Nghị luận về một tác phẩm, một trích đoan văn xuôI

A-Kiến thức trọng tâm

 -Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện và một trích đoạn truyện .

1-Khai niệm

-Truyện để chỉ tác phẩm có cốt truyện ,nhân vật ,tình tiết và mối quan hệ giữa chúng .Phạm vi bài này chủ yếu nghiêng về văn xuôi .Truyện là chỉ những tác phẩm văn xuôi .Trích đoạn trong truyện cũng là trích đoạn trong tác phẩm văn xuôi.

-Nghị luận về truyện ,một trích đoạn về truyện là quá trình thực hiện những thao tác của nghị luận để làm rõ hoặc nhận xét ,đánh giá ,so sánh ,phản bác những vấn đề đặt ra trong truyện hoặc đoạn trích ấy .

2-Những vấn đề đặt ra trong truyện bao gồm những vấn đề gì?

-Có ba vấn đề chính mà truyện thể hiện :

 +Một là nội dung tư tưởng ,tình cảm.

 + Hai là nghệ thuật

 +Ba là vừa nội dung, vừa nghệ thuật.

-Phân tích hoặc so sánh ,phản bác ,bình luận ,chứng minh về nhân vật đều là hình thức của nghị luận về truyện .

 

doc11 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghị luận về một tác phẩm, một trích đoan văn xuôI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9- nghị luận về một tác phẩm ,một trích đoan văn xuôI A-Kiến thức trọng tâm -Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện và một trích đoạn truyện . 1-Khai niệm -Truyện để chỉ tác phẩm có cốt truyện ,nhân vật ,tình tiết và mối quan hệ giữa chúng .Phạm vi bài này chủ yếu nghiêng về văn xuôi .Truyện là chỉ những tác phẩm văn xuôi .Trích đoạn trong truyện cũng là trích đoạn trong tác phẩm văn xuôi. -Nghị luận về truyện ,một trích đoạn về truyện là quá trình thực hiện những thao tác của nghị luận để làm rõ hoặc nhận xét ,đánh giá ,so sánh ,phản bác những vấn đề đặt ra trong truyện hoặc đoạn trích ấy . 2-Những vấn đề đặt ra trong truyện bao gồm những vấn đề gì? -Có ba vấn đề chính mà truyện thể hiện : +Một là nội dung tư tưởng ,tình cảm. + Hai là nghệ thuật +Ba là vừa nội dung, vừa nghệ thuật. -Phân tích hoặc so sánh ,phản bác ,bình luận ,chứng minh về nhân vật đều là hình thức của nghị luận về truyện . Ví dụ: Qua truyện ngắn “Chí Phèo” Nam Cao đã phát hiện ra vấn đề mới mẻ ở nông thôn giai đoạn (1930-1945).Đó là mâu thuẫn gay gắt không thể giải quyết một cách đơn giản mà quyết liệt bằng máu .Suy nghĩ của anh(chi)về vấn đề này qua nhân vật Chí Phèo . -Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý : +Mâu thuẫn gay gắt nhất ,quyết liệt nhất ở nông thôn giai đoạn(1930-1945)là mâu thuẫn nào? +Tại sao mâu thuẫn đó không giải quyết đơn giản mà phải quyết liệt và cả bằng máu ? .Nó được thể hiện như thế nào qua nhân vật Chí Phèo ? *Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo () *Chí Phèo chỉ có thể đâm chết kẻ thù và tự sát . +Nhận định của đề ra đúng hay sai? +Mở rộng vấn đề (Bằng cách đào sâu thêm một khía cạnh) *Cuộc đấu tranh quyết liệt đẫm máu qua kết cục thảm thương của Chí Phèo là một dự báo của Nam Cao () +Nêu ý nghĩa tác dụng của vấn đề đặt ra 3-yêu cầu a- Xác định được yêu cầu của đề .nghĩa là nghị luận về vấn đề gì của tác phẩm .(nội dung tư tưởng hay nghệ thuật ,hoặc cả nội dung ,nghệ thuật ) b-Xác định được thao tác chính của đề (giải thích hay bình luận ,so sánh hay phản bác ,phân tích hay chứng minh) c-Tuy nhiên muốn làm tốt bài nghị luận về truyện ,một đoạn trích truyện phải là sự kết hợp của nhiều thao tác làm văn nghị luận .Miễn sao làm rõ ,làm sâu để cho người đọc đồng tình với mình . d-Phải chú ý tới bố cục bài viết .Bài viết gồm 3 phần : -Mở bài :giới thiệu một cách tư nhiên vấn đề cần nghị luận -Thân bài : Thực hiện các thao tác nghị luận để làm rõ ,làm sâu vấn đề . -Kết bài: Mở hướng mới khi nghị luận về truyện của tác giả (tác giả có liên quan tới đề ra) B-Câu hỏi và bài tập Câu hỏi : Thế nào là nghị luận về một tác phẩm , một đoạn trích văn xuôi Nêu những yêu cầu khi làm một bài văn nghị luận về một tác phẩm , một đoạn trích văn xuôi Nêu khái quát cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm , đoạn trích văn xuôi Bài tập : a-Suy nghĩ của anh (chị ) về những nhận thức của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu . b-Suy nghĩ của anh (chị ) về “Mười ngón tay của TNú bị đốt cháy như mười ngọn đuốc” trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành c-Suy nghĩ của anh (chị ) về “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi C- Đề kiểm tra a- Sức sống của nhân vật Mị từ khi bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi thoát khỏi Hồng Ngài. b- Trong tác phẩm “ Vợ Nhặt” của Kim Lân anh Tràng nhặt được vợ trước cái đói và cái chết đe dọa là một tình huống vui mà tội nghiệp. c- “Chỉ khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao người ta mới thấm thía nỗi khổ của người nông dân sống ngắc ngoải sau lũy tre làng” . ý kiến của anh ( chị ) như thế nào. D – Gợi ý trả lời Câu hỏi: (a, b, c dựa vào kiến thức trọng tâm để trả lời). Bài tập: a- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. -Phùng đang đứng trước cảnh biển sớm khi mặt trời mới thức dậy qua đám mây ánh hồng .Phùng bộc lộ rung động trước cảnh : + “ Một cảnh đắt trời cho” mà “ suốt đời cầm máy chưa bao giờ thấy” + Nó đẹp “ như bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ” + Điểm nhìn của nghệ thuật “ Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào” . Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua đôi mắt của người nghệ sĩ .Anh khẳng định “ toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp ,một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích” + Phùng bộc lộ sự rung động “ Đứng trước nó tôi trở nên bối rối .Trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” và “ phát hiện ra khoảnh khắc trắng ngần của tâm hồn” . -Phùng là một nghệ sĩ trên đường săn tìm cái đẹp .Anh thực sự biết quan sát lựa chọn cái đẹp của thiên nhiên ,cảnh vật ,con người .Sự rung động của người nghệ sĩ đã đến đúng lúc .Sự rung động thực sự khi đứng trước cái đẹp .Cái đẹp tự nhiên “ đắt giá” , “trời cho” ,mới thực sự làm rung động lòng người . Từ đây ,ta thấy người nghệ sĩ phải là người phát hiện và mang cái đẹp đến cho đời . - Phùng còn nhận ra trong suy nghĩ của mình “ chẳng biết ai đó lần đầu phát hiện ra bản thân cái đẹp là đạo đức” .Nếu cụ Nguyễn Tuân còn sống đến bây giờ chắc cụ hài lòng lắm vì có một đệ tử đã đồng cảm về cái đẹp như mình .Đó là cái đẹp phải kết hợp với cái tâm ,cái tài kết hợp với cái thiện . -Người đàn ông đánh vợ .Người vợ không có phản ứng gì -Bạo lực gia đình là vấn đề tồn tại trong xã hội .Bước sang thế kỉ XXI chúng ta vẫn chưa dứt điểm được .ở đâu có bạo lực gia đình thì nạn nhân của nó là người vợ ,người mẹ và những đứa con tội nghiệp .Bạo lực là dấu hiệu của sự đau khổ ,rạn nứt của hạnh phúc gia đình .Nó làm tổn thương bao mối quan hệ của đời sống tình cảm con người . Bạo lực ấy diễn ra thường xuyên “ Ba ngày một trận nhẹ ,năm ngày một trận nặng” .Nhà văn để cho nhân vật Phùng chứng kiến : + “ Người đàn bà đứng lại ,ngước mắt nhìn qua chỗ con thuyền đậu ,đưa tay lên định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống đưa cặp mắt nhìn xuống chân” + “ Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ,mặt đỏ gay ,lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa ,có vẻ như những điều phải nói với nhau ,họ đã nói hết ,chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy ,dùng cái thắt lưng quật tới tấp lên lưng người đàn bà ,lão vừa đánh vừa thở hồng hộc ,hai hàm răng ngiến vào nhau ken két .Cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn “ Mày chết đi cho ông nhờ .Chúng mày chết đi cho ông nhờ” + “ Người đàn bà có vẻ cam chịu nhẫn nhục không hề kêu một tiếng ,không chống trả ,cũng không tìm cách trốn chạy . - Bạo lực ấy diễn ra sau chiếc xe dò phá mìn của Mĩ trên bãi cát còn để lại . -Có thể không có chuyện vợ chồng thoả thuận với nhau : Có đánh thì lên bờ ,đừng đánh trước mặt các con .Nghĩa là không có chuyện in hệt như nhà văn miêu tả .Nhưng nhận thức của các nhà văn không sai .Vì trên đời này còn có vô số những kẻ vũ phu ,người phụ nữ phải chịu thiệt thòi trong đòn roi và những đứa con sống trong mặc cảm . - Bạo lực gia đình lại diễn ra ngay sau chiếc xe dò phá mìn của mĩ trên bãi cát .Phải chăng cuộc chiến đầu giành độc lập tự do ta đã giải quyết được trọn vẹn ,mang lại niềm vui cho mọi người .Nhưng sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng còn biết bao vấn đề đặt ra : Đói kém ,bệnh tật ,bạo lực gia đình Chúng ta nghĩ gì đây? -Hiện thực cuộc sống làm người đọc mủi lòng .Biết bao cảnh đời cứ phơi bày ra trước mắt + “ Một người đàn bà trạc ngoài bốn mươi ,một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển ,cao lớn với những đường nét thô kệch .Mụ rỗ mặt .Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới ,tái ngắt và dường như đang buồn ngủ .Người đàn ông đi sau .Tấm lưng rộng và cong như một con thuyền .Mái tóc tổ quạ .Lão đi chân chữ bát ,hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ” Cặp vợ chồng làng chài hẳn không phải là người giàu có ,sung sướng .Họ cũng là nạn nhân của cái nghèo khổ ,vất vả lao động cật lực mà vẫn ngặt nghèo vì miếng cơm manh áo .-Đông con .Người đàn bà thú nhận : “ Người đàn bà chép miệng ,con mắt như nhìn suốt cả đời mình : “ giá tôi đẻ ít và chúng tôi sắm được cái thuyền rộng hơn” .Thì ra đẻ nhiều ,thuyền nào cũng từ mười đến hơn mười đứa .Đây là nguyên nhân của sự đói nghèo .Rồi thiên tai ,trời làm động biển “ vợ chồng con cái phải ăn xương rồng chấm muối” Cái lí ở đời “ ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn ,cho nên phải gánh lấy cái khổ .Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống như mình trên đất được” . Do con người, do thiên tai do cái lẽ ở đời đã ăn sâu ,bám bám rễ hàng ngàn đời nay mà người đàn bà phải chịu đau khổ .Người đàn ông vì vất vả cực nhọc ,không biết đổ cái bực ,tức ,uất ức vào đâu ,chỉ còn biết trút lên người vợ . -Phác thương mẹ nhưng hành động liều lĩnh ,thiếu suy nghĩ .Nó chỉ nghĩ thương mẹ bị đánh mà sẵn sàng bỏp quên tình phụ tử .Xét cho cùng ,Phác cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình .Cứ xem cử chỉ của nó thì thấy : “ Cái thằng nhỏ lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt” . Hành động nhất thời của Phác “ Như viên đạn” bắn vào người bố và lúc này “ đang xuyên qua tâm hồn” người mẹ .Tình cảnh thật đau lòng .Làm thế nào để xoá đi những chuyện đau lòng trong gia đình này .Lại một nhận thức mới mẻ . - Cách giải quyết của chánh án toà án huyện là : + Gọi người đàn bà tới cơ quan và nói bằng giọng giận dữ : “ Chị không sống nổi với lão vũ phu ấy đâu” Cách giải quyết này tuy đứng về phía người đàn bà nhưng thiếu thực tế .Đáng lẽ phải tìm hiểu nguyên nhân ,phân tích cụ thể ,nắm bắt yêu cầu nguyện vọng .Cách giải quyết này thực sự chưa ổn .Không thể áp dụng lí thuyết sách vở mà phải căn cứ vào thực tế đời sống .Cách gợi ý của Đâủ làm cho căn phòng “ lồng lộng gió biển tự nhiên bị hút hết không khí trở nên ngột ngạt” . .Cảm giác của Phùng thấy như vậy .Pháp luật phải gắn liền với đạo đức ,không thể áp dụng tuỳ tiện .Giải quyết li hôn càng làm cho gia đình rạn nứt và tan vỡ .Những đứa con rồi sẽ ra sao ? Điều quan trọng là các chú đâu có pahỉ là người làm ăn cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ khó nhọc” Nghĩa là ra khơi vào lộng cần phải có bàn tay cảu người đàn ông .Người đàn ông là trụ cột trong nhà . - Cuối truyện Đẩu đi gặp người đàn ông .Phùng đi gặp thằng Phác .Kết quả như thế nào ,tác giả còn bỏ ngỏ .Chỉ biết bức ảnh anh chụp có chiếc thuyền lưới vó và suy nghĩ của Phùng “ bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh ,đó là người đàn bà vùng biển cao lớn với đường nét thô kệch ,tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá ,nửa thân dưới ướt sũng ,khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm” .Phải chăng đây là sự trăn trở trước cuộc sống còn nhiều điều khó khăn ,vất vả của người làm nghệ thuật .Đó là mối quan hệ giữa văn chương với cuộc đời . b-Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. * Người đọc thấy được tội ác của giặc dã man ,tàn ác đến tột cùng mà sức chịu đựng của con người cũng đến mức tột cùng . * T Nú không thấy bỏng rát .Lửa cháy trong lồng ngực .Trong đôi mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn” . “ T Nú nằm suy nghĩ Mai chết rồi ,đứa bé cũng đã chết rồi .T Nú cũng sẽ chết . T Nú không tiếc ,chỉ tiếc rằng không sống đến ngày nổi dậy” .Ngọn lửa trong mắt ,trong trái tim anh .Đó là ngọn lửa của tình yêu thương ,căm thù cháy bỏng .Anh không tiếc đời nên càng không sợ chết ,chỉ tiếc không có mặt trong ngày nổi dậy .Con người đã từng giáp mặt với kẻ thù ,đã từng bị bắt ,bị tra tấn mới có được phẩm chất ấy .Đó là con người nửa đời lửa đạn .Anh không hề kêu van vì với anh “ Người cộng sản không biết van xin” . * Đôi bàn tay T Nú giúp người đọc nhận ra quá trình trưởng thành của anh .Đó là bàn tay của con người biết nhận thức về mình ,khi học cái chữ không vào đã càm đã đập vào đầu “ Đầu tôi ngu quá” và chỉ vào bụng mình trả lời thằng giặc “ Cộng sản ở đây” * Đó là đôi bàn tay của tình cảm con người ,khi thổ lộ tình yêu : “ Năm slấy bàn tay Mai lúc ở tù về” và “ Đôi cánh tay như hai gọng kìm ôm lấy vợ con” . * Đó là đôi bàn tay của hành động “ rẽ cây rừng đi liên lạc” ,bàn tay nhặt đá về mài rựa ,dụ giáo ,mác Bàn tay cụt mười đốt vẫn bắn được súng ,bóp cổ thằng giặc dưới hầm sâu,lập nhiều chiến công xuất sắc. Đó là đôi bàn tay của người anh hùng trên quê hương của Đam Săn ,Xinh Nhã ,của anh hùng Núp thời đánh Pháp .Là hiện thân của con người miền Nam kiên cường . c- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý. -Đó là chi tiết cuốn sổ gia đình .Đây là cuốn gia phả -ghi chép hệ thống và thứ bậc trong gia đình .Ta thường thấy ở nhiều gia đình có nền nếp sống .Nội dung gia phả thường ghi + Họ tên khai sinh + Tên huý ( đặt trước lúc mất ) + Mất ngày ( cúng giỗ ) + Nơi an táng . Cuốn sổ chú Năm ghi tuy không đầy đủ như thế nhưng cũng khá tường tận : + “ Thím Năm đi xuồng dọc lá chuối bị ca nông Mỏ Cày bắn bể xuồng chết còn mặc cái quần mới ,trong túi còn hai đồng bạc ,giỗ nhằm ngày ” + “ Ông nội nghe súng nổ sợ bò đứt dây ra nắm giàm ( dây xỏ mũi bò ) ,lính tổng phòng vào nói “ mày là du kích” rồi bắn vào giữa bụng ộng nội ,giỗ nhằm ngày ” + “ Ngày 29 tháng chạp âm ( tháng 12) đại diện Toả cho lính đến cắt lúa của bác Hai nói là ruộng của Việt Minh cấp ,có chửi “ đù mẹ” ,rồi đập bể cái trã kháp rượu ( nồi cất rượu) .Ngày quận Sơn dắt lính Mỏ Cày về bao nhà hỏi bà nội chú Năm trốn đâu ,bà nội nói không biết .Quận Sơn bắt bà nội cúi xuống giữa sân đánh bà nội ba roi Ngày ba mươi tháng sáu nhằm trời tối ,Týa của Việt ôm đệm đi ngủ ngoài bờ bị lính Tây bốt Kinh Ngang bắt chặt đầu ,má Việt ôm rổ đi đòi đầu lượm được hag của chi bộ ,tía Việt giấu ở bờ ruộng Tất nhiên cả má Việt sau này bị đại bác bắn chú Năm cũng sẽ ghi + Sau đó chú Năm có ghi một số công tác của gia đình . - “ ông nội đi đóng đáy ( đóng cọc giăng lưới bắt cá ) ở sông Bình khánh có mò được hai cây mút mát ( loại súng tay ) dưới tàu chìm” - “ Thằng hai con chú Năm đi về phép ,lúc ngang lộ Giồng Trôm thấy cốt ngã ba (lô cốt giặc ) liền bò vào đặt trái ( mìn ) ,lấy cốt xong bó năm cây súng vác về xã nhà” . “ Dưới câu này chú Năm có ghi còn nhiều việc thỏn mỏn ( nhỏ ) tôi ghi không hết ,để rồi sắp nhỏ nó ghi thêm .Kế câu đó là chiến công của chị em Việt và Chiến trên sông Định Thuỷ -Một việc dù chỉ là ghi chép không đầy đủ nhưng nó thiêng liêng lưu giữ cho con ,cháu ,các thế hệ đời sau biết được đôi nét về cụ kị ,cha ông mình đời trước . - Đây là một gia đình có thù sâu với phong kiến và đếquốc .Đông thời đó còn là gia đình có truyền thống cách mạng .Tuy không làm đến cấp nọ ,cấp kia nhưng trực tiếp tham gia chiến đấu ,gom góp vũ khí cho đằng mình . - Người trực tiếp ghi cuốn sổ này là chú ruột ( chú Năm ) của Chiến Việt hiện còn đầu đạn trên bả vai .Cả má của Chiến ,Việt nữa .Chồng hi sinh thắt lưng buộc bụng làm mướn nuôi con “ Đôi bắp chân má tròn vo lúc nào cúng dính đất .Má lội hết đồng này sang bưng khác ,con mắt tìm việc ,bàn chân dọ đường .Má xin đi làm công cấy ,công gặt” để nuôi các con khôn lớn .Đến cả những việc “ đi dọ tình thế bọn lính” ( gác cho các cô chú họp .Nếu có lính thì báo để các cô ,các chú xuống hầm ) .Những ngày địch lùng sục ,bao nhà chúng hỏi “ Vợ Tư Năng đâu” .Má ra trước cửa trả lời “ vợ Tư Năng đây” .Má không hề run sợ Dường như cả cuộc đời vất vả của má ,cả những nguy hiểm gian lao mà má trải qua tất cả được gom lại ,dồn lại ở ý nghĩ : Mong con mau khôn lớn . Má nhàn bọn lính với đôi mắt sắc ánh lên ,đôi mắt của người đã từng vượt sông vượt biển” - “ Má đi đấu tranh ở Mỏ Cày về .Ca nông nó bắn đuổi theo .Một trái rơi bịch trên lộ ,trước mặt má không nổ .Má đến dòm dòm rồi bỏ luôn vào rổ cắp về .Một trái khác đã văng miếng trúng má khi má về tới đầu xóm . Má chết .Trái ca nông lép trong rổ vẫn còn nóng hổi” Đúng là gia đình có truyền thống cách mạng .Đây là cơ sở tạo nên bản chất kiên cường không sợ địch của Việt và Chiến .ở đất nước ta nói chung ở miền Nam nói riêng có bao gia đình như thế . Chúng ta rất tự hào . -Đó là Việt nhớ lại câu nói của chú Năm : “ Chú thường ví chuyện gia đình nhà ta nó dài như sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó .Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp ,lắm nước bạc nhiều phù sa ,vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó ,lòng tốt của con người cũng sinh ra tứ đó .Trăm sông đổ về một biển ,con sông của gia đình ta cũng chạy về biển mà biển thì rộng lắm ,chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết ,rộng bằng cả nước ta và ngoài cả nước ta” Đây là đoạn kể tự nhiên qua lời độc thoại .Truyền thống gia đình ví như con sông ,ta nhận ra nhiều điều thú vị + Truyền thống gia đình nào cũng đẹp ,đáng trân trọng + Truyền thống xây dựng lên ,giữ gìn que hương ,làng xóm + Truyền thống gia đình giúp các thế hệ sống tốt đẹp hơn + Truyền thống gia đình làm nên truyền thống đất nước và cả nhân loại . “ Trăm sông đổ về biển .Biển thì rộng lắm rộng bằng cả nước ta và ngoài cả nước ta” Chiến Việt sinh ra ,lớn lên trong truyền thống gia đình như thế nhất định sẽ phát huy và thể hiện phẩm chất tốt đẹp . - Chứng kiến cảnh ba, má bị giặc sát hại Chiến và Việt ghi sâu mối thù với quân giặc ,quyết tâm trả thù cho ba ,má . + Hai chị em theo du kích đánh tàu Mĩ trên dòng sông Định Thuỷ .Một thằng Mĩ bị trúng đạn của Chiến và Việt .Chú Năm đã ghi công cho cả hai đứa .Tuổi nhỏ mà chí lớn . Cả hai đã thể hiện tinh thần không sợ giặc ,dám đánh giặc và quyết thắng giặc . + Cả hai đều giành nhau nhập ngũ trước . Đây là đoạn đối thoạgiữa hai chị em : * Tao lớn tao mới đi ,mày ở nhà phụ với chú Năm ,qua năm hãy đi . * Bộ mình chị biết đi trả thù à ? * Hồi đó má nói tao đi ,mầy ở nhà làm ruộng với má trọng trọng ( lớn lớn ) rồi đi sau . * Má nói hồi nào ? Chẳng ai chịu nhường ai .Chỉ đến khi chú Năm phải đứng ra nói với đồng chí cán bộ huyện : “ hai cháu tôi có một lòng theo Đảng như vậy ,tôi cũng mừng .Vậy xin trên cứ ghi tên cho cả hai . Việc lớn ta tính theo việc lớn còn việc thỏn mỏn trong nhà ,tôi thu xếp khác xong” .Thế là cả hai được tình nguyện .Tình nhà nghĩa nước là ở chỗ này .ở tuổi Chiến và Việt chưa hiểu lắm về nghĩa nước tình nhà ,.mục đích đi bộ đội là được cầm súng chiến đấu tiêu diệt bọn giặc ,trả thù cho ba ,má . + Đêm còn lại ở nhà để ngày mai lên đường về đơn vị ,hai chị em đã nói với nhau nhiều chuyện . Nào là cho xã mượn nhà làm lớp dạy học .Thằng út em sang ở với chú Năm ,giao lại mấy công ruộng cho chi bộ để chia cho bà con .Hai công mía chừng nào tới mùa nhờ chú Năm đốn ,để dành đó làm giỗ ba má . Các đồ vật như lu ,chén đĩa ,cuốc ,đèn soi với nơm gửi chú Năm . Chừng nào chị Hai ở dưới biển về làm giỗ má chị ấy - Chứng kiến cảnh ba, má bị giặc sát hại Chiến và Việt ghi sâu mối thù với quân giặc ,quyết tâm trả thù cho ba ,má . + Hai chị em theo du kích đánh tàu Mĩ trên dòng sông Định Thuỷ .Một thằng Mĩ bị trúng đạn của i Chiến và Việt .Chú Năm đã ghi công cho cả hai đứa .Tuổi nhỏ mà chí lớn . Cả hai đã thể hiện tinh thần không sợ giặc ,dám đánh giặc và quyết thắng giặc . + Cả hai đều giành nhau nhập ngũ trước . Đây là đoạn đối thoạgiữa hai chị em : * Tao lớn tao mới đi ,mày ở nhà phụ với chú Năm ,qua năm hãy đi . * Bộ mình chị biết đi trả thù à ? * Hồi đó má nói tao đi ,mầy ở nhà làm ruộng với má trọng trọng ( lớn lớn ) rồi đi sau . * Má nói hồi nào ? Chẳng ai chịu nhường ai .Chỉ đến khi chú Năm phải đứng ra nói với đồng chí cán bộ huyện : “ hai cháu tôi có một lòng theo Đảng như vậy ,tôi cũng mừng .Vậy xin trên cứ ghi tên cho cả hai . Việc lớn ta tính theo việc lớn còn việc thỏn mỏn trong nhà ,tôi thu xếp khác xong” .Thế là cả hai được tình nguyện .Tình nhà nghĩa nước là ở chỗ này .ở tuổi Chiến và Việt chưa hiểu lắm về nghĩa nước tình nhà ,.mục đích đi bộ đội là được cầm súng chiến đấu tiêu diệt bọn giặc ,trả thù cho ba ,má . + Đêm còn lại ở nhà để ngày mai lên đường về đơn vị ,hai chị em đã nói với nhau nhiều chuyện . Nào là cho xã mượn nhà làm lớp dạy học .Thằng út em sang ở với chú Năm ,giao lại mấy công ruộng cho chi bộ để chia cho bà con .Hai công mía chừng nào tới mùa nhờ chú Năm đốn ,để dành đó làm giỗ ba má . Các đồ vật như lu ,chén đĩa ,cuốc ,đèn soi với nơm gửi chú Năm . Chừng nào chị Hai ở dưới biển về làm giỗ má chị ấy có muốn lấy thì cho chị chở về dưới ấy Cách tính toán, thu xếp như vậy thật gọn gàng .Việc nào ra việc ấy ,trọn vẹn nghĩa tình với làng xóm với người thân .Nguyễn Thi thực sự am hiểu tính cách người dân Nam Bộ mới miêu tả tỉ mỉ ,cụ thể đến như vậy .Tính cách nhân vật cũng hiện lên khá đậm nét .Người ta nhận biết được Chiến là chị cả ,trong gia đình quán xuyến mọi việc ,thay mẹ lo cho các em . Ngay đến cả Việt cũng cảm nhận chị Chiến “ giống hệt như má vậy” .Nhà văn còn hoà đồng vào tâm trạng của nhân vật để tưởng tượng “ Hình như má cũng về đâu đây .Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang dựa vào mấy thúng lúa mà cầm nón quạt ? Đêm nay dễ gì má vắng mặt ,má cũng phải về dòm ngó coi chị em Việt tính toán việc nhà làm sao chớ” .Nhân vật trở nên có chiều sâu của tâm linh ,càng trở nên chân thực rõ nét . -Đó là biểu hiện quyết tâm .Đây là lời của Chiến : “ Chú Năm bảo tao với mày đi chuyến này là ra chân trời ,mặt biển xa nhà thì ráng học chúng học bạn ,thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu” Việt đáp lại bằng tiếng cười khì khì “ Chị có bị chặt đầu thì chặt chừng nào tôi mới bị” . Chiến vẫn giọng quả quyết “ Tao đã thưa với chú Năm rồi .Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu : Nếu giặc còn thì tao mất vậy à” . Việt đáp lại bằng lời trách “ Chị biết vậy sao hồi nãy còn ngăn tôi .Người ta mười tám rồi mà nói chưa ” Có thể nói bằng lời lẽ khác nhau nhưng cùng chung ý chí chiến đấu . Sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã thể hiện trong tinh thần ,tình cảm và cử chỉ hành động . - Hai chị em khiêng bàn thờ ba ,má sang gửi nhà chú Năm là chi tiết gây ấn tượng sâu sắc , xúc động nhất . “ Cúng mẹ cơm nước xong ,mấy chị em ,chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà . Chị Chiến ra đứng giữa sân ,kéo cái khăn trên cổ xuống ,cũng sắn tay áo để lộ hai bắp tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng ,rồi dạng cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ của má lên . Việt ghé vào một đầu . Nào đưa má sang ở tạm nhà chú . Chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba ,má ,đến chừng nào nước nhà được độc lập con lại đưa má về . Việt khiêng trước . Chị Chiến khiêng bình bịch phía sau . Nghe tiếng chân chị Việt thấy thương chị lạ . Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế . Còn mố thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được ,vì nó đang đè nặng ở trên vai” . Đoạn văn thật cảm động vì - Sự gắn bó ,thiêng liêng của tình người .Đó là tình cảm chị em biết thương nhau . Đến lúc này ( săp chia tay) Việt mới thấy lòng mình “thương chị lạ” . Những ngày chị em sống quây quần , Việt chưa nhận ra điều ấy .Lúc này Việt nhận ra . Nó thiêng liêng vì trên vai là linh hồn của mẹ . Tâm trạng của Chiến Việt đều muốn hứa với ba ,má : đi đánh giặc là để trả thù nhà đền nợ nước . Trong tâm trạng của Chiến và Việt còn bộc lộ niềm tin nhất định miền Nam được giải phóng ,nước nàh độc lập .Ngày ấy Chiến ,Việt trở về .Tâm trạng ấy cũng giống tâm trạng của chú Năm dồn vào cả tiếng hò : “ Câu hò nổi lên giữa ban ngày ,bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang ,rồi kéo dài từng tiếng một vỡ ra nhắn nhủ ,tha thiết cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội” Văn Nguyễn Thi có sức lôi cuốn bởi chiều sâu tâm trạng con người . - Hai chị em khiêng bàn thờ ba ,má sang gửi nhà chú Năm là chi tiết gây ấn tượng sâu sắc , xúc động nhất . “ Cúng mẹ cơm nước xong ,mấy chị em ,chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà . Chị Chiến ra đứng giữa sân ,kéo cái khăn trên cổ xuống ,cũng sắn tay áo để lộ hai bắp tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng ,rồi dạng cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ của má lên . Việt ghé vào một đầu . Nào đưa má sang ở tạm nhà chú . Chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba ,má ,đến chừng nào nước nhà được độc lập con lại đưa má về . Việt khiêng trước . Chị Chiến khiêng bình bịch phía sau . Nghe tiếng chân chị Việt thấy thương chị lạ . Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế . Còn mố thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được ,vì nó đang đè nặng ở trên vai” . Đoạn văn thật cảm động vì - Sự gắn bó ,thiêng liêng của tình người .Đó là tình cảm chị em biết thương nhau . Đến lúc này ( săp chia tay) Việt mới thấy lòng mình “thương chị lạ” . Những ngày chị em sống quây quần , Việt chưa nhận ra điều ấy .Lúc này Việt nhận ra . Nó thiêng liêng vì trên vai là linh hồn của mẹ . Tâm trạng của Chiến Việt đều muốn hứa với ba ,má : đi đánh giặc là để trả thù nhà đền nợ nước . Trong tâm trạng của Chiến và Việt còn bộc lộ niềm tin nhất định miền Nam được giải phóng ,nước nàh độc lập .Ngày ấy Chiến ,Việt trở về .Tâm trạng ấy cũng giống tâm trạng của chú Năm dồn vào cả tiếng hò : “ Câu hò nổi lên giữa ban ngày ,bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang ,rồi kéo dài từng tiếng một vỡ ra nhắn nhủ ,tha thiết cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội” Văn Nguyễn Thi có sức lôi cuốn bởi chiều sâu tâm trạng con người . -Lối trần thuật : Nguyễn thi trần thuật theo ngôi thứ ba nhưng lại tự giấu mình .Nhà văn lấy điểm nhìn từ nhân vật ,giọng

File đính kèm:

  • docNGHI LUAN VE DOAN TRICH-VAN XUOI.doc