Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 44: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng

2. Bài thơ:

a. Hoàn cảnh ra đời:

 - Bài thơ ghi lại một câu chuyện có thật trong cuộc đời tác giả. Đó là vào năm 726 tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch đã tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.

 

ppt27 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 44: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Yên Dũng số 1 Bài giảng ngữ văn lớp 10 Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Minh Duyên Chúc các em học tập tốt!Nhiệt liệt chào mừng các thày cô giáo ? Hãy tìm đáp án thể hiện đúng và đủ nhất đặc điểm của thơ Đường: - Luật thơ chặt chẽ. - Tứ thơ độc đáo, mới lạ. - Ngôn ngữ đơn giản mà tinh luyện. - Các nhà thơ Đường thường không nói hết, nói trực tiếp ý mình mà chỉ dựng lên những mối quan hệ ( xưa – nay, tiên – tục, cảnh – tình.) để gợi suy nghĩ của độc giả. -Tất cả các ý trên.ABCDEChúc mừng bạn đã trả lời đúng! Tiết 44: tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch -I. Tìm hiểu chung:1.Tiểu dẫn: Phần tiểu dẫn trong SGK trình bầy những nội dung cơ bản gì? Tính tình phóng khoáng, thích ngao du. Thơ ông hay nói đến cõi tiên. Tác giả Lí Bạch (701-762): nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc.Thi tiênThể hiện ước mơ vươn tới lý tưởng cao cả.Bất bình với hiện thực tầm thường.Khát vọng giải phóng cá tính.Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt...- Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú, với những chủ đề chính là: 2. Bài thơ:a. Hoàn cảnh ra đời: - Bài thơ ghi lại một câu chuyện có thật trong cuộc đời tác giả. Đó là vào năm 726 tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch đã tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Tiết 44: tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch -Toàn cảnh lầu Hoàng HạcTừ trực cảm khi đọc nhan đề: "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”. Em hãy xác định đề tài của bài thơ này: A. Đề tài tống biệt ( cuộc chia li). B. Đề tài hữu nhân ( tình bạn - tình bằng hữu). C. Cả 2 đề tài trên. Tiết 44: tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch - Bài thơ là sự hội tụ của hai đề tài quen thuộc trong thi ca là: b. Đề tài: Hữu nhânTống biệt Tiết 44: tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch -Nguyên tác: Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.II. Đọc hiểu: Dịch thơ: Bạn từ lầu Hạc lên đường Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng Bóng buồm đã khuất bầu không,Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời. ( Ngô Tất Tố dịch) Tiết 44: tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch -1 .Hai câu đầu:"Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”+ “Cố nhân”: Gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa hai người bạn Vì chữ “cố"bao giờ cũng mang sắc thái biểu cảm cao (cố đô, cố quốc, cố hương)(Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía tây Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba mùa hoa khói) Tiết 44: tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch - + “Từ " (nguyên tác): từ biệt, từ giã (bản dịch): là giới từ chỉ vị trí.Gợi ra động thái lên cao tiễn bạn và người ở lại như nhập vào lầu cao để dõi theo bạn đi xa.“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”Câu hỏi: Đứng ở góc độ phương thức biểu đạt, theo em ở hai câu thơ đầu thì yếu tố tự sự nhiều hơn hay yếu tố miêu tả và biểu cảm nhiều hơn? + Hai câu thơ rất giàu yếu tố tự sự, nó giống như một dòng nhật kí ghi lại buổi nhà thơ Lí Bạch tiễn người bạn thân của mình là Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Bối cảnh tiễn đưa được ghi lại với đủ cả: Không gian đưa tiễn, thời gian đưa tiễn, địa điểm đưa tiễn + Không gian đưa tiễn: ở phía Tây, lầu Hoàng Hạc. + Thời gian đưa tiễn: Vào tháng ba, “mùa hoa khói”.+ Nhóm 1: “mùa hoa khói”gợi cho em những cảm giác gì? * Chú ý: (Vị trí đưa tiễn là “phía Tây"và nơi đưa tiễn là “lầu Hoàng Hạc”). + Nhóm 2: Không gian đưa tiễn là phía Tây lầu Hoàng Hạc. Theo em điều này có gì đặc biệt không?Câu hỏi: + Nơi đưa tiễn: Là một điểm dừng chân trên bước đường ngao du của Lí Bạch. Đó là lầu Hoàng Hạc – một di chỉ thần tiên, một cảnh đẹp tựa chốn bồng lai đã đi vào huyền thoại. + Nơi bạn sẽ tới: là Dương Châu – một địa danh nổi tiếng phồn hoa, đô hội ("Dương nhất, ích nhị”) ẩn trong những lời thơ giống như sự ghi chép sự kiện thông thường là nỗi lòng của người đưa tiễn ( chạnh lòng, bịn rịn, lưu luyến ). Đúng như cách Du Việt đã nói: “Dĩ vô tình ngôn tình tắc tình xuất"(Lấy vô tình để nói tình thì tình tất hiện ra).  Bút pháp gợi quen thuộc của thơ Đường. 2. Hai câu thơ sau: "Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" (Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời).+ "Cô”: lẻ loi, cô độc+ "Bích”: xanh ngút ngát, xanh thẳm không cùng Có người nói hai câu thơ này như một bức hoạ tuyệt đẹp, đẹp từ màu sắc đến đường nét. Em có đồng ý không? Tại sao? + Hai câu thơ như một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp: Một dòng sông bát ngát mở rộng như nhập cả vào sắc biếc bầu trời. Một cánh buồm lẻ loi trôi xa, xa dần, rồi mất hút vào màu xanh vô tận + Phép đối: Cánh buồm cô độc >< màu xanh vô tận.Lấy cái hữu hạn đối với cái vô hạn càng làm nổi bật sự cô đơn."Thi trung hữu hoạ” + Hình ảnh thơ giàu sức gợi: Bóng buồm trong đôi mắt Con thuyền, cánh buồm ở đây được nhìn bằng chiều sâu tâm trạng. Tâm hồn nhà thơ chỉ đặt vào cánh buồm trên con thuyền của bạn, đôi mắt hút theo không rờiLòng người ở lại gửi vào cánh buồm cho tới lúc tất cả lẩn vào xa xăm, bất tận + Câu thơ tả cảnh: "Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”như một nét vẽ phóng túng của một tâm hồn lãng mạn, yêu thiên nhiên, hiểu thiên nhiên, hoà lòng mình vào cảnh vật thiên nhiên. III. Tổng kết: - Bài thơ rất tiêu biểu cho tính hàm súc, "ý tại ngôn ngoại "của thơ Đường. Chỉ với 28 chữ, không có một từ nào nói đến tình li biệt ( sầu, nhớ, khổ, đau) nhưng tất cả đã hiện ra. Tình li biệt đã phổ lên cảnh sắc, hoà theo cảnh sắc. "Hàm bất tận chi ý, kiến vu ngôn ngoại"( Hàm ý của bài thơ là vô cùng - Âu Dương Tu) Tiết 44: tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch - Bài thơ rất tiêu biểu cho đặc trưng của thơ Lí Bạch là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp. IV. Luyện tập:Câu hỏi 7: Vì nhan đề bài thơ rất dài nên có người đề xuất việc lược bớt đi. Có ba phương án được nêu ra như sau: Bớt điểm đến "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên" Bớt điểm xuất phát “Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”. Bớt cả điểm đến và điểm xuất phát “Tống Mạnh Hạo Nhiên”. - Theo em có thể sử dụng phương án nào trong ba phương án trên không? - Tại sao?1233 Tiết 44: tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch -Xin chân thành cảm ơn!Song Truong GiangQuang Lang

File đính kèm:

  • pptHoang hac lau tong manh hao hien chi QL.ppt