Bài giảng Chương trình địa phương ( phần tập làm văn )

Địa đạo Củ Chi

Là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Tây-Bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây.

 

pptx8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương trình địa phương ( phần tập làm văn ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 05/03/2014 ‹#› Kính chào quý thầy cô và các bạn đã tham dự tiết học này của chúng em CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần tập làm văn ) Giới thiệu một di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi Là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Tây-Bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Mô hình địa đạo Củ Chi Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ Thống nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu đựng sức công phá của các loại bom tấn của quân đội Mĩ. Đường hầm sâu dưới lòng đất từ 3 đến 8m, chỉ đủ cho 1 người đi lom khom. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng: tầng 1 cách mặt đất 3m, tầng 2 cách 5m và tầng 3 cách mặt đất 8 đến 10m. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt, nóng bức và thiếu điều kiện vệ sinh nên hầu như những người sống ở đây đều bị kí sinh trùng, bạc da và các bệnh về xương. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, khu di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi vinh dự trong 3 di tích cấp Quốc gia được Nhà nước xếp hạng và công nhận sớm nhất ở TP. Hồ Chí Minh. Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120km được bảo vệ và trở thành điểm hẹn hàng năm tổ chức Lễ hội truyền thống Cách mạng,còn là nơi du khách đến tham quan, tìm hiểu, được trải nghiệm cuộc sống như những người dân địa đạo trước đây. Ngoài ra, du khách còn có thể đến viếng Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược để tri ân những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và còn có thể mua những món quà lưu niệm tại các quầy hàng như đôi dép râu, chiếc khăn rằng, nón lá,... thưởng thức các món đặc sản hay thử tài trò chơi bắn trận giả. Địa đạo Củ Chi không những là một nơi tham quan, du lịch mà còn là nơi mang những dấu ấn lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nơi chứng kiến sự hi sinh anh dũng và lòng quả cảm, quyết tâm chống giặc để bảo vệ tổ quốc. Qua đó thấy được ý chí không quản khó và quan trọng nhất là lòng yêu nước của nhân dân ta. Cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã theo dõi bài thuyết trình của nhóm chúng em.

File đính kèm:

  • pptxNgu van 8 Chuong trinh dia phuong phan tap lam van.pptx
Giáo án liên quan