Giáo án Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi hương ngẫu nhiên)

a- Tác giả: Hạ Tri Chương (659-744)

- Quê : Chiết Giang - Trung Quốc

- Đỗ tiến sĩ năm 695 (36 tuổi ), làm quan 50 năm dưới thời Đường Huyền Tông

- Năm 743, ông từ giã kinh đô trở về quê hương sau 50 năm xa cách, năm 744 ông mất tại quê nhà .

b - Tác phẩm

- Là một trong hai bài “Hồi hương ngẫu thư” nổi tiếng và xuất sắc nhất của ông

- Sáng tác khi vừa đặt chân lên đất quê hương sau bao năm xa cách.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi hương ngẫu nhiên), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương - I - Tìm hiểu chung 1 - Tác giả , tác phẩm a- Tác giả: Hạ Tri Chương (659-744) - Quê : Chiết Giang - Trung Quốc - Đỗ tiến sĩ năm 695 (36 tuổi ), làm quan 50 năm dưới thời Đường Huyền Tông - Năm 743, ông từ giã kinh đô trở về quê hương sau 50 năm xa cách, năm 744 ông mất tại quê nhà . b - Tác phẩm - Là một trong hai bài “Hồi hương ngẫu thư” nổi tiếng và xuất sắc nhất của ông - Sáng tác khi vừa đặt chân lên đất quê hương sau bao năm xa cách. 2 - Đọc, tìm hiểu nhan đề và tình huống độc đáo của bài thơ a - Đọc: Giọng chậm buồn, câu 3 giọng hơi ngạc nhiên , câu 4 giọng cao hơn ở câu hỏi * Nhịp thơ : - Bản phiên âm : nhịp 4/3 ; riêng câu 4 nhịp 2/5 - Bản dịch thơ: + Câu 1: nhịp 3/3 ( ở bài 1) nhịp 2/6 ( ở bài 2) + Câu 2: nhịp 4/4 + Câu 3: nhịp 3/1/2( ở bài 1) ; nhịp 2/4 ( ở bài 2) + Câu 4: nhịp 2/4/2 ( ở bài 1) ; nhịp 2/1/3/2 (ở bài 2) ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi hương ngẫu thư ) hồi : trở về hương: quê hương ngẫu : ngẫu nhiên thư : viết, ghi lại thiếu : trẻ tiểu : nhỏ li : xa, rời gia : nhà lão : già đại : lớn âm : tiếng, giọng nói vô : không cải : đổi mấn mao: tóc mai tồi : hỏng , rơi rụng nhi đồng : trẻ con tương : cùng nhau kiến : thấy bất : không thức : biết tiếu : cười vấn : hỏi khách : khách tòng : từ hà xứ : nơi nào lai : tới ,đến Dịch thơ: Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao. Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? (Phạm Sĩ Vĩ dịch , trong Thơ Đường ,tập I NXB Văn học , Hà Nội, 1987) Trẻ đi, già trở lại nhà, Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu . Gặp nhau mà chẳng biết nhau, Trẻ cười hỏi :“Khách từ đâu đến làng?” (Trần Trọng San dịch , trong Thơ Đường , tập I , Bắc Đẩu , Sài Gòn , 1966) b - ý nghĩa của từ “ngẫu” ở đề : Ngẫu nhiên viết chứ không phải có định từ trước .  Tình yêu quê hương luôn thường trực trong lòng . c. Tình huống độc đáo: - Viết ngay khi vừa đặt chân lên quê hương sau 50 năm xa cách - Không chủ định viết mà ngẫu nhiên viết 3 - Phương thức biểu đat Biểu cảm gián tiếp (qua miêu tả và tự sự) 4. Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ( Bản dịch : thể thơ lục bát ) II/ Tìm hiểu chi tiết 1. Hai câu thơ đầu Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi, Hương âm vô cải, mấn mao tồi. (- Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao - Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi , sương pha mái đầu ) (?) Xét phương thức biểu đạt thì hai câu đâu thuộc kiểu phương thức biểu đạt nào trong các phương thức biểu đạt sau đây: Phương thức biểu đạt Câu x x x x * Câu 1: Thiếu tiểu li gia lão đại hồi (- Khi đi trẻ, lúc về già - Trẻ đi, già trở lại nhà) * Câu 2 Hương âm vô cải mấn mao tồi (- Giọng quê vẫn thê, tóc đà khác bao - Giọng quê không đổi sương pha mái đầu)  Phép tiểu đối làm nổi bật tình cảm gắn bó, son sắt, thuỷ chung của tác giả đối với quê nhà. Sơ kết 1 Hai câu đầu gồm một câu kể và một câu tả nhưng đều được đặt trong thế đối lập giữa thời gian và tuổi tác, giữa cái thay đổi và cái không đổi ,nên đã dễ dàng bộc lộ và khẳng định tấm lòng son sắt, thuỷ chung của Hạ Tri Chuơng đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình . 2. Hai câu cuối Nhi đồng tương kiến, bất tương thức, Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai ? ( - Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? - Gặp nhau mà chẳng biết nhau Trẻ cưòi hỏi:“Khách từ đâu đến làng?”)  Giọng điệu bi hài thể hiện tâm trạng xót xa và tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả . Sơ kết 2: Hai câu thơ cuối có cái vui, cái buồn, có cái cười lẫn nước mắt, cái rộn rịp với cái ngậm ngùi, cái tàn tạ với cái sinh sôi. Tất cả đã thể hiện tài thơ độc đáo, xuất chúng của Hạ Tri Chương trong việc bộc lộ tình yêu quê hương sâu sắc. III - Tổng kết Bài thơ biểu hiện sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ. - Sử dụng phép tiểu đối rất thành công . - Lời thơ thâm trầm, nhẹ nhàng mà sâu lắng, từ ngữ hàm súc, nói ít, gợi nhiều. 2. Nghệ thuật 1. Nội dung IV/ Luyện tập ( thảo luận nhóm ) 1. Bài tập 1 1. Bài tập 2 Căn cứ vào bản dịch nghĩa bài “Hồi hương ngẫu thư” và những điều đã cảm nhận được qua việc học bài thơ, hãy so sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San. So sánh điểm giống nhau và khác nhau về chủ đề và phương thức biểu đạt của hai bài thơ: Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư. Căn cứ vào bản dịch nghĩa bài “Hồi hương ngẫu thư” và những điều đã cảm nhận được qua việc học bài thơ, hãy so sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San. 1. Bài tập 1 - Các dịch giả Của hai bài thơ đã cố gắng chuyển tải được tâm trạng, cảm xúc vui, buồn , ngỡ ngàng của một nhà thơ khi về thăm quê cũ. Mỗi bản dịch đều có cái hay và cái hạn chế riêng: + Bài 1 ( dịch giả Phạm Sĩ Vĩ ) Câu 1: làm rõ phép đối chỉnh ( đối ý, đối lời, chỉnh về từ loại và ngữ pháp) Câu 2 : dịch còn thô và chưa thoát hồn thơ. Câu 3 : rõ đối tượng ( trẻ con ), nhưng chưa đúng ý. Câu 4 : chỉ có động từ “hỏi” mà chưa có động từ “cười”. + Bài 2 (dịch giả Trần Trọng San ) Câu1 : phép đối chưa thật chỉnh. Câu 2 : dich thoát , dịch có hồn. Câu 3: chưa chỉ ra được đối tượng (trẻ con) . Câu 4: dịch đủ hai động từ “ cười”và “hỏi”. So sánh điểm giống nhau và khác nhau về chủ đề và phương thức biểu đạt của hai bài thơ: “Tĩnh dạ tứ” và “Hồi hương ngẫu thư”. 1. Bài tập 2 a, Giống nhau: - Chủ đề: tình yêu quê hương sâu nặng . - Phương thức biểu đạt: biểu cảm . b, Khác nhau - Cách thức thể hiện chủ đề : + Bài “Tĩnh dạ tứ”: từ nơi xa nghĩ về quê hương. + Bài “Hồi hương ngẫu thư”: từ quê hương nghĩ về quê hương . - Phương thức biểu cảm : + Bài “Tĩnh dạ tứ”: biểu cảm trực tiếp . + Bài “ Hồi hương ngẫu thư”: biểu cảm gián tiếp . Dặn dò về nhà: - Học thuộc lòng bài thơ (cả bản phiên âm, bản dịch nghĩa và hai bản dịch thơ) - Nắm chắc giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ. - Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về quê hương. - Chuẩn bị bài : + Từ trái nghĩa + Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người. (Phần chuẩn bị ở nhà trong SGK).

File đính kèm:

  • pptBai 10 tiet 28Hoi huong ngau thu.ppt
Giáo án liên quan