Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 04 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 1. Gia đình nhà bác Thành có bốn thành viên, bác Thành và vợ đều là nhân viên nhà nước đã nghỉ hưu và có hai con trai đang tuổi ăn học, con lớn học lớp 10, con thứ học lớp 8. Hai anh em ngoài giờ học thường đi chơi, không đỡ đần bố mẹ công việc nhà. Về nhà thường xuyên tranh giành, cãi vã với nhau. Theo em, bác Thành cần

A. mặc kệ, để cho hai anh em tự giải quyết vì chúng cũng đã lớn và có suy nghĩ riêng.

B. đuổi hai con ra khỏi nhà vì tranh cãi ở nhà làm phiền, gây ảnh hưởng đến bố mẹ.

C. giáo dục hai con về chuẩn mực đạo đức và bổn phận của anh chị em trong gia đình.

D. mắng và phạt thật nặng cả hai để các con sợ không dám tranh giành, cãi vã với nhau.

Câu 2. Cần lao động tự giác và sáng tạo để

A. bản thân được mọi người ngưỡng mộ.

B. cạnh tranh với bạn bè, đồng nghiệp.

C. hoàn thành yêu cầu của cha mẹ, thầy cô.

D. đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.

Câu 3. Câu nào sau đây nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

A. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

B. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.

C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

D. Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 04 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã đề: 04 ĐỀ KIỂM TRA HKI Môn: GDCD 8 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Gia đình nhà bác Thành có bốn thành viên, bác Thành và vợ đều là nhân viên nhà nước đã nghỉ hưu và có hai con trai đang tuổi ăn học, con lớn học lớp 10, con thứ học lớp 8. Hai anh em ngoài giờ học thường đi chơi, không đỡ đần bố mẹ công việc nhà. Về nhà thường xuyên tranh giành, cãi vã với nhau. Theo em, bác Thành cần A. mặc kệ, để cho hai anh em tự giải quyết vì chúng cũng đã lớn và có suy nghĩ riêng. B. đuổi hai con ra khỏi nhà vì tranh cãi ở nhà làm phiền, gây ảnh hưởng đến bố mẹ. C. giáo dục hai con về chuẩn mực đạo đức và bổn phận của anh chị em trong gia đình. D. mắng và phạt thật nặng cả hai để các con sợ không dám tranh giành, cãi vã với nhau. Câu 2. Cần lao động tự giác và sáng tạo để A. bản thân được mọi người ngưỡng mộ. B. cạnh tranh với bạn bè, đồng nghiệp. C. hoàn thành yêu cầu của cha mẹ, thầy cô. D. đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Câu 3. Câu nào sau đây nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình? A. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. B. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. D. Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Câu 4. Mai và Hoa là bạn cùng bàn và được phân công trực nhật vào sáng thứ 4. Tuy nhiên, sáng thứ 4, Mai bị ốm nên xin nghỉ. Nếu là Hoa, em sẽ A. nhờ một bạn đến sớm cùng mình trực nhật rồi chờ Mai khỏi thì sẽ đổi phiên trực. B. chủ động nhận cả phần việc của Mai và hoàn thành một mình. C. yêu cầu hai bạn bàn sau trực nhật trước, còn mình đợi Mai đi học thì mới trực. D. hoàn thành phần việc của mình, còn phần của Mai thì không quan tâm. Câu 5. Biểu hiện của lao động sáng tạo là A. đưa ra các ý tưởng mới cho cuộc thi văn nghệ. B. tự giác học bài và làm bài tập về nhà. C. thực hiện đúng các nội quy trường lớp. D. tham gia công tác dọn dẹp đường phố ở địa phương. Câu 6. Tác hại của thiếu tự giác trong học tập đối với cá nhân là A. kết quả học tập không tốt, dễ nản chí. B. khiến giáo viên phải nhắc nhở, kỉ luật. C. hạ thấp thành tích của lớp và của trường. D. làm bố mẹ phải phiền lòng. Câu 7. Hành vi nào sau đây biểu hiện tính tự lập? A. Học lớp 8 nhưng Hoa vẫn nhờ mẹ dọn phòng và sắp xếp sách vở trước khi đi học. B. Khi gặp bài khó, Liên luôn tự giác nghiên cứu kĩ tài liệu và tìm ra cách giải. C. Nhà giàu, 26 tuổi, An không có việc làm và vẫn xin trợ cấp của bố mẹ để tiêu xài. D. Trong giờ kiểm tra, Cường tự ý lấy tài liệu ra chép và không nhắc bài cho ai khác. Câu 8. Để rèn tính tự lập, chúng ta cần A. luôn đạt được thành công trong cuộc sống. B. luôn nỗ lực vượt qua những thử thách khó khăn. C. nhờ đến sự hỗ trợ của người khác. D. không chia sẻ thành quả với người khác. Câu 9. Người có tính tự lập thường A. tự tin đương đầu với khó khăn. B. tự cho mình là tài giỏi. C. khó gần, không hợp tác với người khác. D. coi thường người khác. Câu 10. Người sống tự lập sẽ A. không nhờ vả, làm phiền những người xung quanh. B. thích làm việc một mình, độc lập giải quyết công việc. C. không quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. D. tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động. Câu 11. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của lao động tự giác? A. Sắp xếp thời gian và chủ động học bài. B. Chờ bố mẹ dọn dẹp phòng cho mình. C. Tranh thủ chép bài bạn trước khi vào tiết học. D. Làm bài môn khác không theo hướng dẫn của giáo viên. Câu 12. Câu nào sau đây nói về ý nghĩa của tính tự lập? A. Giúp lời, không ai giúp của; giúp đũa, không ai giúp cơm. B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Nhiếu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Câu 13. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Trẻ em thì không cần phải tự lập. B. Để tự lập thì phải sống tách biệt với mọi người. C. Người tự lập sẽ dễ đạt được thành công. D. Chỉ có con nhà nghèo mới cần phải tự lập. Câu 14. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? A. Chỉ những ai có năng khiếu mới có thể sáng tạo. B. Chỉ cần sáng tạo, không cần tự giác trong lao động. C. Lao động tự giác là cơ sở cần thiết để sáng tạo. D. Lao động tự giác là đủ, không cần sáng tạo. Câu 15. Em tán thành với quan điểm nào sau đây về quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu? A. Chỉ có ông bà nội phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc cháu khi cháu không có người nuôi dưỡng. B. Ông bà nội có quyền và nghĩa vụ hơn ông bà ngoại đối với việc nuôi dưỡng và chăm sóc cháu. C. Ông bà nội và ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với việc nuôi dưỡng, chăm sóc cháu. D. Ông bà ngoại không có quyền, chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc cháu khi cháu không có người nuôi dưỡng. Câu 16. Em tán thành với ý kiến nào về lao động tự giác và sáng tạo? A. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh không cần phải rèn luyện. B. Lao động đơn giản thì không cần sáng tạo. C. Chỉ cần lao động với ý thức tự giác là đủ. D. Công việc lao động nào cũng cần tự giác và sáng tạo. Câu 17. Tự lập là A. làm theo mọi sự chỉ dẫn của người khác. B. tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình. C. trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. D. nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác. Câu 18. Em tán thành với quan điểm nào sau đây về nghĩa vụ của con trong gia đình? A. Con trai có quyền quyết định mọi việc trong gia đình. B. Con gái không có quyền trong gia đình khi đã lấy chồng. C. Chỉ con trai có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. D. Con trai, con gái có quyền bình đẳng trong gia đình. Câu 19. Cha mẹ có quyền A. mắng và đánh con khi con không nghe lời. B. bảo ban và định hướng cho tương lai của con. C. yêu cầu con làm mọi việc theo ý mình. D. phân biệt đối xử giữa giữa con chung và con riêng. Câu 20. Ngọc và Yến là bạn thân của nhau. Một hôm, Ngọc dỗi bố mẹ vì không cho tiền để Ngọc đi chơi cùng bạn bè nên đã bỏ sang nhà Yến. Ngọc nói với Yến là bố mẹ không tôn trọng mình nên đã cãi lại và bỏ đi để bố mẹ phải hối hận. Sau đó nhờ Yến nếu bố mẹ mình có hỏi thì nói dối là không biết. Nếu là Yến thì em sẽ A. ủng hộ cách làm của bạn và giúp bạn che dấu đến cùng. B. không quan tâm và cho bạn ở nhờ đến khi nào bạn thích thì về. C. khuyên bạn nên về nhà nói chuyện, chia sẻ với bố mẹ để giải quyết mâu thuẫn. D. không đồng tình với cách làm của bạn và gọi báo cho bố mẹ Ngọc sang đón về. II/ TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (3 điểm) a) Tự lập là gì ? Nêu 4 biểu hiện của tính tự lập trong học tập hoặc trong cuộc sống. b) Theo em, học sinh cần rèn luyện tính tự lập như thế nào? Câu 2. (2 điểm) An năm nay 14 tuổi, là một cô bé xinh xắn, ngoan ngoãn, học giỏi. Do hoàn cảnh gia đình đặc biệt, bố mẹ đã li dị, An sống với bố và mẹ kế nhưng bố An ít quan tâm đến con gái và thường nghe lời mẹ kế của An. Khi thấy gia đình kinh tế ngày càng khó khăn, mẹ kế bàn với bố An định cho An nghỉ học để đi làm kiếm tiền phụ gia đình, bố An cũng đồng ý. An không muốn nghỉ học đi làm nhưng lại sợ bố và mẹ kế và không biết phải làm thế nào? a) Em có nhận xét gì về hành động của bố và mẹ kế của An? b) Nếu là An, em sẽ làm gì trong trường hợp này? BGH duyệt Tổ trưởng Nhóm trưởng Người ra đề, đáp án Lê Thị Hồng Thái Dương Thị Ngạn Nguyễn Thị Bích Ngân Phạm Thùy Linh UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã đề: 04 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: GDCD 8 Năm học: 2018 – 2019 Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 C D A A A A B B B D Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 A A C C C D B D B C Phần II. Tự luận (5 điểm) Câu 1. (3 điểm) a) * Nêu được khái niệm (1đ) Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. (1đ) * Biểu hiện của tính tự lập (mỗi biểu hiện đúng 0,25đ) - Tự giác học bài, làm bài không để ai nhắc nhở. - Tự tìm tòi, nghiên cứu phương pháp học. - Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà khi có thời gian. - Tự làm bài kiểm tra, không trông chờ vào người khác. - b) Học sinh cần rèn luyện tính tự lập từ nhỏ trong học tập và công việc hàng ngày + Tự giác trong sinh hoạt cá nhân của mình. + Giúp đỡ cha mẹ các công việc trong khả năng của mình. + Cố gằng học tập tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống tự lập sau này.(1đ) Câu 2. (2 điểm) a) Nhận xét: Bố và mẹ kế của An đã vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình: không tôn trọng quyền lợi hợp pháp của An là được đi học, ép buộc An đi làm khi chưa đủ tuổi.(1đ) b) Nếu là An (1đ) - Nói chuyện trực tiếp với bố và mẹ kế về suy nghĩ của mình: muốn đi học tiếp và cho bố mẹ biết về quyền lợi của mình được pháp luật quy định. - Nếu bố và mẹ kế vẫn giữ nguyên ý kiến cũ thì có thể nhờ đến bạn bè, giáo viên, cán bộ địa phương đến nhà thuyết phục đồng thời đưa ra một số các giải pháp khác để khắc phục tình trạng kinh tế của gia đình thay vì ép buộc con cái.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_ma_de_04_na.doc
Giáo án liên quan