Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 804 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng

Câu 1. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung được gọi là gì?

A. Dân tộc B. Cộng đồng dân cư

C. Cộng đồng D. Dân số

Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Lấy nhau nhưng chưa làm thủ tục đăng kí kết hôn.

B. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.

C. Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

D. Thường xuyên cãi vã, tranh chấp với hàng xóm.

Câu 3. Cộng đồng nào sau đây được gọi là cộng đồng dân cư?

A. Tổ dân phố B. ASEAN

C. Trường học D. Cộng đồng mạng

 

doc4 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 804 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã đề 804 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI Môn: GDCD 8 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 45 phút ( Đề thi gồm 4 trang) I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung được gọi là gì? A. Dân tộc B. Cộng đồng dân cư C. Cộng đồng D. Dân số Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Lấy nhau nhưng chưa làm thủ tục đăng kí kết hôn. B. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình. C. Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. D. Thường xuyên cãi vã, tranh chấp với hàng xóm. Câu 3. Cộng đồng nào sau đây được gọi là cộng đồng dân cư? A. Tổ dân phố B. ASEAN C. Trường học D. Cộng đồng mạng Câu 4. Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, học sinh cần phải làm gì? A. Tránh tham gia các hoạt động tập thể. B. Tham gia những hoạt động vừa sức. C. Tuyên truyền các hoạt động mê tín. D. Tích cực rủ rê, tụ tập thanh niên đi chơi. Câu 5. Nhà bà D và bà G cãi nhau vì bà D vứt rác ra ngõ trước cửa nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì? A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Đứng xem hai bà cãi nhau. D. Giúp bác D cãi nhau với bà G. Câu 6. Hoạt động nào sau đây không thể hiện việc xây dựng nếp sống văn hóa? A. Sinh đẻ có kế hoạch. B. Xây dựng điểm vui chơi giải trí cho trẻ em. C. Tổ chức đám cưới linh đình, xa hoa, lãng phí. D. Tích cực tham gia hoạt động dọn dẹp đường phố. Câu 7. Điền cụm từ thích hợp để làm rõ ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật. “Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một.để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.” A. lợi ích chung B. nhận thức chung C. chuẩn mực chung D. nội quy chung Câu 8. Hành vi nào sau đây không thể hiện sự tuân thủ pháp luật? A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp. B. Khai thác rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép. D. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm. Câu 9. Pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Pháp luật phải phù hợp với kỉ luật, không được trái với kỉ luật. B. Kỉ luật phải phù hợp với pháp luật, không được trái pháp luật. C. Pháp luật phải tuân theo kỉ luật, kỉ luật không được trái pháp luật. D. Kỉ luật phải phù hợp với pháp luật, pháp luật không được trái kỉ luật. Câu 10. Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì? A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo. B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo. C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt. D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn. Câu 11: Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định chính thức lần đầu vào ngày/tháng/năm nào? A. Ngày 09/11/2012 B. Ngày 29/11/2016 C. Ngày 19/11/2013 D. Ngày 09/11/2013 Câu 12. Trong một buổi sinh hoạt riêng của lớp 8M để chuẩn bị cho chuyên đề của trường, một số bạn đã đến muộn khiến cho các bạn khác phải chờ đợi. Tuy nhiên các bạn đến muộn cho rằng: “Buổi họp của riêng lớp, đến muộn một chút có sao đâu?”. Nếu là lớp trưởng, em sẽ A. nhắc nhở các bạn cần tuân thủ kỉ luật, tránh gây ảnh hưởng đến tập thể lớp. B. dừng ngay cuộc tranh cãi, triển khai luôn chuyên đề để tránh mất thời gian. C. phê bình, báo cáo giáo viên để có biện pháp xử lí thích đáng các bạn đến muộn. D. bỏ qua lỗi đến muộn và khuyên các bạn khác nên rộng lượng tha lỗi. Câu 13. Bạn M trong một lần đến ga tàu chuẩn bị về quê, bạn gặp một người phụ nữ lạ mặt nhờ cầm giúp túi hành lí và trao lại cho người chồng đang mua vé để mình đi tìm đứa con gái vừa bị lạc mất. Bạn M đang băn khoăn không biết phải làm thế nào? Nếu là M, em sẽ A. thẳng thắn từ chối giúp đỡ vì hai bên không quen biết gì nhau. B. khuyên người phụ nữ bình tĩnh và nhờ người phụ trách ga tàu giúp đỡ. C. giúp người phụ nữ giữ hành lí và tìm người chồng để trao lại. D. tránh người phụ nữ, coi như không nghe thấy và đi tìm toa tàu của mình. Câu 14. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây? A. Tôn trọng người khác là nhường nhịn và chịu đựng họ. B. Chỉ có những người lớn tuổi, giàu có mới có quyền được tôn trọng. C. Tôn trọng người khác chỉ cần trong suy nghĩ, không cần thể hiện ra bên ngoài. D. Tôn trọng lẽ phải là một một biểu hiện của tôn trọng người khác. Câu 15. Điền từ còn thiếu thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm tôn trọng người khác. “ Tôn trọng người khác là sự ... đúng mức, ... danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống của mỗi người.” A. đánh giá/ đề cao B. nhìn nhận/ tôn trọng C. đánh giá/ coi trọng D. nhìn nhận/ đề cao Câu 16. Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu? A. Hành động, lời nói, thái độ B. Cử chỉ, lời nói, thói quen C. Cử chỉ, hành động, thái độ D. Lời nóí, hành động, nhận thức Câu 17. Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Cảm thông với người khuyết tật. B. Coi thường người nghèo hơn mình. C. Cười đùa trước nỗi buồn của người khác. D. Nói năng vô lễ với người lớn tuổi. Câu 18. Câu nào sau đây không thể hiện cách ứng xử phù hợp với nếp sống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng? A. Bán anh em xa mua láng giềng gần. B. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. C. Thương người như thể thương thân. D. Đèn nhà ai nhà nấy rạng. Câu 19. Hương và Lan là bạn thân cùng lớp với nhau, Hương thường tâm sự mọi chuyện của mình cho Lan nghe, trong đó có một số điều bí mật Hương muốn Lan giữ kín giúp mình. Một lần, Hương tình cờ nghe được một số bạn nói là Lan đem những điều bí mật mà Hương tâm sự đi kể cho nhiều bạn khác biết và còn nói xấu Hương. Nếu là Hương, em sẽ A. nổi giận, mắng và nghỉ chơi ngay với Lan. B. đi nói xấu lại Lan với các bạn khác như Lan đã làm với mình. C. nói chuyện với Lan và đưa ra quyết định có tiếp tục tình bạn hay không. D. giả vờ như không biết gì và không chơi thân với Lan nữa. Câu 20. Trong lớp 8K, Liên là một học sinh khuyết tật nhưng có ý thức tốt và học rất giỏi, thường xuyên được giáo viên khen ngợi. Tuy nhiên, nhóm bạn của Cúc không thích Liên, luôn nói xấu và cố ý bắt chước dáng đi khiếm khuyết của Liên rồi lấy đó làm trò đùa. Nếu là bạn cùng lớp với Cúc, em sẽ A. hùa theo nhóm của Cúc và trêu chọc Liên. B. mặc kệ nhóm của Cúc vì việc đó không liên quan đến mình. C. lôi kéo một số bạn khác thành lập nhóm để bảo vệ Liên. D. khuyên nhóm Cúc nên biết tôn trọng bạn bè, nếu tiếp tục sẽ báo với giáo viên. II/ TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (3 điểm) Trả lời các câu hỏi sau: a.Nêu khái niệm Kỉ luật. Vì sao chúng ta cần tuân theo pháp luật và tôn trọng kỉ luật? b.Nêu 2 hành vi vi phạm kỉ luật của học sinh.Những hành vi đó để lại hậu quả gì? c. Khi học bài “Pháp luật và kỉ luật”, bạn Q cho rằng “ Pháp luật và kỉ luật làm mất đi quyền tự do của con người. Xã hội văn minh, con người không cần đến pháp luật, kỉ luật.” Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Vì sao? Câu 2 (2 điểm) Trong lớp 8A, Liên là một học sinh khuyết tật, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng có ý thức tốt và học rất giỏi, thường xuyên được giáo viên khen ngợi. Tuy nhiên, nhóm bạn của Cúc không thích Liên, luôn nói xấu và cố ý bắt chước dáng đi khiếm khuyết của Liên rồi lấy đó làm trò đùa. a) Em có nhận xét gì về hành động của nhóm bạn Cúc? b) Nếu là một thành viên trong lớp và chứng kiến hành động của nhóm bạn Cúc em sẽ làm gì? ----------- Chúc các em làm bài tốt ----------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_ma_de.doc
  • docxĐáp án Đề thi HKI- GDCD8 ( 2020-2021) (1).docx
Giáo án liên quan