lực tự nhận thức điều chỉnh hành vi phù hợp: + Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh. + Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. +Nêu được thế nào là thuế vai trò của thuế đối với việc phát triển linh tế, xã hội của đất nước. + Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân. - Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm: Tự chịu trách nhiệm với bản thân, tập thể về những hành vi sai trái vi phạm pháp luật. - Năng lực giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội: Có thái độ phê phán tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Bài giảng, SGK, SGV, phiếu học tập, luật thuế, các ví dụ có liên quan trong lĩnh vực kinh doanh và thuế 2. HS: - Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. - Chuẩn bị nội dung: + Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh. + Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. + Nêu được thế nào là thuế vai trò của thuế đối với việc phát triển linh tế, xã hội của đất nước. + Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, trực quan, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm lớn, kĩ thuật đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG HS: Chơi trò chơi GV: Liên hệ vào bài. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: HS: Đọc phần đặt vấn đề. HS: Thảo luận nhóm 4 (3p) GV: Chia nhóm cho HS thảo luận các câu hỏi sau: N1: Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì?. Hành vi vi phạm đó là gì. N2: Em có nhận xét gì về mức thuế của các mặt hàng trên?. Mức thuế chênh lệch có liên quan đế sự cần thiết của các mặt hàng trong đời sống nhân dân không. Tại sao. N3: Những thông tin trên giúp em hiểu được vấn đề gì? Rút ra bài học gì? HS: Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày. Cả lớp nhân xét GV: Chốt lại ý kiến các nhóm. Và chỉ ra các mặt hàng như rượu thuốc lá, ô tô là hàng xa xỉ, Vàng mã lãng phí, mê tin dị đoanđánh thuế cao. GV: Giảng thêm việc buôn lậu, làm đồ giả. Những mặt hàng cần thiết cho cuộc sống như SX muối, nông nghiệp..miễn thuế hoặc thuế thấp. Từ các thông tin trên chúng ta tìm hiểu thực tế để hiểu rõ hơn nội dung bài học. I. Đặt vấn đề * Hoạt động 2: GV: Đưa ra câu hỏi vấn đáp. 1. Những hành vi nào sao đây kinh doanh đúng và sai pháp luật? Vì sao? a. Người kinh doanh phải kê khai số vốn. b. Kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai. c. Kinh doanh đúng ngành đã kê khai. d. Có giấy phép kinh doanh. e. Kinh doanh hàng lậu, hàng giả. g. Kinh doanh mặt hàng nhỏ không phải kê khai. h. Kinh doanh mại d6m, ma túy. 2. Những hành vi nào sao đây vi phạm về thuế?. Vì sao. a. Nộp thuế đúng quy định. b. Đóng thuế đúng mặt hàng kinh doanh. c. Không dây dưa trốn thuế. d. Không tiêu dùng tiền thuế của nhà nước. e. Kết hợp với hộ kinh doanh tham ô thuế nhà nước. g. Dùng tiền thuế làm việc cá nhân. h. Buôn lậu trốn thuế. 3. Kể tên hoạt động sản xuất, dịch vụ trao đổi hàng hòa mà em biết. HS: Phát biểu ý kiến cá nhân, lớp góp ý. H: Theo em kinh doanh là gì? Thuế là gì? H: Thế nào là quyền tự do kinh doanh? H: Nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh? HS: Được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh, phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh II. Nội dung bài học 1. Khái niệm - Kinh doanh: là hoạt động sản xuất, dịch vụ, trao đổi hàng hóa. - Thuế: là khoản thu bắt buộc mà công dân và tổ chức kinh tế phải nộp vào nhân sách nhà nước. 2. Quyền tự do kinh doanh Là quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định. đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, không được kinh doanh những mặt hàng cấm. H: Nêu nghĩa vụ đóng thuế của công dân? H: Hãy nêu vai trò của thuế? HS: Phát triển kinh tế xã hội, ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế. HS: Chia sẻ nhóm đôi (2p) Trách nhiệm của công dân với tự do kinh doanh và thuế? HS: Độc lập suy nghĩ. Phát biểu cá nhân. Cả lớp phát biểu, trao đổi. GV gợi ý, bổ sung. GV chốt lại ý kiến đúng và ghi bảng. HS đọc lại ND bài học cả lớp cùng nghe. GV giới thiệu thêm tính bắt buộc của việc nộp thuế vào ngân sách nhà nước chi trả cho các mặt đời sống xã hội. * Tác dụng thuế: đầu tư phát triển kinh tế công nông nghiệp, xạy dựng giao thông vận tải phát triển y tế, giáo dục, đảm bảo các khoàn chi cho tổ chức bộ máy nhà nước, cho quốc phòng, an ninh.. GV kết luận chuyển ý. 3. Nghĩa vụ đóng thuế: Phải kê khai, đăng ký với cơ quan thuế, đóng thuế đủ và đúng kỳ hạn. 4. Trách nhiệm: - Tuyên truyền vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ về kinh doanh và thuế. - Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP HS: Làm bài tập 1 và 2 SGK. * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Vai trò của thuế đối với việc phát triển linh tế, xã hội của đất nước? * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Sưu tầm các ví dụ thực tế về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài cũ: + Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh. + Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. + Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân. - Chuẩn bị bài mới: Tiết 23 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân + Đọc thông ton, trả lôừi các câu hỏi. + Khái niệm lao động. .................................................................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_22_quyen_tu_do_kinh_doa.pdf
Giáo án liên quan