Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Câu trong văn bản (Tiếp theo)

NỘI DUNG BÀI HỌC :

1. Phép liên kết là gì ?

2. Các phép liên kết thường gặp.

3. Thực hành.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Câu trong văn bản (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường phổ thông trung học chu văn an Bài giảng môn tiếng việtCâu trong văn bản giáo viên: dương thanh hoaNăm 2004Tiết 2 : liên kết câu : phép liên kết và thực hànhNội dung bài học :1. Phép liên kết là gì ?2. Các phép liên kết thường gặp.3. Thực hành.Ví dụ 1: ... Từ những năm đau thương chiến đấu Đã ngời lên nét mặt quê hương Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu Đã bật lên những tiếng căm hờn. ( Đất nước - Nguyễn Đình Thi )I . Phép liên kết là gì ?Các từ ngữ,các tổ hợp từ :“ Từ ” với “ Từ ”“ Đã ” với “ Đã ”“Nét mặt quê hương” với “Gốc lúa bờ tre”Cùng hướng về một nội dung chung nhất :- Thời gian đã dồn nén lòng căm thù giặc tích tụ tình yêu quê hương- Nuôi dưỡng ý chí chiến đấu để bảo vệ quê hươngVí dụ 2: “ Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi,thưa vắng người và hình như kém sáng hơn.Nhưng họ ở Hà Nội về . Liên lặng theo mơ tưởng - Hà Nội xa xăm,Hà Nội sáng rực và huyên náo . Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua ” ( Hai đứa trẻ - Thạch Lam )Sử dụng từ để liên kết câu :“Nhưng” Chuyến tàu đêm không đông khách nhưng nó ở Hà Nội về mang theo ánh sáng và hoài niệm đối với Liên ở nơi phố huyện nghèo xác xơ tăm tối,Liên đợi chuyến tàu đêm là để sống lại hoài niệm tuổi thơ về Hà Nội,là để cuộc đời có đôi chút ánh sáng,nhen nhóm ít nhiều hy vọng man mác,mơ hồ .Hà nội : Nhắc lại 3 lầnTrong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng phép liên kết nào ?Khái niệm : Phép liên kết là cách thức sử dụng phương tiện ngôn ngữ vào việc liên kết câu với câu ( hoặc với cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu ).Những yếu tố ngôn ngữ có tác dụng như thế này được gọi là những phương tiện liên kết.1. Phép nối:Khái niệm : Là cách sử dụng những từ,ngữ chỉ quan hệ mà nhiệm vụ chủ yếu của chúng trong câu là nối ý của các câu lại với nhau . Ví dụ :Ông có xe hơi,có nhà lầu,có đồn điền,lại có cả trang trại ở nhà quê.Vậy thì chính là người giàu đứt đi rồi . ( Nan Cao )Ii . Các Phép liên kết thường gặpCó hai nhóm từ ngữ liên kết thuộc loại này :* Quan hệ từ : ( Và,vì,nhưng,cho nên ...) Dùng để nối câu với câu .* Từ ngữ chuyển tiếp : - Đại từ ( Vậy,thế...) - Những tổ hợp quan hệ từ với đại từ ( Do đó,bởi thế...) Dùng để nối ý giữa các câu .Ví dụ :Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình si.Và này đây ánh sáng chớp hàng mi... ( Vội vàng - Xuân Diệu)Hiệu quả tu từ Phép nối rất quan trọng.Nó làm cho văn liền mạch,lời với lời,câu với câu,đoạn với đoạn, gắn bó chặt chẽ trong một chỉnh thể văn bản.Nếu không biết sử dụng phép nối thì nói và viết sẽ rời rạc,kém cỏi .2. Phép thế :Thế đại từ : Chú nhái => nó Ví dụ 1: Một chú nhái con màu xanh lục nhảy dưới chân em .Em định bắt nó.Nó thoát được.Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền . ( Bố của Ximông - Môpaxăng ) Ví dụ 2: Tuổi già hạt lệ như sương Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan ( Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến ) Thế bằng từ,tổ hợp từ khác nhau cùng chỉ một vật: Hạt lệ và hai hàng đều chỉ nước mắt .Khái niệm : Phép thế là cách sử dụng những đại từ và những từ ngữ tương tự đại từ (không rõ ý nghĩa từ vựng )có tác dụng thay thế để nối ý của câu lại với nhau.Hiệu quả tu từ Việc dùng phép thế để liên kết giữa các câu giúp cho sự diễn đạt ngắn gọn,không lặp từ.3. Phép tỉnh lược : Em hãy cho biết trong câu văn thứ hai,từ nào đã bị tỉnh lược ?Khái niệm : Phép tỉnh lược là cách vứt bỏ những từ,ngữ có ý nghĩa xác định ở những chỗ có thể vứt bỏ ,và để hiểu chúng thì phải tìm những từ,ngữ có ý nghĩa xác định tương ứng ở câu khác. Ví dụ : Chị thích nhất khoai lang luộc.Ngày nào má cũng mua (0) về cho chị . Hiệu quả : Phép tỉnh lược làm cho câu văn ngắn gọn,cô đọng và hàm súc.Iii . Thực hànhBài số 5 (Tr 92): Những câu sau đây rút ra từ một chuỗi câu nối tiếp nhau và xáo trộn trật tự trước sau giữa chúng.Em hãy sắp xếp chúng lại theo một trật tự hợp lý nhất và chỉ ra các phép liên kết đã được sử dụng trong đoạn văn đã được sắp xếp hoàn chỉnh? a) Nhưng cũng như mọi đêm Liên không trông mong còn ai đến mua nữa.b) Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa,trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ.c) An và Liên buồn ngủ ríu cả mắt.d) Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống-đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố-để bán hàng,may ra còn có một vài người mua. (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) An và Liên buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa,trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống-đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố-để bán hàng,may ra còn có một vài người mua. Nhưng cũng như mọi đêm Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)Đáp án Bài tập ứng dụng: Một đoạn thơ khuyết một số chỗ,em hãy dùng từ ngữ thích hợp sau điền vào chỗ trống? Sai nha ,Người,Kẻ,Đầu trâu mặt ngựa Chỉ ra các phép liên kết được dùng trong đoạn thơ?........... bỗng thấy bốn bề xôn xao ....... nách thước,...... tay đao............................ ào ào như sôi. (Truyện Kiều - Nguyễn Du)Sai nhaNgườikẻĐầu trâu mặt ngựaphép liên kếtphép nốiphép thếphép tỉnh lược Tạo nên tính bền vững của câu trong văn bảnCảm ơn các em học sinh đã chú ý theo dõi bài giảng này !

File đính kèm:

  • pptcauVBan.ppt