Văn học Việt Nam hiện đại

NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 – 1975. TÌNH HÌNH VĂN HỌC VÀ THÀNH TỰU CỦA MỖI CHẶNG ĐƯỜNG:

 Theo Gs. Nguyễn Đăng Mạnh: VHVN 1945 – 1975 được ông chia làm 5 chặng đường phát triển (LS VHVN, tập 3, NXB. ĐHSP). Còn PGS. Nguyễn Văn Long trong Giáo trình VHVN HĐ, tập 2, NXB. ĐHSP. Thì ông chia VHVN 1945 – 1975 ra làm 3 chặng đường phát triển. Song, dù cách chia của hai ông tuy có khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được nội dung của từng chặng đường lịch sử phát triển , trưởng thành của văn học CM dân tộc. Nguyễn Văn Long làm 3 chặng đường phát triển, trong khi đó Nguyễn Đăng Mạnh, cũng từ nội dung đó chia làm 4 chặng đường, ở đây chưa kể là chặng đường thứ 5. Cách chia của Gs. Nguyễn Đăng Mạnh, tính ra và xét kĩ là cụ thể và dễ hiểu hơn. Riêng chặng đường thứ 5: VHVN sau 1975 thì Nguyễn Văn Long không hề đá động đến.

 Song, để trả lời vấn đề đặt ra này, tôi nghiên về cách chia của PGS. Nguyễn Văn Long (3 chặng đường) và tôi cũng từ những nội dung của các ông nêu lên rút ra thêm chặng đường thứ 4: VHVN sau 1975.

 

doc189 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Văn học Việt Nam hiện đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn học Việt Nam hiện đại. PHỤ LỤC Trang Chương 1 Khái quát VHVN GĐ 1945 – 1975 02 Chương 2 Văn học Việt Nam 1945 – 1954 06 ÄThực hành TÂY TIẾN ............... 08 Chương 3 Văn học Việt Nam 1955 – 1975 .. .. 15 Chương 4 Tố Hữu . 16 ÄThực hành VIỆT BẮC . 20 vThơ Tố Hữu 28 Chương 5 Chế Lan Viên 43 ÄThực hành TIẾNG HÁT CON TÀU . 45 vThơ Chế Lan Viên . .49 Chương 6 Huy Cận .. .78 vThơ Huy Cận . . . 87 Chương 7 Các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước 89 ÄThực hành HƠI ẤM Ổ RƠM (Nguyễn Duy ) 91 Chương 8 Tô Hoài . . . . 95 Chương 9 Nguyễn Khải 102 Chương 10 Nguyễn Thi .. . .. . 103 Chương 11 Văn học các vùng tạm chiến ở miền Nam trước 1975 . 106 Chương 13 Văn xuôi từ sau 1975 . 107 Chương 14 Thơ từ sau 1975 vGiới thiệu một số bài thơ từ sau 1975 . 109 Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ . 109 Thơ Nguyên Sa .. 112 Thơ Thu Buồn ... 113 Thơ Nguyễn Đức Mậu 115 Thơ Nguyễn Duy ... 116 Thơ Thanh Thảo 119 Thơ Trần Mạnh Hảo ... 120 Chương 15 Nguyễn Minh Châu . 121 Chương 16 Xuân Quỳnh 122 vThơ Xuân Quỳnh ... 125 K Bài cảm nhận về HƠI ẤM Ổ RƠM của Nguyễn Duy. K Các bài thực hành, Xemina tổ. Chương 1 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GĐ 1945 – 1975 ---------------------------------- NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 – 1975. TÌNH HÌNH VĂN HỌC VÀ THÀNH TỰU CỦA MỖI CHẶNG ĐƯỜNG: Theo Gs. Nguyễn Đăng Mạnh: VHVN 1945 – 1975 được ông chia làm 5 chặng đường phát triển (LS VHVN, tập 3, NXB. ĐHSP). Còn PGS. Nguyễn Văn Long trong Giáo trình VHVN HĐ, tập 2, NXB. ĐHSP. Thì ông chia VHVN 1945 – 1975 ra làm 3 chặng đường phát triển. Song, dù cách chia của hai ông tuy có khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được nội dung của từng chặng đường lịch sử phát triển , trưởng thành của văn học CM dân tộc. Nguyễn Văn Long làm 3 chặng đường phát triển, trong khi đó Nguyễn Đăng Mạnh, cũng từ nội dung đó chia làm 4 chặng đường, ở đây chưa kể là chặng đường thứ 5. Cách chia của Gs. Nguyễn Đăng Mạnh, tính ra và xét kĩ là cụ thể và dễ hiểu hơn. Riêng chặng đường thứ 5: VHVN sau 1975 thì Nguyễn Văn Long không hề đá động đến. Song, để trả lời vấn đề đặt ra này, tôi nghiên về cách chia của PGS. Nguyễn Văn Long (3 chặng đường) và tôi cũng từ những nội dung của các ông nêu lên rút ra thêm chặng đường thứ 4: VHVN sau 1975. I. VHVN 1945 – 1975 TRẢI QUA 4 CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN: 1. Chặng đường 1945 – 1954: (Kháng chiến chống Pháp): - Văn học trong những ngày đầu CM đã mau chóng tìm được nguồn cảm hứng mới, hướng vào thể hiện hiện thực mới, đó là cuộc hồi sinh kì diệu của đất nước và con người. Và trong đó có sự bùng dậy mạnh mẽ của cảm hứng lãng mạn CM. - Ngọn lửa kháng chiến bùng lên khắp đất nước sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) đã có sức thu hút đông đảo của những người cầm bút đến với các khu chieến khu và những làng quê kháng chiến. Đảng đã triệu tập đội văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất để chiến đấu và phục vụ cho CM và giành độc lập: a/ Chủ đề: Bao trùm nền văn học trong những ngày đầu đất nước giành độc lập là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng CM. Kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam Tiến; biểu dương những tấm gương vì nước quên mình. b/ Thể loại: - Truyện và kí: (thể tài mở rộng): những thể loại văn xuôi (chặng đường chống Pháp). - Thơ ca: + Tình yêu quê hương và lòng căm thù giặc. +Hình ảnh những con người trong kháng chiến. - Một số vở kịch và lí luận phê bình văn học. c/ Một số tác phẩm và tác giả tiêu biểu: (thành tựu: phần a/ b/ c/) ü Ngọn cờ đầu là Tố Hữu: Huế tháng tám, vui bất tuyệt, ü Xuân Diệu: Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông, ü Trần Mai Ninh: Tình sông núi,. ü Thâm Tâm; Mùa xuân mới, . ü Quang Dũng, Hoàng Cầm, NĐT, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông, ü Nam Cao, Hồ Phương, Thanh Tịnh, Kim Lân, Nguyễn Tuân, ü Trần Đăng, Tô Hoài, Hoàng Lộc, 2. Chặng đường 1955 – 1964: Chặng đường này thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ: XD CN xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phòng miền Nam thống nhất đất nước. - Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại, nhưng đất nước bị chia cắt. Miền Bắc đi lên XDCNXH, miền Nam lại phải tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nứơc; với căn cứ hậu phương miền Bắc vững mạnh - Ba hướng đề tài chính: tái hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc đấu tranh CM thời kì trước 1945, cuộc sống mới và CM XHCN ở miền Bắc cùng với cuộc đấu tranh ở miền Nam thống nhất đất nước. Nên văn học phát triển mạnh, xuất hiện nhiều cây bút mới, cùng với sự “hồi sinh” của phong trào “Thơ Mới”. a/ Chủ đề: Chặng đường XD CNXH ở MB và đấu tranh thống nhất đất nước. Vì vậy, văn học tập trung thể hiện hình ảnh những người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người. b/ Thể loại: phong phú, đa dạng và phát triển hơn trứơc. - Văn xuôi: + Đề tài kháng chiến chống Pháp: + Đề tài hiện thực đời sống trước CM. + Đề tài XD CNXH. à Truyện ngắn, kí, tùy bút, - Thơ ca: Nguồn cảm hứng trong gđ này là sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh. Thành tựu bước đầu của công cuộc XD CNXH. Sự hòa hợp giữa cái riêng và cái chung. - Kịch và phê bình cũng phát triển hơn so với trước c/ Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu: ( thành tựu: phần a/ b/ c/) ü Nguyên Ngọc: Đất nước đứng lên, ü Trần Dần: Người người lớp lớp, .. ü Phùng Quán, Bùi Đức Aùi, Lê Khâm, Phù Thăng, ü Đoàn giỏi: Đất rừng phương Nam, ü Nguyễn Huy Tưởng: Sống mãi với thủ đô, ü Tô Hoài: Mười năm, ü Nguyên Hồng, NĐT ( Vỡ bờ, bài thơ Hắc Hải,) ü Huy Cận: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài ca cuộc đời, ü Tế Hanh: Gửi miền Bắc, ü Tố Hữu: Gío lộng, ü Chế Lan Viên: Aùnh sáng av2 phù sa, ü Xuân Diệu: Riêng chung, ü Hòang Trung Thông: Những cánh buồm, 3 .Chặng đường từ 1964 – 1975: cả nước chống Mỹ. - Văn học gđ này hướng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, mạnh mẽ và thống nhất cao độ từ đề tài, chủ đề đến cảm hứng, giọng điệu, tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc, nân dân và người anh hùng; đồng thời mang tính chất sử thi nhưng lại phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của thời đại. Bao gồm cả VH MB và VH MN. - VH (văn học) thời kì này đã làm tốt nhiệm vụ: cổ vũ đấu tranh, nêu cao tinh thần, lí tưởng CN yêu nứơc và CN anh hùng, góp phần động viên nguồn sức mạnh tổng hợp của dân tộc cho kháng chiến và đi đến thắng lợi. a/ Chủ đề: VH bao trùm gđ này là đề cao lòng yêu nứơc và CN anh hùng CM. b/ Thể loại: - Truyện kí: Phát triển rất mạnh với những tác phẩm tiêu biểu: Người mẹ cầm súng, Hòn đất, Rừng xà nu, - Thơ ca: Những năm chống Mỹ cứu nứơc đạt nhiều thành tựu xuất sắc, thể hiện rõ khuynh hứơng mở rộng và đào sâu hiện thực. Đồng thời bổ sung, tăng cường chất suy tưởng chính luận. - Kịch chống Mỹ: Được nhiều tiếng vang lúc bấy giơ. - Nhiều công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình, có ù giá trị hơn cả là: Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, c/ Tác giả và tác phẩm tiêu biểu: (Thành tựu: phần a/ b/ c/): - Về truyện kí: (như nội dung trên) - Về thơ: ü Tố Hữu: Ra trận, Máu và hoa, ü CLV: Những ngày đáng giặc, ü Xuân Diệu: Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt, .. ü NĐT: Dòng sông xanh, Thơ trẻ trung, tinh nghịch, sôi nổi, thông minh: ü Chính Hữu: Đồng súng trăng treo, ü Phạm Tiến Duật: Vầng trăng và quầng lửa, ü Nguyễn Khoa Điềm: Mặt đường khát vọng, ü Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Nguyễn Mỹ, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, PTT. Nhàn, Lâm T. Mỹ Dạ, Ng. Đức Mậu, Ng. Nhuận Cầm, - Kịch: ü Xuân Quỳnh: Quê hương VN, Thời tiết ngày mai,.. ü Đào Hồng Cẩm: Đại đội trưởng của tôi. ü Vũ Dũng Minh: Đôi mắt, - Lí luận, phê bình: (như nội dung trên). 4. VHVNø sau 1975: - Đất nước thống nhất, độc lập. Cả nước XD CHXH. Đất nước đang đi lên CNXH phát triển và đổi mới. VH gđ này cũng có những đổi mới bước đầu. - Đề tài được nới rộng, đặc biệt là đi vào những mặt tiêu cực trong xh (kịch Lưu Quang Vũ),tiểu thuyết của Vũ Mạnh Tuấn. - Nhìn thẳng vào những tổn thắt nặng nề của chiến tranh. (Đất trắng của Ng. Trọng Oùanh). - Đề cập đến những bi kịch cá nhân (truyên ngắn của Ng. Minh Châu, Lê Lưu (Thời xa vắng), Ma Văn Kháng ( Mùa lá rụng trong vườn ), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Chu Lai (Aên mày dĩ vãng), Sau Đại hội Đảng lần VI, 1986: cột mốc thay đổi lớn trong văn học: Những cây bút tiêu cực ngày càng sôi nổi, tiên phong là phóng sự, điều tra: Cái đêm ấy đêm gì (P.G. Lộc), Câu chuyện ông vua lốp (Nhật Minh), Lời khai của bị can (T. Huy Quang), Người đàn bà quỳ (Trần Khắc), Như vậy, gđ VH thời kì này: về thơ có một số đổi mới về các tập thơ của các nhà thơ đáng được chú ý. Về văn xuôi đã đổi mới trong cách viết chuyển từ đề tài chiến tranh sang tiếp cận đời sống hiện thực, từ cái ta chung sang cái tôi riêng Công cuộc đổi mới (từ sau ĐH Đảng lần VI, 1986), về đầ tài, nội dung hiện thực, tư tưởng thẩm mĩ, thi pháp và phong cách. Nhà văn có cơ hội tìm tòi riêng trên cả nội dung và hiện thực. Còn về thành tựu thì vào những năm 90 của thế kỉ. Thành tựu: ÄĐổi mới về ý thức nghệ thuật: + Ý thức về quan niệm hiện thực: không phải là cái gì đơn giản, xuôi chiều. + Quan niệm về con người: Con người là 1 sinh thể phong phú, phức tạp, nhiều bí ẩn. + Nhà văn phải nhập cuộc bằng tư tưởng, tìm tòi sáng tạo, nhà văn còn phải đứng bình đẳng đối thoại với công chúng + Độc giả không là đối tượng để thuyết giáo mà là để giao lưu, đối thoại với nàh văn. + Ý thức cá nhân được thức tỉnh( hướng đi và phong cách riêng của mỗi nhà văn). ÄThể loại: + Văn xuôi: Thời gian đầu là phóng sự, kịch bản sân khấu phát triển mạnh do nhu cầu bức xúc chống tiêu cực. Về sau nghệ thuật được kết tinh ở truyện ngắn và tiểu thuyết: ü Ng. Minh Châu: Cỏ lau, Phiên chợ gát, Bến quê, Bức tranh, ü Ng. Khải: (truyện ngắn và tập truyện): Chút phận của đời, Hà Nội trong mắt tôi, ü Nguyễn Huy Hiệp: Tướng về hưu, Không có vua, Như những ngọn gió, ü Ma Văn Kháng: Đám cưới giả thú, Heo mây gió lộng, ü Lê Minh Khê: Bi kịch nhỏ, ü Ng. Khắc Tường: Mảnh đất lắm người nhiều ma, ü Bảo Ninh: Nỗi buồn chiến tranh, ü Dương Hướng: Bến không chồng, ü Chu Lai: Aên mày dĩ vãng, ü Nguyễn Trí Huân: Chim én bay, Nhiều truyện ngắn và dài được dư luận chú ý của Xuân Thiều, Hữu Mai, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, + Về thơ: ü Ngay sau chiến thắng mùa xuân 1975: phong trào viết trường ca ở các nhà thơ quân độ: Thanh Thảo và Hữu Thỉnh,.. ü Thế hệ các nhà văn trứơc CM: CLV: Tập thơ Di cảo thơ. ü Những cây bút thế hệ chống Mỹ tiếp tục viết đều: Thanh Thảo, Ý Nhi, Thu Bồn Xuân Quỳnh, ü Lớp nhà thơ sau 1975 rất đông đảo: Lê Thị Kim, Lê Thị Mây, + Nghệ thuật sân khấu: ü Nội dung về chiến tranh CM: của Hoài Giao, Đào Hồng Cẩm, Tất Đạt, ü Lịch sử: (thế mạnh sân khấu): Rừng trút (1978)_NĐT, NT ở Đông Quan (1979) )_NĐT. ü Xã hội: Lưu Quang Vũ: Hồn Trương Ba, da hàng thịt, ü Chèo: Bộ ba bài ca giữ nước của Tào Mạt (1986). + Lí luận, phê bình: đổi mới chậm hơn: ü Khỏang cuối những năm 80 của thế kỉ có nhiều cuộc tranh luận khá sôi nổi: VH - chính trị, VH – hiện thực, về cNhiện thực XHCB, ü Tiêu chí đánh giá thay đổi: coi trọng giá trị nhân văn, ý nghĩa nhân văn, chức năng thẩm mĩ của VH. ü Đánh giá cao vai trò sáng tạo và tính tích cực trong tiếp nhận VH. ü Nhiều phái lí luận VH phương Tây đã được dịch và giới thiệu. Lối phê bình xã hội dung tục mất hẳn. II. THÀNH TỰU VĂN HỌC VIỆT NAM (VHVN) 1945 – 1975: ( 3 chặng đường đầu ) 1. Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu và hi sinh của nhân dân. VH: tiếng kèn xung trận, tiếng trống giục quân. 2. Về mặt tư tưởng: VH đã tiếp nối và phát huy truyền thống tư tưởng lớn của VH dân tộc. Ä Truyền thống yêu nứơc và CN anh hùng: - Kháng chiến chống Pháp: Ca ngợi quê hương, đất nước: Việt Bắc (Tố Hữu); Cảnh rừng Việt Bắc, cảnh khuya (HCM), - Kháng chiến chống Mỹ: Hình ảnh đất nước, con người VN đẹp, kiên cường trong gian lao, vất vả, và phơi phới trong niềm viu chiến thắng. - Yêu nước phải hành động, chuyển thành CN anh hùng. Cả nước trở thnàh chiến sĩ. VH đã phản ánh thực tế cuộc sống đó. Ä Truyền thống nhân đạo: - Hướng về nhân dân lao động, diễn tã nổi khổ cùa họ dưới ách áp bức bất công trong xã hội cũ phát hiện những đức tính tốt đẹp, đặc biệt là khả năng CM của họ. (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài). - Ca ngợi vẽ đẹp con người trong lao động, trong cuộc sống XD CNXH: + Mùa lạc- Ng. Khải. + Tùy bút sông Đà- Ng. Tuân. - Khai thác về đời tư, đởi thường, quá khứ, thiên nhiên, tình yêu Tuy nhiên những riêng tư thầm kín ấy phải gắn liền với nhiệm vụ của người CM. + Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn. + Cuộc chia li màu đỏ: Ng. Mỹ, ] 3. Về mặt nghệ thuật: Ä Phát triển cân đối, toàn diện về thể loại, đặc biệt từ 4960: Truyện, kí, thơ, kịch, đủ loại. Ä Đạt chất lượng thẩm mĩ cao: Nhất là thơ trữ tình và truyện ngắn, bên cạnh là kí. @ Thời chống Pháp: - Thơ: HCM, Tố Hữu, Hoàng Cầm, Thôi Hữu, Chính Hữu, QD, Hữu Loan, NĐT, HT. Thông, - Văn xuôi: Kí của Trần Đăng, truyện ngắn (NC, Kim Lân, Tô Hoài, Hồ Phương), - Có sự phát triển mạnh mẽ về thơ và kịch nhưng có giá trị tuyên truyền nhất thời. @ 1958 – 1964: - Nhiều thể loại: Thơ, truyện ngắn, truyện vừa, bút kí, tùy bút, - Hồi sinh hàng loạt nhà thơ CM: XD, HC, CLV, Tế Hanh, .., - Văn xuôi: (nhiều thế hệ): Ng. Tuân, Tô Hoài, Ng. Huy Tưởng, @ 1965 – 1975: xúât hiện nhiều giọng điệu trẻ của một thế hệ mới: Thu Bồn, LAX, P. Tiến Duật, XQ, Ng. Khoa Điềm, Bằng việt, PTT. Nhàn, Thanh Thảo, Ä Kịch và lí kuận, phê bình: phát triển và có chất lượng. (nhưng thấp). ------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2 VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 – 1954 I. TÌNH HÌNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI VN 1945 – 1954 Trong quá trình 30 năm phát triển của văn học cách mạng (1945-1975), giai đoạn 1945-1954 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây vừa là thời kỳ mở đầu, đắp nền cho văn học mới vừa là bước chuyển tiếp lịch sử ghi nhận nhiều thay đổi triệt để và sâu sắc, từ quan niệm nghệ thuật cho tới thực tế sáng tác. Vượt qua những thử thách khắc nghiệt của hoàn cảnh chiến tranh, văn học chín năm kháng chiến chống Pháp đã khẳng định sự tồn tại và phát triển với tầm vóc xứng đáng. Tuy những thành tựu còn ở mức độ ban đầu nhưng đóng góp chính của nó là mang đến một sắc thái độc đáo, làm bừng lên khí thế mới chưa từng có trong đời sống văn học dân tộc.  --------------------------------             - Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước - kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hồ Chủ Tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ách nô lệ bị đập tan, con người Việt Nam được giải phóng; bừng lên một niềm hạnh phúc lớn lao đến thiêng liêng, như kết quả tất yếu từ khát vọng tự do và quyết tâm cứu nước của cả dân tộc.             - Nhưng chính quyền cách mạng non trẻ, ngay lúc đó, đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn trên tất cả các phương diện của đời sống. Nền kinh tế hầu như kiệt quệ với hệ thống kho tàng trống rỗng, nông nghiệp lạc hậu, mất mùa vì lũ lụt ; các ngành công thương nghiệp, thủ công nghiệp bị đình đốn hoặc phá sản. (Hậu quả thảm khốc là nạn đói xảy ra, làm chết hơn hai triệu người, ngót 1/10 dân số nước ta bấy giờ). Trình độ dân trí, văn hóa giáo dục thấp kém với hơn 80% dân số mù chữ. Cùng lúc, các thế lực thù trong giặc ngoài lăm le chờ thời cơ để gây rối, hòng làm suy yếu và lật đổ nhà nước Cách mạng. Ðược Anh mở  đường, thực dân Pháp trở lại gây căng thẳng ở Nam Bộ. Quân Tưởng Giới Thạch kéo vào miền Bắc. Trong nước, các tổ chức Việt Nam cách mệnh đồng minh của Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) và Việt Nam quốc dân đảng của Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam (Việt Quốc) núp bóng quân Tưởng, bất hợp tác với Cách mạng, liên tục quấy phá ; lớp địa chủ, tư sản cũng ngóc dậy, ngấm ngầm chống đối.             - Vượt qua mọi khó khăn, chính quyền dân chủ nhân dân không những được giữ vững mà còn ngày càng củng cố, mạnh mẽ hơn. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Ðảng và Hồ Chủ Tịch, bằng nhiều biện pháp kịp thời nhân dân ta đã chặn đứng nạn đói, phát động một cao trào bình dân học vụ diệt giặc dốt và phong trào tình nguyện nhập ngũ để bảo vệ nhà nước Cách mạng, bảo vệ sự toàn vẹn của tổ quốc. Ngày 6-1-1946, quốc hội đầu tiên được bầu qua tổng tuyển cử. Hiếp pháp được công bố. Những thế lực thù địch lần lượt bị khuất phục bằng chính sách ngoại giao kiên quyết về nguyên tắc nhưng uyển chuyển về sách lược của ta : hai trăm ngàn quân Tưởng Giới Thạch phải rút về nước kéo theo sự tán loạn của bọn phản động tay sai ; hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) giúp nhân dân tranh thủ được thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng đương đầu lâu dài với thực dân Pháp.             - Khi mọi biện pháp ngoại giao không còn hiệu quả trước dã tâm của Pháp nhằm áp đặt chế độ thuộc địa lên nước ta một lần nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Ðáp lời kêu gọi ngày 19-12-1946 của Hồ Chủ Tịch, cả đất nước đã đứng lên, vừa đánh giặc vừa củng cố lực lượng, huy động sức mạnh dân tộc không chỉ ở hiện tại mà cả từ truyền thống quật khởi bốn nghìn năm.             - Từ năm 1947, liên tiếp những chiến thắng quan trọng đã làm thay đổi cục diện, tương quan lực lượng giữa ta và địch : chiến thắng Việt Bắc thu đông (1947) chặn đứng sức tiến công của giặc, chuyển cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang cầm cự ; chiến thắng Biên giới (1950) phá vỡ thế phong tỏa, mở đường thông với phe xã hội chủ nghĩa ; chiến thắng Hòa Bình (1952) mở rộng vùng giải phóng,... Cuối cùng, chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) làm lịm tắt ý đồ xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải chấp nhận thương lượng và ký kết hiệp định Giơnevơ về Ðông Dương (20-7-1954).             Cuộc kháng chiến chín năm đã kết thúc thắng lợi. Một nửa nước được giải phóng. Chính quyền kiểu mới ở các cấp từng bước được củng cố. Tổ chức Ðảng vững mạnh hơn nhiều. Ðại hội Ðảng lần 2 (1951) xác định đúng đắn đường lối cho kháng chiến. Năm 1953, Hồ Chủ Tịch ra sắc lệnh giảm tô và cải cách ruộng đất. Tuy có nơi có lúc còn cực đoan, thái quá nhưng về cơ bản cuộc Cách mạng phản phong này đã thực sự giải phóng đất đai và người nông dân, thủ tiêu triệt để quan hệ sản xuất cũ, đem lại cho kháng chiến một động lực mạnh mẽ. Nền kinh tế tự túc đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân trong kháng chiến.             - Trong hoàn cảnh chiến tranh hết sức khó khăn, văn hóa giáo dục vẫn không ngừng được nâng cao. Nạn mù chữ cơ bản được thanh toán (phổ cập cấp 1 trong toàn dân). Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức giảng dạy trong tất cả các cấp học. Một số trường Ðại học được mở ra để đào tạo nhân tài cho đất nước (y khoa, sư phạm)...             Tất cả những phương diện của tình hình lịch sử - xã hội nêu trên đã có ảnh hưởng trực tiếp, tạo nên những thuận lợi và khó khăn riêng cho sự phát triển, quyết định diện mạo của văn học giai đoạn này.  II. ĐƯỜNG LỐI VĂN NGHỆ CỦA ĐẢNG - Đảng đã triệu tậpĐH văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất, thành lập hội văn nghệ Việt Nam với cơ quan ngôn luận là “Tạp chí Văn nghệ”, xb ở Việt Bắc. - Hội Văn nghệ Việt Nam mở hội nghị tranh luận văn nghệ tại Việt bắc- 1949, với 3 phiên tranh luận hấu, thơ và cách mạng hiện thực. Đã thúc đẩy hoạt động phê bình, lí lậun văn học kháng chiến và đời sống văn học và ở nhiều địa phương. - Sau khi hội văn nghệ ra đời, ở các địa phương cũng lần lượt thành lập chi hội văn nghệ, tập hợp lực lượng và thúc đẩy sáng tác ở các liên khu. - Xác định lập trường nhân dân cho người viết. “Nhân dân là bể – Văn nghệ là thuyền – Thuyền xô sóng dậy- Sóng đẩy thuyền lên”. - Khai thác chỗ mạnh truyền thống: tinh thần chủ đạo, nhân đạo, dân tộc và kết hợp với hiện đại. - Phát triển trên sự sáng tạo và tiếp thu tinh hoa văn nghệ của các dân tộc anh em. THỰC HÀNH: GIẢNG VĂN : TÂY TIẾN – QUANG DŨNG ----------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3 VĂN HỌC VIỆT NAM 1955 - 1975 TÌNH HÌNH LỊCH SỬ – XÃ HỘI VN GIAI ĐOẠN 1955- 1975: ******* ÄỞ miền Bắc, cuộc sống mới xây dựng chủ nghĩa xã hội còn không ít những gian truân, thử thách, nhưng từ trong cuộc sống đó các nhà văn luôn giữ được niềm tin vào chế độ và nhận thấy “ngày mai đã đến từng giây từng giờ”. Trên cơ sở đó, họ có được cách nhìn, cách khám phá mới mẻ để nhận thức sâu sắc hơn về Tổ quốc, dân tộc. Thực tại đời sống phong phú, đa dạng có nhiều biến chuyển gắn liền với những sự kiện trọng đại đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ để viết nên nhiều tác phẩm có ý nghĩa cho đời. So với thới kì 1946 - 1954, ở vào thời kì này, các nhà văn có nhiều thuận lợi hơn trong việc học tập, kế thừa và phát huy những tinh hoa của văn học nhân loại, cũng như trao đổi, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sáng tác. Sự ra đời của Hội Nhà văn đã tập hợp được một lực lượng sáng tác đông đảo, tài năng, tâm huyết, đồng thời mở ra vận hội mới cho nhà văn trên con đường sáng tạo.  Ở miền Nam, trong đau thương và chiến đấu, đồng bào miền Nam vẫn ngời sáng những phẩm chất cao đẹp, giữ trọn nghĩa tình, thủy chung, luôn khao khát một cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, mong muốn tự biểu hiện và khẳng định mình trong gian khổ, hi sinh. Hoàn cảnh đó đã khơi nguồn cảm hứng lớn và góp phần tạo nên sức vang vọng sâu bền cho những lời thơ, áng văn. Mặt khác, với sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng và Hội Văn nghệ giải phóng, văn nghệ sĩ được tập hợp, củng cố để tạo nên một đội ngũ vững mạnh, vừa cầm súng vừa cầm bút. Họ sớm chiếm lĩnh, khám phá được hiện thực cuộc sống để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị lớn, phản ảnh kịp thời đời sống chiến đấu của đồng bào miền Nam. Từ năm 1965 đến năm 1975, cả nước có chiến tranh. Các nhà văn đã nhanh chóng có mặt ở nhữ

File đính kèm:

  • docVHVNHD.doc