Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 25: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- So sánh được từ phổ của ống dẫn dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của nam châm thẳng

- Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây.

- Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác địng chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện.

2. Kỹ năng:

- Làm từ phổ của từ trường ống dây có dòng điện chạy qua

- Vẽ đường sức từ của từ trường ống dây có dồng điện đi qua.

3. Thái độ: Cẩn thận, khéo léo trong khi làm TN.

4. Định hướng năng lực:

a) Năng lực chung : nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ

 II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: 1 tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn.

2. Học sinh: 1 nguồn điện GV, 1 ít mạt sắt, 3 đoạn dây dẫn, 1 bút dạ.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm,

2. Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não, hỏi đáp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 25: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/11/2019 Ngày dạy: 05/11/ 2019 Tiết 25: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - So sánh được từ phổ của ống dẫn dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của nam châm thẳng - Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây. - Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác địng chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện. 2. Kỹ năng: - Làm từ phổ của từ trường ống dây có dòng điện chạy qua - Vẽ đường sức từ của từ trường ống dây có dồng điện đi qua. 3. Thái độ: Cẩn thận, khéo léo trong khi làm TN. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung : nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học. b) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: 1 tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn. 2. Học sinh: 1 nguồn điện GV, 1 ít mạt sắt, 3 đoạn dây dẫn, 1 bút dạ. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não, hỏi đáp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ôn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ + HS1: Nêu cách tạo ra từ phổ và đặc điểm của từ phổ của nam châm? Nêu dạng của đường sức từ của nam châm thẳng? Nêu quy ước về chiều đường sức từ biểu diễn chiều đường sức từ của nam châm thẳng. + HS2: Làm bài 23.1 và 23.2/SBT 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: khởi động Từ phổ và đường sức từ biểu diễn từ trường của thanh nam châm. Còn từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì được biểu diễn như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV- HS Nội dung HĐ 1: I . Từ phổ đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua * Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm, * Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não * Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học. - Yêu cầu HS nêu cách tạo ra từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua. - Làm TN tạo ra từ phổ cần những dụng cụ gì. HS: Nêu dụng cụ làm TN GV: Nêu mục đích của thí nghiệm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm - Yêu cầu các nhóm làm TN theo hướng dẫn của SGK è Từ phổ ống dây bên trong và bên ngoài thanh nam châm. ? Yêu cầu các nhóm trả lời C1. GV kiểm tra bảng nhựa trong của một số nhóm đã vẽ đường sức từ. Lưu ý một số sai sót thường gặp để tránh sai sót lặp lại - Yêu cầu HS thực hiện phần b của mục 1 TN => Trả lời C2 - Yêu cầu HS thực hiện phần C => Trả lời C3. GV thông báo 2 đầu ống dây có dòng điện chạy qua cũng là 2 từ cực. Đầu có đường sức đi ra là cực bắc, đầu có đường sức đi vào là cực nam Nêu nd của phần KL(SGK/86) - Qua TN có thể rút ra KL gì về từ phổ, đường sức từ và chiều của đường sức từ ở hai đầu ống dây? HS: Thảo luận nhóm rút ra kết luận GV: khẳng định lại và giới thiệu kết luận SGK-66 - Đọc lại kết luận? HS: 2 HS đọc lại phần KL - GV nhấn mạng nd KL - Chiều đường sức từ phụ thuộc vào chiều dòng điện hay không? HĐ2: Quy tắc nắm tay phải * Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm, * Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não * Năng lực : nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học. - GV tổ chức HS làm bài TN kiểm tra dự đoán theo nhóm và hướng dẫn thảo luận kết quả thí nghiệm => KL - HS: Nêu dự đoán và cách kiểm tra dự đoán HS: Làm TN kiểm tra dự đoán => KL GV: Giới thiệu quy tăc nắm tay phải - Đọc quy tắc SGK-66? - Hướng dẫn HS quy tắc nắm tay phải và vận dụng quy tắc này. - Yêu cầu học sinh vận dụng quy tắc trên để xác định chiều đường sức từ của ống dây ở thí nghiệm trên, so sánh với chiều của nam châm thử - HS: Vận dụng quy tắc xác định chiều đường cảm ứng từ của ống dây trong các thí nghiệm - GV: Hướng dẫn chỉ ra nửa ống dây bên ngoài, nửa ống dây bên trong, chiều dòng điện trong các vòng dâyàchiều đường sức từ. I . Từ phổ đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua 1. Thí nghiệm - Cách tạo ra từ phổ như SGK/65. C1 + Bên ngoài ống dây có từ phổ giống nam châm thẳng. + Trong lòng ống dây các đường mạt sắt sắp xếp gần như song song với nhau( khác nhau) C2: Đường sức từ ở trong và ngoài ống dây tạo thành những đường cong khép kín. C3: Giống như n/c thẳng, tại 2 đầu ống dây, các đường sức đường sức từ cùng đi vào 1 đầu và cùng đi ra ở đầu kia. Nêu nd của phần KL(SGK/86) 2.Kết luận SGK-66 II . Quy tắc nắm tay phải (15 ph) 1. Chiều của đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào? * Kết luận: Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. 2. Quy tắc nắm tay phải: (SGK/66) - Qui tắc SGK-66? HOẠT ĐỘNG 3. Luyện tập - Yêu cầu HS sử dụng kĩ thuật hỏi đáp - Nêu khái niệm từ phổ cách tạo ra từ phổ Phát biểu quy tăc nắm tay phải? - Yêu cầu HS đọc kĩ phần ghi nhớ SGK/67 GV: Tóm lược nội dung tiết học, khắc sâu trọng tâm bài như phần ghi nhớ HOẠT ĐỘNG 4. Hoạt động vận dụng - Yêu cầu cá nhân thực hiện C4 => C6 C4) Đầu A là cực nam, đầu B là cực bắc C5) Kim nam châm vẽ sai chiều là kim n/c số 5. Dòng điện trong ống dây có chiều đi ra ở đầu dây B. C6) Đầu A của cuộn dây là cực bắc, đầu B là cực nam. - GV: Chốt lại phương pháp làm và kiến thức sử dụng GV: chốt lại vấn đề HOẠT ĐỘNG 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Đọc mục có thể em chưa biết - Tìm hiểu nam châm điện hoạt động như thế nào? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO TIẾT SAU - Học kỹ lý thuyết trong SGK theo phần ghi nhớ - BTVN: Bài 24.1à24.5/SBT-29; 30 - HD: bài 24.3: Dựa vào quy tắc nắm tay phảiàquay sang phải * Đọc trước bài 25. }Sự nhiễm từ của sắt và thép-Nam châm điện~.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tiet_25_tu_truong_cua_ong_day_co_dong_d.doc