Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 14: Phản xạ âm - Tiếng vang - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang. Nhận biết một số vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. Kể tên một số ứng

dụng phản xạ âm.

2. Kĩ năng: Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các thí nghiệm.

3.Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

4. Năng lực – Phẩm chất :

a) Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,

b)Phẩm chất: tự tin,tự chủ

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: 1giá đỡ, 1tấm gương, 1nguồn phát âm dùng vi mạch, 1bình nước.

2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não

 

doc5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 14: Phản xạ âm - Tiếng vang - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : Ngày soạn: 01/12 Ngày dạy: 09/12 TIẾT 15: PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang. Nhận biết một số vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. Kể tên một số ứng dụng phản xạ âm. 2. Kĩ năng: Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các thí nghiệm. 3.Thái độ: Học sinh yêu thích môn học. 4. Năng lực – Phẩm chất : a) Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác, b)Phẩm chất: tự tin,tự chủ II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: 1giá đỡ, 1tấm gương, 1nguồn phát âm dùng vi mạch, 1bình nước. 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động: * Tổ chức lớp: * Kiểm tra bài cũ - Môi trường nào truyền được âm, môi trường nào truyền âm tốt? Lấy ví dụ minh họa? - Chữa bài tập 13.1; 13.2; 13.3 SBT. -HS: Âm có thể truyền qua những môi trường: Rắn, lỏng, khí. Môi trường rắn truyền âm tốt. Ví dụ: Thép truyền âm ở 200C: 6100m/s. 13.1. A.Khoảng chân không. 13.2: Tiếng động chân người điđã truyền qua đất trên bờ, rồi qua nước rồi đến tai cá nên cá bơi tránh xa chỗ khác. 13.3: Đó là vì ánh sáng truyền trong không khí nhanh hơn âm thanh rất nhiều. Vận tốc của ánh sáng trong không khí là 300000000m/s, trong khi đó vận tốc của âm thanh trong không khí chỉ khoảng 340m/s. Vì vậy thời gian để tiếng sét truyền đến tai ta dài hơn thời gian mà ánh sáng chớp truyền đến mắt ta. * Vào bài: Trong cơn dông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài, gọi là sấm rền. Tại sao lại có tiếng sấm rền? 2.Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1:Nghiên cứu âm phản xạ và hiện tượng tiếng vang Phương pháp: Luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề,HĐ nhóm Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời, động não. Thảo luận nhóm. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác, GV: Y/c đọc SGK và trả lời câu hỏi. Em đã nghe thấy tiếng vọng lại lời nói của mình ở đâu? -Trong nhà của mình em có nghe rõ tiếng vang không? -Tiếng vang khi nào có? GV: thông báo âm phản xạ Âm phản xạ và tiếng vang có gì giống nhau và khác nhau? HS: Trả lời theo y/c của GV. -GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1 GV: Yêu cầu học sinh họt động theo nhóm để trả lời câu hỏi C2. HS thảo luận theo nhóm HS: thực hiện các nội dung theo yêu cầu của GV. -GV: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C3 I. Âm phản xạ - tiếng vang -Ta nghe được tiếng vang khi âm dội lại đến tai chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai khoảng thời gian ít nhất là 1/15s + Âm dội lại khi gặp một vật chắn là âm phản xạ. Giống nhau: Đều là âm phản xạ Khác nhau: Tiếng vang là âm phản xạ nghe từ khoảng cách âm phát ra ít nhaatskhoangr 1/15s C1: Nghe tiếng vang ở giếng, ngõ hẹp dài, phòng rộng thường có tiếng vang khi có âm phát ra. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ. C2: Trong phòng kín khoảng cách nhỏ thời gian âm phát ra nghe được ách âm dội lại nhỏ hơn 1/15s -> âm phát ra trùng với âm phản xạ -> âm to Ngoài trời âm phát ra không gặp chướng ngại vật nên không phản xạ lại được, tai chỉ nghe âm phát ra -> âm nhỏ C3: Phòng to, âm phản xạ đến tai em sau âm phát ra -> nghe thấy tiếng vang Phòng nhỏ: Âm phản xạ và âm phát ra đến tai cùng một lúc -> không được nghe tiếng vang a. Phòng nào cũng có âm phản xạ. b. S = V.t Âm truyền trong không khí : V = 340 m/s S = 340m/s . 1/15s = 22,6 m HOẠT ĐỘNG 2:Nghiên cứu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém Phương pháp: Luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề,HĐ nhóm Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời, động não. Thảo luận nhóm. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác, GV: Y/c HS đọc phần thí nghiệm ở H14.2 (SGK) Qua th/ng với hai mặt phản xạ thì các em có nhxét gì về hiện tượng phản xạ của chúng. HS trả lời theo y/c của GV. GV; Yêu cầu học sinh vận dụng để trả lời câu hỏi C4. * GDMT: Khi thiết kế các nhà hát, cần có biện pháp để tạo ra độ vọng hợp lý để tăng cường âm, nhưng nếu tiếng vọng kéo dài sẽ làm âm nghe ko rõ, gây cảm giác khó chịu. II.Vật phxạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. + Mặt gương: Âm nghe rõ hơn + Tấm bìa: Âm nghe không rõ - Âm truyền đến vật chắn rồi phản xạ đến tai - Vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). C4: - Phản xạ âm tốt: Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch. - Phản xạ âm kém: Miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp. 3.Hoạt động luyện tập: Phương pháp: Luyện tập ,vấn đáp, pp giải quyết vấn đề Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời Câu 1. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau: Tai ta nghe được tiếng vang khi; A. Nói to khi đứng trên tàu ngoài khơi B. Nói to trong phòng thu âm C. Nói to trong những hang động lớn Câu 2:Nhận xét nào sau đây là đúng A.Vật có bề mặt cứng, nhẵn là vật phản xạ âm tốt B. Vật có bề mặt mềm, gồ ghề là vật phản xạ âm tốt C. Vật có bề mặt cứng, nhẵn là vật hấp thụ âm tốt D. Vật có bề mặt mềm, gồ ghề là vật hấp thụ âm kém Câu 1 C Câu 2 A 4.Hoạt độngvận dụng: Phương pháp: Luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề,HĐ nhóm Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời, động não. Thảo luận nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi C5 đến C8 Nếu tiếng vang kéo dài thì tiếng nói và tiếng hát nghe rõ không ? Tránh h/tượng âm bị lẫn do tiếng vang kéo dài thì phải làm gì? C6: Qsát H14.3 em thấy tay khum có tác dụng gì? C7 Thời gian âm phản xạ từ đáy biển đến tai là bao nhiêu? C8: HS suy nghĩ chọn hiện tượng và giải thích. C5: C6: Hướng âm phản xạ từ tay đến tai nghe rõ hơn. C7: Độ sâu của đáy biển: S = V.t = 1500m/s. 1/2 s = 750m 5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Có thể em chưa biết: Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn. Đặc biệt con dơi còn có thể sử dụng phản xạ của siêu âm để tránh chướng ngại vật khi bay. Vì vậy có người nói rằng dơi “nhìn” được trong bóng tối * Về nhà các em xem học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 141 ->14.6 ở SBT. - Chuẩn bị bài học mới.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_tiet_14_phan_xa_am_tieng_vang_nam_hoc_2.doc
Giáo án liên quan