Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh

 - Phát hiện những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Việt.

 - Bước đầu khắc phục những lỗi mắc phải.

 - Có thái độ cẩn trọng khi nói và viết bằng tiếng Việt.

B.CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ:

 - Sách tham khảo “Chủ đề tự chọn theo chương trình chuẩn”.

 - Giáo án GV.

 - Bài soạn của HS.

C.NỘI DUNG:

 1. Lỗi về phát âm và chữ viết:

 - Lỗi do nói hoặc viết theo sự phát âm của địa phương hoặc của cá nhân :

 

doc25 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: TIẾT: NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh - Phát hiện những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Việt. - Bước đầu khắc phục những lỗi mắc phải. - Có thái độ cẩn trọng khi nói và viết bằng tiếng Việt. B.CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: - Sách tham khảo “Chủ đề tự chọn theo chương trình chuẩn”. - Giáo án GV. - Bài soạn của HS. C.NỘI DUNG: 1. Lỗi về phát âm và chữ viết: - Lỗi do nói hoặc viết theo sự phát âm của địa phương hoặc của cá nhân : Đúng Sai Đúng Sai Đúng Sai lo lắng no nắng làn gió làng gióù sục sôi xục xôi bát ngát bác ngác trống trải trống trãi - Lỗi do viết không đúng những quy định về chữ viết hiện hành : Viết sai quy tắc chính tả Nghành nghề, ôm gì Viết sai tên riêng Hà nội, Thành phố hồ chí minh Viết sai quy tắc phiên âm Anh xtanh, thủ đô Pa ri * Học sinh trình bày những lỗi thường gặp trong phát âm và chữ viết khi sử dụng tiếng Việt và nhận biết những chỗ sai trong ví dụ, phân tích nguyên nhân vì sao sai và sai về phương diện nào? 2. Lỗi về từ : Dùng từ sai hình thức âm thanh tư duy --> tư di. Dùng từ sai nghĩa Tên trộm rất ngoan cường khi không chịu nhận tội. Dùng từ sai cấu tạo ngữ pháp Nghe tiếng gõ cửa, lão thân chinh ra mở cửa. Dùng từ sai đặc điểm ngữ pháp Tóc mẹ em có nhiều nếp nhăn. * Học sinh trình bày những lỗi thường gặp trong việc dùng từ và nhận biết những chỗ sai trong ví dụ, phân tích nguyên nhân vì sao sai và sai về phương diện nào? 3. Lỗi về câu: Lỗi chập cấu trúc Qua tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã cho thấy nỗi khổ của người nông dân trong những ngày sưu thuế Lỗi sử dụng sai về nội dung, ý nghĩa Mới chín tuổi, mẹ mất để lại Mao một mình trên đời. Lỗi sử dụng dấu câu sai Ngoài trời mưa gió lớn. * Học sinh trình bày những lỗi thường gặp khi đặt câu và nhận biết những chỗ sai trong ví dụ, phân tích nguyên nhân vì sao sai và sai về phương diện nào? 4. Lỗi về đoạn, văn bản: Các câu trong đoạn, các đoạïn trong văn bản rời rạc, không tập trung làm rõ chủ đề. * Học sinh tìm những ví dụ làm sáng tỏ vấn đề này. 5. Lỗi về phong cách chức năng: Sử dụng từ không đúng phong cách à Thuý Kiều đẹp không thể tưởng tượng nổi. * Học sinh phân tích chỗ sai trong ví dụ và tìm thêm những ví dụ khác. D.TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG ĐÃ NGHIÊN CỨU Ở TRÊN: Trong quá trình nói và viết, chúng ta rất dễ dàng phạm vào một trong những lỗi về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu. Chúng ta phải khắc phục dần những thói quen phát âm địa phương và dùng từ cẩu thả để có thể nói và viết một cách rõ ràng, dễ hiểu, không sai cấu tạo và ngữ nghĩa trong lời nói. TUẦN: TIẾT: THỰC HÀNH SỬA LỖI PHÁT ÂM VÀ CHỮ VIẾT A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh - Nhận biết và sửa lỗi phát âm và chữ viết trong quá trình giao tiếp và làm bài. - Thấy được tác dụng của việc phát âm và viết đúng. B.CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: - Sách tham khảo “ Chủ đề tự chọn theo chương trình chuẩn ”. - Giáo án GV. - Bài soạn của HS. C.NỘI DUNG: 1. Phân tích và sửa lỗi về phát âm: Chữ viết sai Lí do sai Sửa lỗi Tranh dành, dọng điệu, uống riệu, dận hờn, gắc gối, chung ương, xẳn xàng, dui dẻ sai phụ âm đầu. Tranh giành, giọng điệu, giận hờn, rắc rối, trung ương, sẳn sàng, vui vẻ kiêng quyết, giang nang, cần thiếc sai phụ âm cuối. Kiên quyết, gian nan, cần thiết cảm đọng, góc cây, bặp bẹ sai nguyên âm. Cảm động, gốc cây, bập bẹ Học sinh phát âm lại cho thật đúng những từ trên: Kết hợp sửa lỗi phát âm trong quá trình giao tiếp. 2. Phân tích và sửa lỗi về chữ viết: Chữ viết sai Lí do sai Sửa lỗi Lãng mạng, nhã nhặng, hoàng lương Sai phụ âm cuối lãng mạn, nhã nhặn, hoàn lương. Đã thương, trãi qua, bẫn thĩu, chặt chẻ, nghĩ ngơi Sai thanh đả thương, trải qua, bẩn thỉu, chặt chẽ, nghỉ ngơi. Giặc giũ, việt làm, đặt biệt Sai phụ âm cuối giặt giũ, việc làm, đặc biệt . Dành dựt, trán nản, dao dịch Sai phụ âm đầu giành giựt, chán nản, giao dịch. Ngênh ngang, nghỉ nghơi, ngô ngê, bàn gế Sai quy tắc chính tả nghênh ngang, nghỉ ngơi, nghô nghê, bàn ghế Sông Đồng nai, Thành – phố – Hồ – Chí – Minh , InDoNêXiA, Tản đà Sai quy tắc Sông Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, In-do-nê-xi-a, Tản Đà. Học sinh tiến hành sửa lỗi: Học sinh tự khắc phục lỗi về chữ viết trong những bài làm văn của mình. D.TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG ĐÃ NGHIÊN CỨU Ở TRÊN: Để không mắc phải những lỗi về phát âm và chữ viết, cần phải nắm vững quy tắc chữ viết tiếng Việt đồng thời khắc phục những kiểu phát âm theo tiếng địa phương. TUẦN: TIẾT: NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP VIẾT CÂU VÀ ĐOẠN A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh - Thấy được những lỗi về cách đặt câu, viết đoạn. - Sửa được những lỗi về câu, đoạn. - Rèn luyện cách viết câu, đoạn đúng theo chuẩn mực sử dụng tiếng Việt. B.CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: - Sách tham khảo “ Chủ đề tự chọn theo chương trình chuẩn ”. - Giáo án GV. - Bài soạn của HS. C.NỘI DUNG: 1. Lỗi về câu: - Lỗi chập cấu trúc: * Ví dụ: + Qua một thời gian đã cho ta thấy sự thật của câu chuyện. + Trong một ngày ma øchỉ làm xong có hai bài toán. + Đọc tác phẩm này khiến người đọc không khỏi chạnh lòng nhớ quê hương. + Với tác phẩm “Chí phèo” đã làm cho tên tuổi Nam Cao nổi tiếng trong làng văn nghệ. - Lỗi sai quan hệ ngữ nghĩa: * Ví dụ: + Ngòi bút của ông chú trọng vào việc giải phóng dân tộc nên thơ văn của ông có một kịch tính rất cao. + Mới chín tuổi, mẹ qua đời để Mao ở lại một mình. + Năm học vừa qua đạt rất nhiều thành tựu. - Lỗi khuyết các thành phần chính trong câu: * Ví dụ: + Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc Việt Nam. + Còn cơ hội thì cố gắng mà giữ lấy. + Có một người phụ nữ vừa bước ra khỏi cổng. - Lỗi sử dụng không đúng dấu câu (hoặc không dùng dấu câu) à hiểu sai nghĩa của câu. * Ví dụ: + Ai quét lớp. + Con người ai mà không chết? + Học sinh nhắc lại những lỗi về câu, đoạn và tiến hành sửa lỗi à rút kinh nghiệm cho bản thân 2.Lỗi về đoạn: - Các câu trong đoạn rời rạc, không tập trung làm rõ chủ đề của đoạn. - Các câu trong đoạn triển khai lệch lạc nội dung chủ đề. + Học sinh viết một đoạn văn ngắn về một chủ đề nào đó ( môi trường, dân số, an toàn giao thông, quan hệ bạn bè ) à tiến hành sửa lỗi viết đoạn. D.TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG ĐÃ NGHIÊN CỨU Ở TRÊN: Câu cần viết rõ ràng, đầy đủ các thành phần chính, quan hệ đúng về nghĩa và sử dụng đúng dấu câu. Khi viết đoạn, cần tập trung làm rõ nội dung chủ đề à các câu phải liên kết chặt chẽ, tổ chức theo một kết cấu mạch lạc. TUẦN: TIẾT: THỰC HÀNH SỬA CHỮA CÂU ĐOẠN SAI CHO ĐÚNG A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh - Nhận biết nguyên nhân sai khi viết câu, đoạn. - Sửa chữa câu, đoạn sai à đúng. - Khắc phục, hạn chế những lỗi sai về câu, đoạn. B.CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: - Sách tham khảo “ Chủ đề tự chọn theo chương trình chuẩn ”. - Giáo án GV. - Bài soạn của HS. C.NỘI DUNG: 1. Thực hành sửa lỗi về câu: Lỗi chập cấu trúc. a. - Con người ai cũng phải chết. - Với sự hiểu biết của mình đã làm cho cô ấy thành công trong công việc. - Đọc xong thư này không thể không trả lời. + Con người đến lúc nào đó cũng phải chết. + Sự hiểu biết của bản thân giúp cô ấy thành công trong công công việc. + Đọc xong thư này, tôi không thể không trả lời. b. - Tóc mẹ em có nhiều nếp nhăn. - Cô ấy sống trong tình thương của cha mẹ nên tiêu xài rất phung phí. - Mới chín tuổi, mẹ không còn nữa để Mao trơ trọi một mình. Lỗi quan hệ ngữ nghĩa chưa phù hợp. + Tóc mẹ em có nhiều sợi bạc. + Mẹ mất khi Mao mới chín tuổi, cậu phải sống trơ trọi một mình. + Cô ấy sống trong tình thương của cha mẹ nên rất ỷ lại. c. - Nhà chị Lan. - Có một người vừa bước ra khỏi nhà. - Anh em trong nhà. - Nguyễn Trãi – danh nhân văn hoá thế giới. Lỗi không phân định được các thành phần chính trong câu. + Nhà chị Lan trồng rất nhiều hoa. + Tôi thấy có một người vừa bước ra khỏi nhà. + Anh em trong nhà phải biết yêu thương nhau. + Nguyễn Trãi là danh nhân văn hoía thế giới. 2. Lỗi về đoạn: HS trình bày đoạn văn viết theo chủ đề tự chọn và cùng Gv sửa lỗi các câu trong văn bản không tập trung làm rõ chủ đề hoặc kết cấu không mạch lạc. D.TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG ĐÃ NGHIÊN CỨU Ở TRÊN: Khi viết câu, chú ý xem xét đầy đủ các thành phần chính trong câu, đồng thời xem xét quan hệ ý nghĩa của câu và không để câu bị chập cấu trúc. Khi tiến hành viết một đoạn văn, chú ý khái quát nội dung đoạn văn bằng một câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung làm rõ chủ đề ấy. TUẦN: TIẾT: NHỮNG LỖI DIỄN ĐẠT TRONG VIỆC VIẾT VĂN BẢN A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh - Nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi thường mắc phải khi viết văn. - Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn, để hoàn thiện và nâng cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn. - Thận trọng khi viết văn, có ý thức diễn đạt đúng và phù hợp khi viết văn. B.CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: - Sách tham khảo “ Chủ đề tự chọn theo chương trình chuẩn ”. - Giáo án GV. - Bài soạn của HS. C.NỘI DUNG: 1.Một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài văn: a. Diễn đạt trong sáng, gãy gọn. b. Diễn đạt chặt chẽ, nhất quán, không mâu thuẫn, c. Diễn đạt ngắn gọn, giản dị, tránh cầu kì, sáo rỗng. d. Diễn đạt phù hợp với phong cách ngôn ngữ của bài văn. * Học sinh phát biểu dựa trên bài sửa số 1. 2. Một số lỗi mắc phải trong quá trình diễn đạt: a. Diễn đạt tối nghĩa, quan hệ ý nghĩa không rõ ràng, mạch lạc. Gia đình tan nát, bọn sai nha hoành hành, hách dịch bắt Vương ông, vơ vét của cải, Nguyễn Du đã vạch trần bộ mặt đen tối của XHPK chỉ biết chạy theo đồng tiền. b. Diễn đạt dài dòng, lủng củng. Thơ văn Nguyễn Du thể hiện rất rõ tấm lòng nhân đạo của ông, những gì được thể hiện trong thơ văn ông đã chứng minh được điều đó: ND rất yêu thương con người, căm ghét thế lực chà đạp con người c. Diễn đạt mâu thuẫn, không nhất quán. Đêm không trăng, mọi người cảm nhận cái u tịch của cảnh. Cô gái nhìn ra sân, thấy giọt sương đêm đọng trên ngọn cỏ mà chạnh lòng cho số phận. d. Diễn đạt không đúng quan hệ lập luận. Quan lại tham lam, bóc lột nhân dân đến cạn cùng. Chính vì thế mà tên quan xử kiện đã bắt cha và em của Kiều sau khi vơ vét sạch của cải. e. Diễn đạt rời rạc, đứt mạch, thiếu liên kết. Nhân vật Lão Hạc của NCao thật đáng thương và đáng trân trọng. Lão không nỡ giết chết con chó của mình. Lão nhịn ăn để chừa lại những đồng bạc còn lại cho con trai. N/ vật Chí Phèo của NCao cũng rất đáng thương. g. Diễn đạt trùng lặp. Cảnh vật mùa thu trong thơ của Nguyễn Khuyến rất buồn , mọi vật đều buồn từ sự cảm nhận của tác giả. Nỗi buồn thấm sâu vào cảnh. h. Diễn đạt sáo rỗng. Nền văn học Việt Nam có những thành tựu đặc sắc. Nội dung và nghệ thuật qua các thời kì văn học là một thành quả sáng tạo của dân tộc. Nền văn học đậm đà bản sắc dân tộc. i. Diễn đạt vụng về, thô thiển. Nguyễn Du đã nhấn vào lòng người đọc bộ mặt khốn nạn của XHPK. XHPK đã bị ND tạt vào những ca nước lạnh khi nói về chúng. k. Diễn đạt không phù hợp phong cách. Thuý Kiều đẹp lắm, đến cả hoa mà còn tức với sắc đẹp của Kiều. D.TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG ĐÃ NGHIÊN CỨU Ở TRÊN: Những lỗi mắc phải về mặt diễn đạt thường thấy là diễn đạt không rõ nghĩa, diễn đạt sáo rỗng, diễn đạt vụng về, lủng củng, mâu thuẫn, không phù hợp phong cách. TUẦN: TIẾT: THỰC HÀNH SỬA LỖI DIỄN ĐẠT KHI VIẾT BÀI VĂN A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh - Nhận biết lỗi trong diễn đạt. - Có thể sửa được lỗi diễn đạt một cách hiệu quả. B.CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: - Sách tham khảo “ Chủ đề tự chọn theo chương trình chuẩn ”. - Giáo án GV. - Bài soạn của HS. - Bảng phụ. C.NỘI DUNG: * Luyện tập: 1. Phân tích và chữa lỗi cho diễn đạt trong những câu sau: a. Gia đình tan nát, bọn sai nha hoành hành, hách dịch bắt Vương ông, vơ vét của cải, Nguyễn Du đã vạch trần bộ mặt đen tối của XHPK chỉ biết chạy theo đồng tiền. b. Đêm không trăng, mọi người cảm nhận cái u tịch của cảnh. Cô gái nhìn ra sân, thấy giọt sương đêm đọng trên ngọn cỏ mà chạnh lòng cho số phận. c. Quan lại tham lam, bóc lột nhân dân đến cạn cùng. Chính vì thế mà tên quan xử kiện đã bắt cha và em của Kiều sau khi vơ vét sạch của cải. d. Nhân vật Lão Hạc của Nam cao thật đáng thương và đáng trân trọng. Lão không nỡ giết chết con chó của mình. Lão nhịn ăn để chừa lại những đồng bạc còn lại cho con trai. Nhân vật Chí Phèo của Nam Cao cũng rất đáng thương. e. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù. Dù không thấy đường nhưng ông đã tái hiện lại một đất nước đau thương dưói gót giày của quân xâm lược qua ngòi bút của mình. Lỗi sai Sửa lỗi a. Diễn đạt tối nghĩa Gia đình Kiều tan nát vì bị bọn sai nha hoành hành, hách dịch đã vơ vét của cải và còn bắt Vương ông giam cầm khổ sở. Qua hành động vô lương tâm của bọn sai nha, Nguyễn Du đã vạch trần bộ mặt đen tối của XHPK chỉ biết chạy theo đồng tiền. b. Diễn đạt mâu thuẫn Đêm không trăng, cảnh vật im lìm, mọi người cảm nhận cái u tịch của đất trời.Cô gái nhìn ra sân, ánh đèn trong nhà hắt ra sân, dù không sáng lắm nhưng đủ để cô nhận thấy giọt sương đêm đọng trên ngọn cỏ trước sân nhà. Hình ảnh đó làm cô chạnh thương cho số phận bọt bèo của mình. c. Diễn đạt không đúng quan hệ lập luận Qua lại tham lam ra sức bóc lột nhân dân để kiếm lợi cho mình. Tên quan xử kiện đã bắt cha và em của Kiều để đòi tiền chuộc, còn những tên quan sai thì thừa dịp vơ vét của cải của gia đình Kiều cho thoả lòng tham. d. Diễn đạt rời rạc, thiếu liên kết Những nhân vật của NCao đều rất đáng thương. Lão Hạc vì muốn giữ lại cho con trai những đồng bạc cuối cùng còn lại mà quyết định chọn cho mình một cái chết hèn hạ nhưng thật đáng trân trọng. Còn Chí Phèo thì bị chế độ thực dân nửa phong kiến ở nông thôn vùi dập đi bản chất hiền lành vốn có của mình khiến Chí vốn là một con người nhưng không được sống như một con người. e. Diễn đạt lặp ý Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù. Ông cảm nhận và tái hiện sự đau thương của nước nhà bằng tấm lòng của một con người yêu nước và bằng ngòi bút đầy nhiệt huyết của mình. 2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “ Hai vợ chồng Vương viên ngoại có ba người con là Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan hai người con gái có nhan sắc vẹn toàn trong lần đi tảo mộ Thuý Kiều gặp Kim Trọng một người bạn của Vương Quan.” * Để đoạn văn trên rõ ràng, trong sáng thì cần phải thêm dấu câu như thế nào cho phù hợp? “ Hai vợ chồng Vương viên ngoại có ba người con là TKiều, TVân và VQuan. Hai người con gái có nhan sắc vẹn toàn.Trong lần đi tảo mộ TKiều gặp KTrọng ,một người bạn của Vương Quan.” 3. Phân tích việc dùng quan hệ từ trong các câu sau và sửa lỗi : a. Vì thế, trong một số truờng học, để giúp cho hs hiểu biết về luật giao thông nên bằng nhiều biện pháp hướng dẫn cho học sinh, sinh viên. a. Vì thế, trong một số trường học, để giúp cho hs hiểu biết về luật giao thông, nhà trường đưa ra nhiều biện pháp hướng dẫn hs, s/viên thực hiện. b. Tỉ lệ người dân sống trong thành phố lớn dễ bị bệnh bởi không khí ô nhiễm hơn người dân sống ở vùng nông thôn, vì ở nông thôn không khí ít ô nhiễm vì có ít nhà máy và xe cộ. b. Tỉ lệ người dân sống trong thành phố dễ mắc bệnh hơn người dân sống vùng nông thôn do không khí ở thành phố bị ô nhiễm từ các chất thải ở nhà máy và xe cộ. D.TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG ĐÃ NGHIÊN CỨU Ở TRÊN: Mỗi cá nhân học sinh đều mắc vào những lỗi diễn đạt trong việc viết văn. Trong quá trình diễn đạt, chú ý sử dụng dấu câu và quan hệ từ cũng như từ liên kết cho hợp lí à câu văn trong sáng, dễ hiểu về nội dung và rõ ràng về cấu trúc ngữ pháp. TUẦN: TIẾT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VHDG QUA CÁC TP TRONG CHƯƠNG TRÌNH A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh - Nắm vững những kiến thức về văn học dân gian như đặc trưng, thể loại, nội dung - nắm vững những đặc trưng cơ bản của từng thể loại văn học dân gian. - Biết dựa vào đặc trưng thể loại để phân tích một tác phẩm văn học dân gian thuộc thể loại đó. B.CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: - Sách GV, Sách GK, các tài liệu tham khảo khác. - Giáo án GV, bài soạn của HS. C. NỘI DUNG: 1. Tác phẩm văn học bình dân: a. Văn học dân gian: văn học bình dân - văn học hát - văn học truyền miệng : là s/tác của nd lđộng. b. Đặc trưng: - Tính tập thể - Tính truyền miệng à tính vô danh, tính dị bản. - Tính sinh hoạt 2. Đặc điểm chính của một số thể loại VHDG đã học trong chương trình lớp 10: Thể loại Khái niệm Đặc điểm cơ bản Sử thi SGK – Bài khái quát - Qua cuộc đời và chiến công của những người anh hùng, thể hiện sức mạnh và khát vọng của cộng đồng và thời đại. - Ngôn ngữ trang trọng, giàu nhịp điệu, hình ảnh; sử dụng nhiều phép ss, phóng đại đạt hiệu quả thẩm mĩ cao, đậm đà màu sắc dtộc. Truyền thuyết SGK – Bài khái quát - đề cập đến bài học lịch sử của đất nước và cách xử lý của cộng đồng người Việt. - Hình tượng nhân vật, cốt truyện có những yếu tố hư cấu nhưng vẫn đảm bảo được phần cốt lõi lịch sử. Truyện cổ tích SGK – Bài khái quát - Chứa đựng triết lí dân gian “cái thiện cuối cùng chiến thắng cái ác”, con người hiền lành cuối cùng sẽ được hạnh phúc. - CTTK có sự xuất hiện của yếu tố siêu nhiên vào tiến trình phát triển của câu chuyện. Truyện cười SGK – Bài khái quát - PP những thói hư tật xấu của những lớp người trên trong XH cũ. - Các tình huống trong truyện liên kết chặt chẽ, khai thác yếu tố trái tự nhiên à gây cười. Ca dao SGK – Bài khái quát - Nội dung cảm xúc thường là nỗi niềm chua xót đắng cay khi người bình dân nghĩ về số phận và cảnh ngộ của mình, đồng thời là tình cảm yêu thương, chung thuỷ trong mối quan hệ với quê hương, gia đình, bạn bè, tình yêu và còn là tiếng cười lạc quan, yêu đời của họ. - Những cảm xúc trên được diễn tả một cách chân thành, tinh tế và kín đáo bằng những hình ảnh ẩn dụ, ssánh ví von và lối diễn đạt thông minh. 3. Nội dung chính của VHDG: a. Phản ánh chân thực cuộc sống lao động, chiến đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc. * Ví dụ: Truyện An Dương Vương, Thánh Gióng b. Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của nhân dân. * Ví dụ: - “Con Vua thì lại làm Vua Con sãi ở chùa thì quét lá đa Bao giờ dân nổi can qua Con Vua thất thế lại ra quét chùa”. - “ Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian sự thường”. - “ Ba đồng một mớ đàn ông Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha Ba trăm một mụ đàn bà Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi”. - “ Trai mà chi, gái mà chi Sinh ra có ngãi có nghì thì thôi”. - “ Kinh đô cũng có người rồ Thôn quê cũng có sinh đồ trạng nguyên”. c. Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân (yêu đời, lạc quan, yêu cái thiện, cái đẹp, ghét cái ác, cái xấu, sống tình nghĩa, thuỷ chung ) * Ví dụ: - “ Muối ba năm muối hãy còn mặn ”. - “ Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”. - “ Người về ta chẳng cho về Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ Câu thơ năm bảy câu thơ Câu đợi, câu chờ, câu nhớ, câu thương”. - “ Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người”. - “ Có chồng bớt áo thay quay Bớt màu trang điểm kẻo trai nó lầm”. - “ Ai kêu ai hú bên sông Tôi đang sắm sửa cho chồng xuống ghe Chồng xuống ghe quạt che tay ngoắt Cất mái chèo ruột thắt từng cơn”. - “ Vợ chồng đầu tựa má kề Làm sao mà nỡ mà về cho can Hồ về chân lại đá ngang Làm sao cho nỡ cho đang mà về”. - Truyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Ăn khế trả vàng . d. Tổng kết tri thức, kinh nghiệm của nhân dân về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ với con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân. * Ví dụ: - “ Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa”. - “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. - “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. - “ Con ơi nhó lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. - “ Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ mang phần đến cho”. - “ Giấy rách phải giữ lấy lề”. - “ Dứt dây ai nỡ dứ chồi Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương”. - “ Cả nhà làm quan thì sang cả họ”. - “ Trong tay không có một đồng Lời nói như rồng chúng chẳng thèm nghe Vai mang túi bạc kè kè Nói bậy nói bạ người nghe ầm ầm”. - “ Con sâu làm sầu nồi canh”. TUẦN: TIẾT: THỰC HÀNH PHONG CÁCH NGƠN NGỮ VÀ CÁC BPTT A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh - Củng cố kiến thức về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các biện pháp tu từ đã học. - Nhận biết chính xác và phân tích được những đặc trưng phong cách và các biện pháp tu từ.. B.CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: - Sách tham khảo “ Chủ đề tự chọn theo chương trình chuẩn ”. - Giáo án GV. - Bài soạn của HS. C.NỘI DUNG: 1. Phân biệt dạng nói và dạng viết: Dạng nói Dạng viết Khái niệm Hoạt động giao tiếp bằng lời nói miệng trực tiếp. Sử dụng chữ viết ghi lại lời nói miệng vận dụng vào giao tiếp trong những hoàn cảnh không sử dụng được lời nói miệng (khoảng cách không gian và giới hạn thời gian ) Hình thức sử dụng Dùng hình thức âm thanh ngôn ngữ trực tiếp. Dùng hệ thống chữ viết. Phạm vi sử dụng Sinh hoạt hàng ngày, báo cáo khoa học, báo chí Sinh hoạt hàng ngày (viết thư, viết nhật kí, lời nhắn ) , báo chí, văn bản khoa học 2. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ viết Khái niệm Là ngôn ngữ được sử dụng trong lời nói hàng ngày. Là ngôn ngữ được lựa chọn, trau chuốc sử dụng trong các lĩnh vực giao tiếp hành chính, báo chí . Từ ngữ Sử dụng từ địa phương, các thán từ, từ đưa đẩy và kèm theo cử chỉ, điệu bộ. Dùng thuật ngữ khoa học, các từ thay thế, hệ thống dấu câu, kí hiệu văn tự, hình ảnh, bảng, biểu Cú pháp Thường sử dụng hình thức tỉnh lược đồng thời sử dụng nhiều câu dài, rườm rà. Sử dụng nhiều câu dài, tổ chức mạch lạc, chặt chẽ do sử dụng các quan hệ từ. 3. Thực hành sử dụng chính xác ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: Phân tích lỗi trong các câu sau và sửa lại cho đúng: - Thuý Kiều đẹp hết c

File đính kèm:

  • docNỘI DUNG PHUC VU GIAO BOI DUONG HSG.doc