NỘI DUNG CƠ BẢN
- Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
- Rèn kỹ năng phân tích văn nghị luận, thể cáo.
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.
22 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 97: Nước Đại Việt ta (Trích: “Bình Ngô đại cáo” - Nguyễn Trãi ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ Thị xã Kon Tum Giáo viên: Phạm Thị ánh Hường Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Trong văn bản “Hịch tướng sĩ” em thích nhất đoạn văn nào. Hãy đọc thuộc đoạn văn đó và lý giải vì sao em thích. Tiết 97 Văn bản: Nước Đại Việt ta (Trích: “Bình Ngô đại cáo” - Nguyễn Trãi ) Nội dung cơ bản - Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. - Rèn kỹ năng phân tích văn nghị luận, thể cáo. - Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. ? Dựa vào những hiểu biết của mình, em hãy nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Trãi? - Là nhà yêu nước vĩ đại, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới (1980). - Là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. I/ Tác giả -Tác phẩm. 1. Tác giả Nguyễn Trãi (1380-1442) I/ Tác giả -Tác phẩm. 1. Tác giả 2. Tác phẩm: ? Văn bản được viết theo thể nào? - Được viết theo thể cáo. ? Hãy cho biết đôi nét về thể loại cáo? - Cáo là thể văn nghị luận cổ, viết bằng văn biền ngẫu, thường có đối, có tính hùng biện, có bố cục gồm 4 phần: + Nêu luận đề chính nghĩa. + Lập hai bản cáo trạng tội ác giặc Minh. + Phản ánh quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu gian khổ đến khi tổng phản công thắng lợi. + Lời tuyên bố kết thúc, khẳng định nền độc lập vững chắc… ? Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm? - Phần mở đầu của bài cáo. II/ Đọc - Hiểu chú thích - Bố cục. 1. Đọc: Yêu cầu đọc: Đọc với giọng mạnh mẽ, khảng khái, rắn rỏi và vui. Chú ý tính cân xứng, nhịp nhàng của văn biền ngẫu. 2. Chú thích: Khi đọc lưu ý chú thích 1,2,3,4. 3. Bố cục: ? Em hãy phân bố cục của đoạn trích? - Phần1: Hai câu đầu -> Nêu nguyên lý nhân nghĩa. - Phần II: Phần còn lại -> Chân lý về một đất nước độc lập. III/ Phân tích. 1. Nguyên lý nhân nghĩa. ? HS đọc lại hai câu đầu. ? Mở đầu bài cáo, tác giả đã khẳng định tư tưởng gì? - Nhân nghĩa ? Em hiểu thế nào là nhân nghĩa? - Nhân và nghĩa vốn là hai khái niệm có từ trước thời Khổng Tử. Khi vào nho giáo, ý nghĩa thay đổi đi nhiều: Chỉ quan hệ giữa người và người nhưng không xét đến dân, chỉ thu hẹp trong phạm vi giai cấp. ? Còn trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, ông đã đề cập đến những nội dung nào? ? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo là kẻ nào? - Dân Đại Việt. Giặc Minh ? Theo em từ “yên dân” đã thể hiện niềm mong muốn gì của Nguyễn Trãi? - Mong dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. ? Muốn dân được hưởng thái bình thì phải làm gì? - Phải trừ giặc Minh hung bạo để bảo vệ đất nước. ? Từ đó em có nhận xét gì về tính chất của cuộc kháng chiến? => Cuộc chiến chính nghĩa phù hợp với lòng dân. ? Theo em, hai nội dung yên dân- trừ bạo có mối liên hệ với nhau như thế nào? - Mối liên hệ chặt chẽ : Muốn yên dân phải trừ bạo và trừ bạo chính là để yên dân. ? Từ đó em có nhận xét gì về cách trình bày nguyên lí nhân nghĩa của tác giả? -> Phương pháp lập luận chặt chẽ, từ ngữ chuẩn xác, trang trọng. Nhân nghĩa Yên dân Bảo vệ đất nước để yên dân Trừ bạo Trừ giặc Minh ? Qua quá trình phân tích, em hãy so sánh và cho biết tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có gì khác so với tư tưởng nhân nghĩa của nho giáo? * Tưởng nhân nghĩa trong nho giáo: Chỉ quan hệ giữa người và người nhưng không xét đến dân, chỉ thu hẹp trong phạm vi giai cấp. * Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: Yên dân, muốn dân được huởng thái bình, hạnh phúc nên phải trừ giặc Minh xâm lược. ? Qua đó em hiểu gì về tư tưởng của Nguyễn Trãi? -> Tư tưởng thân dân, tiến bộ. 2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. ? Đọc diễn cảm những câu còn lại? ? Những câu thơ nào khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta? Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. ? Qua những câu thơ đó những biểu hiện nào của nền độc lập dân tộc được khẳng định? - Có nền văn hiến lâu đời; Có lãnh thổ riêng; Phong tục riêng; Chủ quyền riêng; Truyền thống lịch sử riêng ? Khi đưa ra những yếu tố trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? -> Các câu văn biền ngẫu cân đối, nhịp nhàng; phép so sánh ngang hàng; ý nghĩa khách quan của sự thật lịch sử; lí lẽ sắc bén, từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có. ? Với cách viết như vậy những tư tưởng, tình cảm nào của người viết được bộc lộ? => Khẳng định tư cách độc lập của nước ta. Đề cao ý thức dân tộc, thể hiện tình cảm tự hào về đất nước. ? Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta” là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy giải thích? -> ở “ Sông núi nước Nam ” chỉ mới khẳng định hai yếu tố: Lãnh thổ và chủ quyền (Sông núi nước Nam vua Nam ở). Còn trong bài “Bình Ngô đại cáo ” bổ xung thêm ba yếu tố: Văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử, điều đó khẳng định niềm tự hào, tự tôn dân tộc đã được nâng lên một bậc và điều đó cũng cho chúng ta thấy được Nguyễn trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. ? Để làm sáng tỏ sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã đưa ra những chứng cớ lịch sử nào ? Lưu Cung tham công nên thất bại Tiết thích lớn phải tiêu vong tiêu vong, Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã ? Theo tác giả thì kẻ thù “ thất bại”, “tiêu vong” vì động cơ gì? Vì ích kỉ, vì thích lớn, tham công. Dựa vào tướng giỏi quân đông, không “lấy nhân nghĩa làm gốc” mà chỉ lấy “ trí dũng làm cành” cho nên hậu quả ấy không thể nào tránh khỏi. ? Khi đi chứng minh bằng chứng cớ lịch sử, tác giả đã sử dụng những câu văn và những biện pháp nghệ thuật gì ? -> Câu văn biền ngẫu, liệt kê, dẫn chứng cụ thể, xác thực. ? Sử dụng những biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì? =>Làm nổi bật những chiến công của ta và thất bại của giặc ? Khi đưa ra những chứng cứ lịch sử, tác giả đã khẳng định điều gì? => Khẳng định nền độc lập của nước ta và bộc lộ niềm tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta. ? Khép lại đoạn văn bằng hai câu “ Việc xưa … còn ghi” theo em Nguyễn Trãi còn muốn nói gì? IV. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: ? Em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản? Sử dụng nhiều từ ngữ chuẩn xác, trang trọng, những câu văn biền ngẫu cân đối, nhịp nhàng, biện pháp so sánh, biện pháp liệt kê… 2. Nội dung: ? Nêu giá trị nội dung của bài cáo? Đoạn trích có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập, đồng thời nó cũng là lời khẳng định đanh thép rằng: kẻ xâm lược là phi nghĩa nhất định sẽ phải chuốc lấy thất bại. ? Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn, em thấy điều đó có đúng không? Dặn dò 1. Bài cũ: - Học thuộc lòng văn bản “Nước Đại Việt ta” - Nắm vững phần nghệ thuật và nội dung đã học. 2. Bài mới: - Đọc văn bản “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. - Trả lời câu hỏi phần: Đọc - hiểu văn bản. Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ Buổi học của chúng ta đến đây là hết Thân ái chào các em! Giáo viên: Phạm Thị ánh Hường
File đính kèm:
- Nuoc Dai Viet ta(7).ppt