Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 27: Ôn tập học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học ở học kỳ II để chuẩn bị kiểm tra học kỳ II.

2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất:

- Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm

3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác,

sử dụng ngôn ngữ

b) Năng lực đặc thù: Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án, sách giáo khoa, chuẩn bị tài liệu liên quan đến nội dung bài học.

2. HS: SGK + vở ghi.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: phân tích, luyện tập thực hành .

2. Kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

GV giới thiệu quy định của 1 số nước.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới:

Câu 1.Tệ nạn xã hội là gì?

- Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm

đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đối với đời sống xã hội.

- VD: Cờ bạc, ma tuý, mại dâm

Câu 2: Pháp luật quy định như thế nào về việc phòng chống tệ nạn xã hội.

* Pháp luật quy định:

- Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc

- Cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý.

- Cấm mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm

- Sống giản dị, lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 27: Ôn tập học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8A. 01/06/2020 8B. 05/06/2020 Tiết 27: ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học ở học kỳ II để chuẩn bị kiểm tra học kỳ II. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, sách giáo khoa, chuẩn bị tài liệu liên quan đến nội dung bài học. 2. HS: SGK + vở ghi. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: phân tích, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động GV giới thiệu quy định của 1 số nước. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Câu 1.Tệ nạn xã hội là gì? - Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đối với đời sống xã hội. - VD: Cờ bạc, ma tuý, mại dâm Câu 2: Pháp luật quy định như thế nào về việc phòng chống tệ nạn xã hội. * Pháp luật quy định: - Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc - Cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý. - Cấm mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm - Sống giản dị, lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật Câu 3: Em hiểu gì về HIV/AIDS? Pháp luật quy định như thế nào về việc phòng chống HIV/AIDS? * .HIV/AIDS là gì? - HIV là tên một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV. * Quy định của Pháp luật về việc phòng chống HIV/AIDS: + Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống việc lây nhiễm HIV/ AIDS để bảo vệ mình, gia đình và xã hội. + Người nhiễm HIV/ AIDS có quyền giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm HIV/ AIDS của mình, không bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện biện pháp phòng chống lây nhiễm ra cộng đồng. Câu 4: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là gì? - Quyền tố cáo là quyền cuả công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, lợi ích nhân dân. - Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật. khi cho rằng quyết định đó là sai. Câu 5: Pháp luật là gì? Pháp luật có đặc điểm gì? Pháp luật có bản chất gì? Vai trò của pháp luật trong đời sống? * Pháp luật là gì? - Pháp luật là các quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. * Đặc điểm: + Tính quy phạm phổ biến. + Tính xác định chặt chẽ. + tính bắt buộc, cưỡng chế. * Bản chất: Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. * Vai trò: Là công cụ để quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhândân. Câu 6: Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào? * Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp những vấn đề chung của xã hội. * Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo trí. - Có quyền được thông tin các qui định của pháp luật. công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở( ở bản, tổ dân phố,trường, lớp...) trên các phương tiện thông tin đại chúng( qua quyền tự do báo chí) - Kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri. - Hoặc kiến nghị vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng - Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo qui định của pháp luật, đểphát huy tính tích cực quyền làm chủ của công dân. góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. Câu 7: Thế nào là tính bắt buộc( tính cưỡng chế). lấy 2 ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật? - Tính bắt buộc( tính cưỡng chế) của pháp luật là: khi pháp luật đã ban hành mang tính quyền lực nhà nước thì mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật Câu 8: Tình huống: An được chị gái cho mượn một chiếc xe đạp để đi học. An đã tự ý đem bán chiếc xe đó đi để lấy tiền ăn tiêu và mua sắm quần áo. Hỏi: a. Theo em, An làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao? b. Muốn bán chiếc xe đó, An phải làm gì? a. An làm như vậy là sai vì: - Quyền sở hữu đối với tài sản bao gồm 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt An không có quyền sở hữu chiếc xe mà quyền đó thuộc về chị gái của An (chị chỉ cha An mượn). Chị gái An mới có đủ 3 quyền trên. An chỉ có quyền giữ và sử dụng chiếc xe mà không có quyền định đoạt như đem bán, cho hay tặng cho người khác. b. Muốn bán chiếc xe, An phải hỏi ý kiến của chị và được chị đồng ý. Câu 9: Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội là gì? Nêu tác hại của tệ nạn xã hội đối với cá nhân gia đình và xã hội? * Khái niệm của tệ nạn xã hội: - Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. - Vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. * Tác hại của tệ nạn xã hội đối với cá nhân gia đình và xã hội: - Ảnh hưởng xấu đên sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người. - Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội suy thoái giống nòi; ma túy và mại dâm còn là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Câu 10: Nếu phát hiện một tụ điểm mua bán, tiêm chích ma túy thì em sẽ làm gì? - Em sẽ bí mật báo cho các chú công an hoặc nói với cha mẹ hoặc thầy cô giáo. - Viết đơn tố cáo bỏ vào hộp thư tố giác hoặc trược tiếp gửi đến cơ quan công an. Câu 11: Một số bạn học sinh có hành vi hay viết, vẽ bậy ra bàn, lên tường lớp học, nhảy lên bàn ghế đùa nghịch. - Trực tiếp nhắc nhở, khuyên các bạn dừng ngay. Vì đó là những hành vi không tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. - Cùng các bạn khác trong lớp yêu cầu các bạn có hành vi sai phải kịp thời khắc phục hậu quả xấu do hành vi của mình gây ra. - Nêu vấn đề này trong các buổi sinh hoạt lớp để cùng rút kinh nghiệm... Câu 12: Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy,nổ và các chất độc hại, pháp luật nước ta có quy định cấm những hành vi nào ? Ví dụ? - Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, pháp luật nước ta quy định: Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy,chất phóng xạ và chất độc hại. - Ví dụ như: + Chơi nhũng vật lạ nhặt được + Nghịch các thiết bị điện. Đốt pháo + Tiếp xúc với thuốc diệt chuột + Nghịch bình xịt thuốc trừ sâu... Hoạt động 3. Vận dụng trên lớp/ở nhà: - Đọc Điều 69 Hiến pháp năm 1992, điều 2 luật báo chí ? Kể những việc làm của em ở tập thể lớp, nhà trường thể hiện quyền tự do ngôn luận? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Đọc và tìm hiểu về quyền tự do ngôn luận của công dân. - Về nhà học thuộc NDBH. Hoàn thành bài tập sgk V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI IV. CỦNG CỐ: - Hệ thống lại kiến thức - Về ôn bài, chuẩn bị giấy kiểm tra học kì II.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_27_on_tap_hoc_ki_ii_nam.pdf
Giáo án liên quan