I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến thiên
của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
- Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm
ứng có chiều luân phiên thay đổi.
- Bố trí được thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn
kín theo hai cách (cho cuộn dây quay hoặc cho nam châm) dùng đèn LED để
phát hiện chiều dòng điện.
- Dựa vào thí nghiệm để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện
cảm ứng xoay chiều.
2. Kỹ năng:
Biết bố trí, quan sát thí nghiệm và tiến hành được thí nghiệm để xác định
sự xuất hiện của dòng điện xoay chiều. Mô tả chính xác hiện tượng xảy ra
3. Thái độ: Có tính hợp tác trong khi làm TN và bày tỏ quan điểm của
mình trong nhóm.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 39: Dòng điện xoay chiều - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /01/2020 - Lớp 9A5
Tiết 39: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến thiên
của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
- Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm
ứng có chiều luân phiên thay đổi.
- Bố trí được thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn
kín theo hai cách (cho cuộn dây quay hoặc cho nam châm) dùng đèn LED để
phát hiện chiều dòng điện.
- Dựa vào thí nghiệm để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện
cảm ứng xoay chiều.
2. Kỹ năng:
Biết bố trí, quan sát thí nghiệm và tiến hành được thí nghiệm để xác định
sự xuất hiện của dòng điện xoay chiều. Mô tả chính xác hiện tượng xảy ra
3. Thái độ: Có tính hợp tác trong khi làm TN và bày tỏ quan điểm của
mình trong nhóm.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- 1 cuộn dây dẫn kín có 2 bóng đèn LED mắc song song, ngược chiều vào
cuộn dây.
- 1 nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh trục thẳng đứng.
- 1 bộ thí nghiệm phát hiện dòng điện xoay chiều gồm 1 cuộn dây dẫn kín
có mắc 2 bóng đèn LED song song, ngược chiều có thể quay trong từ trường của 1
nam châm.
2. Học sinh: Học kĩ bài trước và làm các bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: hoạt động nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, đàm thoại.
2. Kĩ thuật: hoạt động nhóm, kỹ thuật công não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV làm TN thắp sáng bóng đèn ở các
chốt có ghi DC và chốt ghi AC trên biến
thế nguồn.
- Quan sát GV làm TN, trả lời các câu
hỏi của GV. Phát hiện ra dòng điện ở 2
trường hợp trên là khác nhau.
? Cả 2 chốt đèn đều sáng chứng tỏ điều
gì
- GV làm TN dùng vôn kế mắc vào các
ổ lấy điện trên.
? Có hiện tượng gì?
? 2 dòng điện trên có giống nhau không?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Nội dung 1: Tìm hiểu về chiều của dòng điện cảm ứng
- GV giới thiệu dòng điện mới phát hiện
có tên gọi là dòng điện xoay chiều.
- GV hướng dẫn HS làm TN, động tác đ-
ưa nam châm vào ống dây, rút nam
châm ra nhanh và dứt khoát.
- Các nhóm làm TN hình 33.1, thảo luận
nhóm, rút ra kết luận, chỉ rõ khi nào
dòng điện cảm ứng đổi chiều.
? Từ kết quả TN cho biết chiều dòng
điện cảm ứng trong 2 trường hợp trên có
gì khác nhau.
(GV có thể gợi ý):
? Đèn LED có đặc điểm gì
? Vì sao lại dùng 2 đèn LED mắc song
I. Chiều của dòng điện cảm ứng
1. Thí nghiệm
song ngược chiều
? Khi nào dòng điện cảm ứng đổi chiều
? Khi đa nam châm từ ngoài vào trong
cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua
tiết diện S của cuộn dây như thế nào.
- GV đặt câu hỏi tương tự với trường
hợp kéo nam châm từ trong ra ngoài
cuộn dây.
? Vậy khi nào dòng điện cảm ứng đổi chiều
? Thế nào là dòng điện xoay chiều
- HS trả lời
- Từng HS đọc mục 3 trong SGK.
2. Kết luận
- Dòng điện cảm ứng trong cuộn
dây dẫn kín đổi chiều khi số đường
sức từ xuyên qua đang tăng mà
chuyển sang giảm hoặc ngược lại.
3. Dòng điện xoay chiều
- Dòng điện luân phiên đổi chiều
gọi là dòng điện xoay chiều.
Nội dung 2: Cách tạo ra dòng điện xoay chiều
? Có những cách nào có thể tạo ra dòng
điện xoay chiều
- Nhóm HS thảo luận và nêu dự đoán
xem khi NC quay thì dòng điện cảm ứng
trong cuộn dây có chiều biến đổi như thế
nào ? Vì sao ?
- HS đại diện trả lời
? Nếu bố trí TN như H33.2 SGK, khi
cho nam châm quay thì số đường sức từ
xuyên qua tiết diện S biến đổi như thế
nào ? Suy ra chiều của dòng điện cảm
ứng có đặc điểm gì
- Nhóm HS làm TN kiểm tra dự đoán
- HS tìm hiểu C3, nêu dự đoán về chiều
dòng điện cảm ứng trong cuộn dây.
- Quan sát TN GV biểu diễn
? Em quan sát thấy hiện tượng gì ? Hiện
tượng đó chứng tỏ điều gì
? TN có phù hợp với dự đoán không
? Có những cách nào để tạo ra dòng điện
cảm ứng xoay chiều
? Vì sao khi NC (hay cuộn dây) quay thì
trong cuộn dây lại xuất hiện dòng điện
cảm ứng xoay chiều.
? Trường hợp nào thì trong cuộn dây dẫn
kín xuất hiện dòng điện xoay chiều
-HS nêu KL
I. Cách tạo ra dòng điện cảm ứng
1. Cho nam châm quay trước
cuộn dây dẫn kín
2. Cho cuộn dây dẫn quay trong
từ trường
3. Kết luận
Trong cuộn dây dẫn kín, dòng điện
cảm ứng xoay chiều xuất kiện khi
cho nam châm quay trước cuộn dây
hay cho cuộn dây quay trong từ
trường.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập – Vận dụng
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Tổ chức cho HS trao đổi để tìm được
lời giải tốt nhất cho C4
- GV yêu cầu HS trả lời
- Đọc và tìm hiểu C4
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
- HS tóm lược nội dung kiến thức toàn
bài, khắc sâu trọng tâm bài như phần ghi
nhớ/SGK
C4: khi khung dây quay nữa vòng
tròn thì số đường sức từ qua khung
dây tăng, trên nữa vòng tròn sau, số
đường sức từ giảm nên dòng điện
đổi chiều, đèn thứ hai sáng
HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”
? Trên các dụng cụ điện thường có ghi AC, DC kí hiệu đó có nghĩa gì?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Học bài và làm BT 33.1 → 33.4 (SBT)
- HD Bài 33.3: Vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây
không biến đổi.
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_9_tiet_39_dong_dien_xoay_chieu_nam_hoc_20.pdf