I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được một số qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ
của mọi thành viên trong gia đình.
- Hiểu ý nghĩa của những qui định đó.
2. Kỹ năng
- Học sinh biết ứng xử phù hợp với các qui định của pháp luật về quyền
và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.
- Học sinh biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo qui
của pháp luật.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình có ý thức
xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tư liệu liên quan đến bài học, ca dao tục ngữ.
2. Học sinh
- Đọc trước bài mới.
III. Các hoạt động chủ yếu
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là lao động tự giác? Lao động sáng tạo? ý nghĩa ?
3. Bài mới.
- Gv kể một câu chuyện về gia đình sau đó dẫn dắt vào bài mới.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 15.11.2019
Tiết 14. BÀI 12
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được một số qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ
của mọi thành viên trong gia đình.
- Hiểu ý nghĩa của những qui định đó.
2. Kỹ năng
- Học sinh biết ứng xử phù hợp với các qui định của pháp luật về quyền
và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.
- Học sinh biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo qui
của pháp luật.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình có ý thức
xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tư liệu liên quan đến bài học, ca dao tục ngữ.
2. Học sinh
- Đọc trước bài mới.
III. Các hoạt động chủ yếu
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là lao động tự giác? Lao động sáng tạo? ý nghĩa ?
3. Bài mới.
- Gv kể một câu chuyện về gia đình sau đó dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung phần
đặt vấn đề.
GV: cho HS đọc câu ca dao.
? Em hiểu gì về câu ca dao trên?
HS: nói về công ơn của cha me.
? Tình cảm gia đình đối với em quan
trong như thế nào?
HS: nêu cảm nhận.
GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm, chia
lớp làm 4 nhóm, thảo luận 4 vấn đề:
Nhóm 1:
? Nêu những việc làm của Tuấn đối với
ông bà (truyện 1).
- Xin phép bố mẹ về ở với ông bà ,chấp
I. Đặt vấn đề.
- Gia đình là cái nôi để nuôi dưỡng
và giáo dục mỗi con người vì vậy
mỗi người chúng ta cần phải biết ơn
công sinh thành của cha, mẹ.
nhận đi học xa,hàng ngày dậy sớm nấu
cơm,cho lợn gà ăn,đun nước cho ông bà
tắm,dắt ông đi chơi
Nhóm 2:
? Em có đồng tình với việc làm của
Tuấn không? Vì sao?
- Có đồng tình và rất khâm phục ứng xử
của Tuấn với ông bà.
Nhóm 3:
? Nêu những việc làm của trai cụ Lam?
(truyện 2).
- Xử dụng tiền bán đất để xây nhà,cho
cụ Lam ở dưới bếp,hàng ngày mang cho
bát cơm và ít thức ăn
Nhóm 4:
? Em có đồng tình với cách cư xử của
con trai cụ Lam không? Vì sao?
- Không đồng tình vì con trai cụ Lam là
đứa con bất hiếu.
HS: trình bày, nhận xét
GV: bổ sung, chốt ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài
học.
? Vậy theo em pháp luật qui định như
thế nào về quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ, ông bà?
HS: TB
GV: KL và giới thiệu điều luật.
Hoạt động 3: Luyện tập
GV: hướng dẫn HS làm BT trong SGK.
HS: đọc bài tập 3 (SGK trang 33).
? Theo em ai đúng, ai sai trong trường
hợp này? Vì sao?
HS: suy nghĩ, trả lời cá nhân.
GV: nhận xét.
II. Nội dung bài học.
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ,
ông bà.
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi
dạy con cái thành những công dân
tốt, bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp
pháp của con, tôn trọng ý kiến của
con, không được phân biệt đối xử
giữa các con, không được ngược đãi
xúc phạm con, ép buộc con làm
những điều trái pháp luật, đạo đức.
- Ông bà có quyền và nghĩa vụ
trông nom, chăm sóc giáo dục, nuôi
dưỡng cháu chưa thành niên hoặc
cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu
không có người nuôi dưỡng.
III. Bài tập.
* Bài tập 3: SGK
- Bố mẹ Chi đúng, vì họ đã không
xâm phạm quyền tự do của con. Vì
cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản
lí trông nom con.
- Chi sai, vì không tôn trọng ý kiến
cha mẹ.
? Nếu em là Chi em sẽ ứng xử như thế
nào?
HS: suy nghĩ, trả lời cá nhân.
GV: nhận xét.
GV: Tổ chức trò chơi chia lớp làm 2
nhóm (2 dãy bàn) cử 1 thư kí (mỗi
nhóm 1 người) lên bảng ghi chép những
câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ
tình cảm trong gia đình.
- Nghe lời cha mẹ, không nên đi
chơi xa nếu không có cô giáo và
nhà trường quản lý và em sẽ giải
thích cho bạn bè hiểu.
* Ca dao, tục ngữ về gia đình.
- Con dại cái mang.
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- Của chồng công vợ.
-A nh em hòa thuận là nhà có phúc.
- Anh em như thể tay chân.
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài.
Gà cùng một mẹ chớ hòai đá nhau.
- Cá không ăn muối cá ươn.
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
4. Củng cố
- Nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ ông bà trong gia đình?
5. Dặn dò
- Học bài, chuẩn bị nội dung cho tiết sau: nghĩa vụ của con cái đối với
cha, mẹ
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_14_quyen_va_nghia_vu_cu.pdf