Bài giảng Tiết 37: kiều ở lầu ngưng bích (trích: “ truyện kiều”) Nguyễn Du

• Qua tâm trạng cô đơn , buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung , hiếu thảo của nàng.

• Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâmnhân vật của Nguyễn Du: Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thọai và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

• Rèn kĩ năng làm văn tự sự miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật.

• Trọng tâm:Phân tích tâm trạng Thúy Kiều

 

 

ppt20 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 37: kiều ở lầu ngưng bích (trích: “ truyện kiều”) Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs tản lĩnh Người thực hiện: Phan Thị Đoan Trang Tiết 37: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích: “ truyện Kiều”) Nguyễn Du Mục tiêu cần đạt Qua tâm trạng cô đơn , buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung , hiếu thảo của nàng. Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâmnhân vật của Nguyễn Du: Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thọai và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Rèn kĩ năng làm văn tự sự miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật. Trọng tâm:Phân tích tâm trạng Thúy Kiều I/Đọc-Tỡm hiểu chung Vị trí đoạn trích _Nằm ở phần 2, gồm 22 câu (từ câu 1033-1054). Đai ý:Cảnh vật , tâm trạng, bi kịch của Kiều khi bị giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích Bố cục: Ba phần Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả. Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng II Đọc- Tìm hiểu chi tiết 1. Khung cảnh của bi kịch nội tâm Đọc 6 câu thơ đầu và cho biết: Khung cảnhtrong 6 câu thơ đầu được miêu tả bằng những chi tiết , hình ảnh nào? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?Tác dụng? Non xa, trăng gần Bát ngát xa trông Cát vàng, bụi hồng . Dùng tính từ, từ láy, tiểu đối, nét vẽ tài hoa đẹp cho thấy cảnh vật nhiều màu sắc thoáng đãng mênh mông , vắng lặng, thiếu vắng sự sống của con người. Ta cảm nhận Kiều như thế nào trong khung cảnh thiên nhiên ấy? Kiều nhỏ bé, cô đơn, tội nghiệp Em hãy tìm những câu thơ Kiều tả tâm trạng Kiều. Các từ “ bẽ bàng”, “Mây sớm đèn khuya” “ Như chia tấm lòng” diễn tả điều gì trong tâm hồn Thuý Kiều? Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình , nửa cảnh như chia tấm lòng Bẽ bàng( Từ láy) :tủi hổ, chán ngán . Cảnh /Tình hoà quyện,gợi nỗi nhớ thương, buồn chất ngất trong lòng Kiều So sánh , tiểu đối đặc tả nỗi cô đơn , tan nát cõi lòng Kiều Trong nỗi buồn cô đơn tuyệt vọng, Kiều hướng nỗi nhớ về những ai? 2 Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ a, Nỗi nhớ người yêu Những câu thơ nào, từ ngữ nào diễn tả nỗi nhớ người yêu?Nỗi nhớ đó được diễn tả bằng nghệ thuật nào? Tác dụng? Tưởng người dướinguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc biển bơ vơ . Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Nhớ: Dưới nguyệt chén đồng, Thương người : Rày trông mai chờ Nguyện: Tấm son- Không phai Những nỗi niềm đó của Kiều được diễn tả bằng biện pháp nghệ thuật nào? cho thấy đó là tâm trạng như thế nào của Kiều? Những tù ngữ chọn lọc gợi cảm, dùng ẩn dụ, độc thoại nội tâm, điển tích, thành ngữ Cho thấy Kiều nhớ da diết kỉ niệm,dằn vặt khổ đau,nguyện trọn đời chung thuỷ với Kim Trọng Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm? Từ nỗi nhớ chàng Kim da diết mãnh liệt với bao khổ đau tiếc nuối, Kiều còn hướng nỗi nhớ về ai ? b, Nỗi nhớ cha mẹ Em hiểu như thế nào về những cụm từ “ Tựa cửa hôm mai” “Quạt nồng ấp lạnh,” “ Cách mấy nắng mưa”, “Sân Lai ,gốc tử” Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy -. : *Tựa cửa hôm mai .> Xót thương cha mẹ ngày đêm mong ngóng. *Quạt nồng ấp lạnh> Xót xa vì không phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu. *Sân Lai , gốc tử > Tâm trạng nhớ thương, xót xa cha me già yếu, tấm lòng hiếu thảo của Kiều đối với cha mẹ. *Cách mấy nắng mưa > Không gian , thời gian xa cách, sức tàn phá của thiên nhiên đối với cảnh vật và con người( chỉ cha mẹ chịu nhiều vất vả đắng cay). >Dùng thành ngữ, điển cố, hình ảnh tượng trưng cho thấy Kiều là người con có hiếu ,giàu lòng vị tha. Từ nỗi nhớ người yêu, nỗi, nhớ cha mẹ, trong hoàn cảnh cô đơn buồn tủi bẽ bàng ở lầu Ngưng Bích, đã cho ta thấy Kiều là người như thế nào? Kiều là tình chung thủy, người con hiếu thảo, giàu lòng vị tha. Trong cô đơn buồn tủi, ngồi trên lầu Ngưng Bích,Kiều nhìn cảnh vật như thế nào?Hãy đọc 8 câu cuối 3, Tâm trạng của Kiều *Thảo luận nhóm Nhóm 1: -Từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần? -Từ loại nào được sử dụng nhiều trong 8 câu cuối? Đặc sắc trong cách dùng?Tác dụng? Nhóm2: Những hình ảnh nào được cảm nhận qua con mắt của Kiều? Qua mỗi hình ảnh đó Kiều nhớ về nhũng đâu? và Kiều cảm nhân cuộc đời mình như thế nào?Cách miêu tả đó người ta gọi đó là biện pháp nghệ thuật gì? Buồn trông cửa biển chiều hôm . Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. Buồn trông ngọn nước mới sa. Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ dầu dầu. Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh. ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi Thấp thoáng cánh buồm xa xa Nhớ quê hương, gia đình Hoa trôi man mác Nỗi buồn về thân phận vô định, trôi nổi. Nội cỏ dầu dầu Cuộc đời héo úa lụi tàn, vô vọng ầm ầm tiếng sóng Tai hoạ khủng khiếp đang vây bủa Mỗi cảnh vật khơi gợi ở Kiều một nỗi buồn khác nhau Nghệ thuật:Điệp từ, từ láy sắp xếp theo lối tăng tiến., câu hỏi tu từ, ẩn dụ tượng trưng diễn tả nhiêu tầng ý nghĩa và nâng mức cảm xúc đặc tả nỗi lo âu ,sợ hãi, khắc khoải trong cô đơn, tuyệt vọng của Kiều tả cảnh ngụ tình III Tổng kết Hãy khoanh tròn vào chữ cái mà em cho là đúng về nghệ thuật của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” A, Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình B, Dùng nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp ngữ, tiểu đối, câu hỏi tu từ… C, Lối độc thoại nội tâm. Gồm cả 3 ý trên Theo em những ý nào nói đúng nội dung đoạn trích? A, Thuý Kiều bình thản chấp nhận cuộc sống. B, Thuý Kiều nhớ người yêu. C, Tả tình của Thuý Kiều. D, Tâm trạng cô đơn buồn tủi của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích , tấm lòng thuỷ chung , nhân hậu, vị tha của Kiều. E, ẩn sau những dòng thơ là tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. Gồm cả D Và E Luyện tập Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được thể hiện như thế nào ở tám câu cuối?

File đính kèm:

  • ppttiet 37 kieu o lau ngung bich(3).ppt