Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện

 tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình

 gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨTrình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm? Đọc bài thơ “ Nhàn” của ông. Cho biết chủ đề bài thơ?Em hiểu như thế nào là “ nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao”? Quan điểm của tác giả về dại – khôn như thế nào? Từ đó em có nhận xét gì về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm?BÀI MỚITHỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤI. KHÁI NIỆM1. Ẩn dụẨn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏMặt trời chỉ Bác Hồ2. Hoán dụHoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảmcho sự diễn đạt.Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay.Áo chàm chỉ những ngưòi miền núi, nói về cuộc chia tay giữa bộ đội và đồng bào.II. Luyện tập1. Luyện tập về ẩn dụCâu 1:(1) Thuyền ơi có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.(2) Trăm năm đành lỗi hẹn thềCây đa bến cũ, con đò khác đưa.a) Theo em, các từ " thuyền, bến, cây đa, con đò" không chỉ là thuyền bến...mà còn mang một nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?Thuyền là ẩn dụ để chỉ người con trai trong xã hội cũ. Người con trai trong xã hội cũ có quyền lấy năm thê bảy thiếp, cũng như chiếc thuyền đi hết bến này, bến khác.Bến là ẩn dụ để chỉ người con gái. Bến nước cố định được lấy làm ẩn dụ để chỉ tấm lòng thuỷ chung son sắt của người con gái.b) Thuyền, bến (câu 1) và cây đa, bến cũ, con đò (câu 2) có gì khác nhau? Làm thế nào để hiểu đúng nội dung hàm ẩn trong hai câu đó?Cây đa, bến cũ chỉ những người có quan hệ gắn bó nhưng phải xa nhau. thuyền và con đò về bản chất đều là dụng cụ để chuyên chở trên sông. Bến và bến cũ đều là địa điểm cố địnhKhác nhau: thuyền và bến ở câu 1 chỉ hai đối tượng. Đó là chàng trai và cô gái. Còn bến và đò ở câu 2 là những người có quan hệ gắn bó nhưng vì điều kiện nào đó phải xa nhau.Câu 2: Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong đoạn trích sau: Lửa lựu: chỉ hoa lựu đỏ chói như lửa Dưới trăng quyên đã gọi hèĐầu tường lửa lựu lập loè đâm bông ( Nguyễn Du, Truyện Kiều)Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bè ra sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại. Chúng ta muón có những cuốn tiểu thuyết,những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc- làm thành người, đẩy chúng ta lên một sự sống trước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng. ( Nguyễn Đình Thi, Nhận đường)Làm thành người: con người mới sống trong độc lập tự do, biết làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ cuộc đời mình.Ơi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng ( Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)Hót: ca ngợi mùa xuân đất nước,ca ngợi cuộc đời mới với sức sống đang trỗi dậyTừng giọt long lanh rơi: ca ngợi cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của cuộc đời,cái đẹp của cuộc sống.Thác bao nhiêu thác cũng quaThênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời (Tố Hữu, Nước non ngàn dặm)Thác: chỉ những gian khổ trong cuộc sống mà con người phải đối mặt.Thuyền ta: chỉ cuộc sống con người đang vượt qua những gian khổ, khó khăn, thênh thang mà bước tới.Xưa phù du mà nay đã phù saXưa bay đi mà nay không trôi mất (Chế Lan Viên, Nay đã phù sa)Phù du: chỉ kiếp sống trôi nổi, phù phiếm,ngắn ngủi của con người.Phù sa: chỉ cuộc sống mới, cuộc sống màu mỡ đầy triển vọng tốt đẹp của con người.* Tìm thêm những ẩn dụ trong ca dao tục ngữ:Cháy nhà mới ra mặt chuộtLửa thử vàng Râu tôm nấu với ruột bầuChồng chang vợ húp gật đầu khen ngon Cô kia đứng ở bên sôngMuốn sang anh ngã cành hồng cho sang2.Luyện tập về hoán dụ Đầu xanh đã tội tình gìMá hồng đến quá nửa thì chưa thôi (Nguyễn Du, Truyện Kiều)Dùng cụm từ "đầu xanh, má hồng" Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong Truyện Kiều?"Đầu xanh, má hồng": chỉ Thuý Kiều ( lấy tên của đối tượng này để gọi một đối tượng khác dựa vào sự tiếp cận, đầu xanh, má hồng chỉ tuổi trẻ) Áo nâu liền với áo xanhNông thôn liền với thị thành đứng lênCụm từ "áo nâu, áo xanh" Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội ta?"Áo nâu, áo xanh": chỉ người nông dân (áo nâu) và đội ngũ công nhân Việt Nam (áo xanh) trong xã hội.( Dựa vào sự tiếp cận: họ hay mặc áo màu đó) Thôn Đoài ngồi nhớ thôn ĐôngCau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nàoCâu thơ đó có cả hoán dụ và ẩn dụ. Em hãy phân biệt hai phép tu từ đó?Thôn Đoài, thôn Đông: hoán dụ để chỉ hai người trong cuộc tìnhCau thôn Đoài và trầu không thôn nào: lại là ẩn dụ trong cách nói lấp lửng của tình yêu lứa đôi.Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu, nhưng câu "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông" khác với câu ca dao "Thuyền ơi có nhớ bến chăng" ở điểm nào?"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông": dùng những hình ảnh hoán dụ thôn Đoài, thôn Đông để chỉ con người nơi đó."Thuyền ơi có nhớ bến chăng": là hình ảnh ẩn dụ, chỉ những người đang yêu.Em hãy viết đoạn văn có sử dụng biện pháp ẩn dụ và hoán dụCơn bão số 1 đã đi qua. Sóng đã yên, biển đã lặng. Nhưng cơn bão trong cuộc sống hàng ngày vẫn còn tiếp diễn. Đó là cảnh mẹ mất con, vợ mất chồng, gia đình tan nát. Những đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác nhìn quanh.Sóng và biển: Hình ảnh được lấy làm hoán dụ để chỉ cuộc sống đã trở lại bình yên sau cơn bão.Cơn bão: Ẩn dụ: Chỉ sự tàn phá, mất mát, đau đớn hàng ngày.Đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác: Hoán dụ chỉ những đứa trẻ chưa đủ nhận thức để thấy được mất mát đau thương.

File đính kèm:

  • pptThuc hanh phep An du va Hoan du.ppt