Bài giảng tiếng việt tiết 36: Ôn tập tiếng việt

A. Từ vựng:

I. Nội dung

- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

- Trường từ vựng

- Từ tượng hình, từ tượng thanh

- Các biện pháp tu từ vựng: nói quá, nói giảm nói tránh

 

ppt21 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng tiếng việt tiết 36: Ôn tập tiếng việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tập tiếng việt Tiết 63 Ôn tập Tiếng Việt A. Từ vựng: I. Nội dung - Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - Trường từ vựng - Từ tượng hình, từ tượng thanh - Các biện pháp tu từ vựng: nói quá, nói giảm nói tránh II. Bài tập: Bài 1: Thảo luận nhóm 4 (2 phút) Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào những ô trống theo sơ đồ sau: Truyện cổ tích Truyện cổ tích Truyện dân gian Truyền thuyết Truyện cười Truyện ngụ ngôn - Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên? Cho biết trong những câu giải thích ấy, có những từ ngữ nào chung? Gợi ý: Những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên: - Truyền thuyết: Truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì. - Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí...), có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn chuyện đồ vật, loài vật hoặc về chính con người để nói bóng nói gió chuyện con người. - Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích. Từ ngữ chung: Truyện dân gian --> Từ ngữ nghĩa rộng Qua bài tập trên, em hiểu thế nào là từ ngữ có nghĩa hẹp, từ ngữ có nghĩa rộng? - Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác. Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. Từ ngữ nghĩa rộng Từ ngữ nghĩa hẹp Bài tập 2: Đọc kĩ đoạn văn sau: a) Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ đối tượng là người? b) Xác định các từ tượng thanh, tượng hình và nêu tác dụng? Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. - Các từ cùng trường từ vựng chỉ đối tượng là người: tôi, người hàng xóm, lão Hạc, lão. - Các từ tượng hình, tượng thanh: mải mốt, xôn xao, xồng xộc, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc, tru tréo. Qua bài tập trên, em hiểu: Thế nào là trường từ vựng? Phân biệt: từ tượng hình và từ tượng thanh? Trường từ vựng: Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Phân biệt: từ tượng hình, từ tượng thanh Từ tượng hình Từ tượng thanh Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người. --> Có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả, tự sự. Bài tập 3: Xác định các biện pháp tu từ (nói quá, nói giảm nói tránh) trong các đoạn thơ văn sau. Nêu tác dụng của các phép tu từ đó? a) Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày b) Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. --> Nói quá --> Nói giảm nói tránh Ngụ ý lao động của người nông dân hết sức vất vả. --> Giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn. B. Ngữ pháp I. Nội dung: - Trợ từ, thán từ, tình thái từ. - Câu ghép. II. Bài tập: Bài tập 1: Cho các từ: Trợ từ, thán từ, tình thái từ. Em hãy điền các từ thích hợp vào chỗ trống: .................... Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. ................... Là những từ thêm vào để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, biểu thị sắc thái tình cảm. ................... Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá. Thán từ Tình thái từ Trợ từ Bài tập 2: Đặt câu trong đó có sử dụng: - Trợ từ. - Thán từ. - Tình thái từ. Câu trong có sử dụng: - Trợ từ. VD: Chính cô giáo chủ nhiệm đã tặng tôi cuốn sách này. - Thán từ. VD: Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (Tức nước vỡ bờ.) - Tình thái từ. VD: Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: - Bác trai đã khá rồi chứ? Bài 3: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép: A. Là câu chỉ có một cụm C-V làm nòng cốt câu. B. Là câu có hai cụm C-V và chúng không bao chứa nhau. C. Là câu có hai cụm C-V trở lên và chúng không bao chứa nhau. D. Cả A, B, C đều đúng. Bài tập 4: Xác định câu ghép đoạn trích sau. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không? Thảo luận nhóm đôi, 2 phút. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Câu ghép: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Có thể tách thành 3 câu đơn: Pháp chạy. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liên tục của ba sự việc không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành ba vế của câu ghép. Bài tập 5: Xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau: a) Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay. b) Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. --> Quan hệ nguyên nhân. --> Quan hệ điều kiện. Vì nên Giá Hãy chỉ ra một số quan hệ khác thường gặp trong câu ghép. Quan hệ tăng tiến Quan hệ tương phản Quan hệ tiếp nối Quan hệ lựa chọn... * Viết đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu, làm rõ câu chủ đề sau: “Đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã khắc hoạ rất thành công hình ảnh người phụ nữ nông dân có tinh thần phản kháng mãnh liệt. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép (hoặc trợ từ, thán từ.)

File đính kèm:

  • pptTiet 36 On tap Tieng Viet .ppt
Giáo án liên quan