PHẦN I: 7 điểm
Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, đại thi hào Nguyễn Du có viết:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Câu 1: a/ Chép chính xác 10 câu thơ nối tiếp dể hoàn chỉnh đoạn thơ nói về vẻ đẹp của Thúy Kiều.
b/ Giải thích ý nghĩa cụm từ “một thiên Bạc mệnh”.
Câu 2: Nhà thơ Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ sau:
“Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.
Hãy phân tích hiệu quả của phép tu từ ấy?
Câu 3: Bằng đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu lập luận theo quy nạp, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn thơ vừa chép ở trên. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và chú thích rõ).
7 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 2 Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG MÔN: NGỮ VĂN 9
Đề 1 Năm học: 2020 - 2021
Thời gian làm bài: 90 phút
PHẦN I: 7 điểm
Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, đại thi hào Nguyễn Du có viết:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Câu 1: a/ Chép chính xác 10 câu thơ nối tiếp dể hoàn chỉnh đoạn thơ nói về vẻ đẹp của Thúy Kiều.
b/ Giải thích ý nghĩa cụm từ “một thiên Bạc mệnh”.
Câu 2: Nhà thơ Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ sau:
“Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.
Hãy phân tích hiệu quả của phép tu từ ấy?
Câu 3: Bằng đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu lập luận theo quy nạp, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn thơ vừa chép ở trên. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và chú thích rõ).
PHẦN II: 3 điểm
Đọc kĩ đoạn văn sau, rồi trả lời các câu hỏi:
“Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng”
(Trích Ngữ văn 7-tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Phân tích cấu tạo của câu: “Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.” và cho biết nó thuộc kiểu câu gì?
Câu 3: Đọc đoạn văn người đọc mới thấy thấm thía một vấn đề nhân sinh lớn lao: Cuộc đời thật ý nghĩa biết bao nếu con người biết yêu thương, sẻ chia và lan tỏa những điều tốt đẹp. Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy , hãy trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống.
=============Chúc các em làm bài tốt==============
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Đề 1
ĐÁP ÁN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 9
Năm học: 2020- 2021
Phần I: (7 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
( 1,5đ)
a/ Chép chính xác những câu thơ nối tiếp miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
(Mỗi lỗi sai trừ 0.25đ, không trừ hết số điểm)
b/ Giải thích cụm từ “một thiên bạc mệnh”.
1đ
0,5đ
Câu 2
(1.5đ)
- Sử dụng phép tu từ : Nhân hoá
- Tác dụng :
+ Làm nổi bật vẻ đẹp vượt trội của Kiều đến mức khiến thiên nhiên phải ghen tị.(0.5đ)
+ Dự báo số phận đầy sóng gió của Kiều.
0,5đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 3
( 4 đ)
* Hình thức: ( 1 điểm)
- Đúng mô hình đoạn văn quy nạp
- Đủ số câu quy định. Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, không mắc lỗi dùng từ.
* Nội dung: Biết khai thác các tín hiệu nghệ thuật làm rõ các ý sau:
-Vẻ đẹp nhan sắc: (1.0đ)
+ Tác giả vẫn dùng bút pháp ước lệ tượng trưng để khắc họa vẻ đẹp của Thuý Kiều
+ Đặc tả đôi mắt: Đôi mắt Kiều long lanh như làn nước mùa thu, đôi mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân, nàng đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn, tạo hóa hờn ghen, đố kị. Chân dung của nàng vừa gợi tính cách, vừa gợi số phận
-Vẻ đẹp trí tuệ, tài năng: (1.0đ)
+Kiều là một cô gái thông minh, rất mực tài hoa: cầm, kì, thi, họa
+Tài của nàng đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến.
-Vẻ đẹp tâm hồn: (0.5đ)
Cung Bạc mệnh nàng sáng tác chính là ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm.
=>Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hộp cả sắc- tài – tình, tất cả đều đến mức lí tưởng- dự báo số phận của nàng sau này sẽ gặp nhiều điều trắc trở, éo le, sóng gió.
* KTTV: Sử dụng đúng lời dẫn trực tiếp và có chú thích
*Lưu ý
-Diễn đạt được song ý chưa sâu sắc, hoặc chỉ làm tốt ý1,2: 2 điểm)
-Diễn xuôi ý thơ, còn mắc một vài lỗi diễn đạt: 1 điểm
-Chỉ làm tốt ý1, 3, còn ý 2 quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt: 0,75 điểm
-Chưa thể hiện được phần lớn số ý, hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém: 0,5 điểm
(Giáo viên căn cứ vào mức điểm trên để cho các điểm còn lại)
0,5đ
0,5đ
2,5đ
0,5đ
Phần II: ( 3 điểm)
Câu 1
( 0,5đ)
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
0,5 đ
Câu 2
( 0,5đ)
+ Phân tích cấu tạo NP: đúng (0,25đ)
+ Kiểu câu: Câu ghép (0,25đ)
0,5đ
Câu 3
( 2 đ)
* Hình thức:
- Đoạn văn nghị luận xã hội
- Bố cục rõ ràng, liên kết chặt chẽ
*Về nội dung:
Học sinh có thể trình bày suy nghĩ khác nhau song cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
- Giải thích và nêu được một số biểu hiện của sự sẻ chia trong cuộc sống (Nêu được dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục)
- Bàn luận mở rộng:
+ Y nghĩa của sự sẻ chia, lan tỏa
+ Phê phán lối sống ích kỉ....
- Bài học nhận thức và hành động
Lưu ý:
- Khuyến khích học sinh có những suy nghĩ riêng, tuy nhiên, phải trình bày hợp lí, thuyết phục.Phần liên hệ phải phù hợp, tránh lan man, hô khẩu hiệu.
- Không cho điểm những đoạn văn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực.
- Nếu đoạn văn dài hoặc ngắn quá so với yêu cầu hoặc viết thành nhiều đoạn trừ 0,5 điểm.
- Hs có thể diễn đạt khác nhưng cần đảm bảo ý cơ bản trong mạch ý đoạn văn. GV chấm có thể linh hoạt cho điểm.
0,5đ
1,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
UBND QUẬN LONG BIÊN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Đề 2
MÔN: NGỮ VĂN 9
Năm học 2020 – 2021
Thời gian làm bài: 90 phút
PHẦN I: (7 điểm)
Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có câu thơ :
" Buồn trông cửa bể chiều hôm”
Câu 1: a.Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo câu thơ trên.
b. Em hiểu thế nào về ý nghĩa từ “duềnh” trong đoạn thơ vừa chép.
Câu 2: Chỉ ra điệp ngữ dược dùng trong đoạn thơ. Việc sử dụng biện pháp tu từ đó đem lại hiệu quả gì?
Câu 3: Dựa vào đoạn thơ vừa chép trên, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu để làm rõ: Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã miêu tả thật tinh tế nỗi buồn của Thúy Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định (Gạch chân, chú thích rõ).
PHẦN II: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm thì chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(SGK Ngữ văn 9 - Tập II)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2: Phân tích cấu tạo của câu: “Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được.” và cho biết nó thuộc kiểu câu gì?
Câu 3: Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi.
-------------Chúc các em làm bài tốt!---------------
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Đề 2
ĐÁP ÁN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 9
Năm học: 2020- 2021
Phần I: (7 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
( 1,5đ)
a. HS chép chính xác 7 câu thơ tiếp.
b. Giải thích ý nghĩa từ duềnh
1đ
0,5đ
Câu 2
(1.5đ)
Chỉ ra điệp ngữ: Buồn trông
- Tác dụng:
+ Tạo âm điệu trầm buồn, gợi nỗi buồn triền miên không dứt trong lòng Kiều.
+ Kết hợp với những hình ảnh sau cụm từ buồn trông => giúp tác giả thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau trong nỗi buồn của Kiều.
0,5đ
0,5 đ
0,5đ
Câu 3
( 4 đ)
* Hình thức:
-Đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu
-Các câu liên kết chặt chẽ.
* Tiếng Việt: Câu phủ định
* Nội dung:
Khai thác các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ để làm rõ:
- Nguyễn Du đã sử dụng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- Qua bức tranh ngoại cảnh, tác giả đã khắc họa tinh tế nỗi buồn của Kiều.
*Lưu ý
-Diễn đạt được song ý chưa sâu sắc, hoặc chỉ làm tốt ý 2: 2 điểm)
-Diễn xuôi ý thơ, còn mắc một vài lỗi diễn đạt: 1 điểm
-Chỉ làm tốt ý 2, còn ý 1 quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt: 0,75 điểm
-Chưa thể hiện được phần lớn số ý, hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém: 0,5 điểm
(Giáo viên căn cứ vào mức điểm trên để cho các điểm còn lại)
1,0đ
0,5đ
2,5đ
Phần II: ( 3 điểm)
Câu 1
( 0,5đ)
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
0,5đ
Câu 2
( 0,5đ)
- Phân tích đúng cấu tạo câu 0,25đ
- HS chỉ ra được đó là câu ghép 0,25đ
0,5đ
Câu 3
( 2 đ)
* Hình thức:
- Đoạn văn nghị luận xã hội
- Bố cục rõ ràng, liên kết chặt chẽ
* Nội dung: Suy nghĩ về ý kiến: Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi.
- Dẫn dắt, nêu vấn đề.
- Giải thích khái niệm học tập: Là quá trình tích lũy, rèn luyện, bồi đắp tri thức
- Giải thích vì sao muốn giỏi thì phải thường xuyên học tập
- Ý nghĩa: Cần phải có ý thức học tập, rèn luyện không ngừng để làm giàu vốn hiểu biết bản thân Cần biết sử dụng thời gian hợp lí, hiệu quả, tránh lãng phí.
- Mở rộng vấn đề:
+ Học tập cần có sự cân bằng với vui chơi giải trí.
+ Một số bạn chưa biết quý trọng thời gian, để thời gian trôi đi vô nghĩa (dẫn chứng: mải chơi, lười biếng, chủ quan không nỗ lực học hành)
- Liên hệ bản thân:
+ Ý thức đầy đủ về giá trị của thời gian để không lãng phí.
+ Nỗ lực học tập không ngừng
Lưu ý:
- Khuyến khích học sinh có những suy nghĩ riêng, tuy nhiên, phải trình bày hợp lí, thuyết phục.Phần liên hệ phải phù hợp, tránh lan man, hô khẩu hiệu.
- Không cho điểm những đoạn văn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực.
- Nếu đoạn văn dài hoặc ngắn quá so với yêu cầu hoặc viết thành nhiều đoạn trừ 0,5 điểm.
- Hs có thể diễn đạt khác nhưng cần đảm bảo ý cơ bản trong mạch ý đoạn văn. GV chấm có thể linh hoạt cho điểm.
0,5đ
1,5đ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
File đính kèm:
- 2_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_2.docx