Giáo án Ngữ văn tiết 31- Kiều ở lầu Ngưng Bích

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Kiến thức:

Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng; thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

Thái độ:

Rèn luyện cho học sinh thái độ sống có tình nghĩa, biết yêu thương, cảm thông với số phận con người.

II. CHUẨN BỊ:

Thầy: Tham khảo SGK, SGV, soạn giáo án.

Trò: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 31- Kiều ở lầu Ngưng Bích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : j Kiến thức: Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng; thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. k Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. l Thái độ: Rèn luyện cho học sinh thái độ sống có tình nghĩa, biết yêu thương, cảm thông với số phận con người. II. CHUẨN BỊ: j Thầy: Tham khảo SGK, SGV, soạn giáo án. k Trò: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. III.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: (5p) KHỞI ĐỘNG -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài mới: -Kiểm tra sĩ số r Đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh Ngày Xuân và nêu đại ý? r Đoạn thơ thuộc phương thức biểu đạt nào? r Ở hai đoạn trích trước của Truyện Kiều các em đã tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du: tả người, tả cảnh.Đặc biệt trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” chúng ta sẽ bắt gặp nghệ thuật miêu tả nội tâm thật độc đáo qua ngôn ngữ độc thoại, tả cảnh ngụ tình mà thầy sẽ giói thiệu với các em qua đoạn trích này . - Ghi tựa bài mới lên bảng. -Lớp trưởng báo cáo. - Đọc thuộc lòng đoạn trích và nêu đại ý. - Miêu tả kết hợp với tự sự. - HS lắng nghe… - Ghi tựa bài mới vào tập. Hoạt động 2: (30p) ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN I.Tìm hiểu chung: j .Vị trí đoạn trích: Sau đoạn: “Mã Giám Sinh mua Kiều”. k Đại ý: Tâm trạng cô đơn, buồn tủi, tuyệt vọng của Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích. II.Phân tích văn bản: j .Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều : -Không gian :bốn bề bát ngát, cát vàng , bụi hồng -Thời gian “mây sớm đèn khuya” tuần hoàn Þ Cô đơn, buồn chán, bẽ bàng k.Nỗi thương nhớ người thân của Kiều: a/ Nhớ Kim Trọng: -Nhớ buổi thề nguyền đính ước. -Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ mình 1 cách vô vọng. -> đau đớn, xót xa Ž khẳng định lòng thuỷ chung son sắt. b/ Nhớ cha mẹ: -Hình dung cha mẹ đang mong ngóng tin mình -Kiều xót xa ân hận vì không báo hiếu cho cha mẹ. Þ Luôn thương nhớ, lo lắng cho những người thân; là người thuỷ chung, hiếu thảo. l .Tâm trạng của Kiều: - Điệp cấu trúc câu “buồn trông…” Ž nỗi buồn vô tận -Hình ảnh : cửa bể, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, nội cỏ ,… càng gợi thêm buồn . -Các từ láy: xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm Ž nỗi buồn về số phận và thân phận . -Hướng dẫn HS đọc văn bản: chú ý đọc diễn cảm những đoạn thể hiện tâm trạng của Kiều. - Đọc trước một đoạn rồi gọi HS đọc. -Nhận xét cách đọc của hs -Gọi HS đọc chú thích r Đoạn trích nằm ở phần nào của truyện Kiều ? r Nêu nội dung chính của đoạn trích? r Em hãy tìm bố cục của đoạn thơ? * Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích như bố cục đã chia. Trước tiên là khung cảnh bi kịch của Kiều. -Gọi HS đọc lại 6 câu đầu. (Giải thích từ: khoá xuân). * Khung cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được nhìn qua con mắt của Kiều. r Không gian ở đây được mở ra theo những chiều khác nhau như thế nào? r Hình ảnh “mây sớm đèn khuya”gợi tính chất gì của thời gian? * Hoang vắng, cảnh vật cô đơn trơ trọi -> con người càng lẻ loi. rCùng với hình ảnh “tấm trăng gần ở chung” diễn tả tình cảnh của Thuý Kiều như thế nào? -Nhận xét, chốt ý : Kiều bị giam hãm trong không gian làm bạn với mây, đèn, trăng. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. -Gọi HS đọc 8 câu tiếp. rLời trong đoạn thơ là lời của ai? r Kiều nói với ai? r Tại sao Kiều lại tự nói với chính mình ? rNghệ thuật độc thoại đó có ý nghĩa gì? r Kiều nhớ đến những ai? Nhớ ai trước ai sau? Có hợp lí không? r Khi nhớ Kim Trọng nàng nhơ đến điều gì ? Tại sao nàng lại nhớ sâu sắc như vậy? r Em hiểu chữ “son” như thế nào trong “tấm son gột rửa”. * Chuyển ý sang nỗi nhớ cha mẹ. r Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu? Tìm từ ngữ thể hiện. r Em có nhận xét gì về tấm lòng Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng? * Chuyển ý: Tám câu cuối có thể nói là một trong những câu tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem qua tám câu ấy đã thể hiện tân trạng của Kiều như thế nào? -Gọi HS đọc 8 câu cuối. rCấu trúc câu “buồn trông…” được lặp lại nhiều lần, cách dùng ấy góp phần thể hiện tâm trạng gì của Kiều ? rVì sao Kiều buồn buồn? rNỗi buồn của Kiều thể hiện ở những cung bậc khac nhau như thế nào ? r Phân tích ssể làm rõ . -Nghe -HS đọc. -HS đọc. - Cá nhân trả lời. - Đoạn trích miêu tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi, tuyệt vọng của Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích. -3 phần +6 câu đầu: khung cảnh bi kịch; + 8 câu kế: nỗi nhớ của Kiều; +8 câu còn lại: tâm trạng của Kiều). -HS đọc. - Nghe. -Cá nhân trả lời -Thơì gian tuần hoàn, khép kín, Kiều làm bạn với thiên nhiên. -Cô độc và buồn -Nghe -HS đọc. -Đó là lời của Kiều. -nói với chính mình - độc thoại. -Không biết bày tỏ tâm sự cùng ai - Tự bộc lộ tâm trạng. - Nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau .Hợp lí. -Nhớ đến buổi thề nguyền -2 cách +Thương nhớ Kim Trọng khôn nguôi. +Tấm lòng son của Kiều bị dập vùi hoen ố, bao giờ rửa sạch. - thương xót. -Tìm chi tiết -Thủy chung và hiếu thảo -Nghe -Tâm trạng ấy như một điệp khúc lặp lại mãi vừa nhàm chán vừa đáng sợ -Nhìn cảnh vật nhìn lại mình -Tìm chi tiết -Thảo luận cặp Hoạt động 3: (6p) TỔNG KẾT III.Tổng kết: j Nghệ thuật : Miêu tả nội tâm bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. k Nội dung : Cảnh ngộ cô đơn, buồn, tủi, sợ hãi, tấm lòng thuỷ chung, hiều thảo của Kiều. r Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích này là gì? r Đoạn trích thể hiện tâm trạng và tấm lòng gì ở Kiều? * Luyện tập: -Gọi HS đọc phần luyện tập. Yêu cầu về nhà thực hiện. * Đọc thêm: -Gọi HS đọc phần đọc thêm. -Cá nhân trả lời -Cá nhân nêu Hoạt động 4: (3p) CỦNG CỐ DẶN DÒ r Em rút ra bài học kinh nghiệm gì cho bản thân sau khi học qua văn bản? -Học bài, thuộc lòng đoạn trích. r Tâm trạng nhớ, buồn của Kiều? F Chuẩn bị bài: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyện Nga”. Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sgk. -Cá nhân trả lời -Soạn bài ở nhà

File đính kèm:

  • doctiet 31.doc