Giáo án tuần 15 lớp 4

I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

 1/ Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.

 2/ Hiểu các từ ngữ mối trong bài ( mục đồng, huyền ảo , khát vọng , tuổi ngọc ngà , khát khao).

 Hiểu nội dung bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lững trên bầu trời.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc29 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 15 lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Tập đọc BÀI: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: 1/ Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều. 2/ Hiểu các từ ngữ mối trong bài ( mục đồng, huyền ảo , khát vọng , tuổi ngọc ngà , khát khao). Hiểu nội dung bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lững trên bầu trời. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GV HS 1/Oån định : 2/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài chú đất nung. Nêu ý nghĩa của bài. GV nhận xét ghi điểm. 3/ Bài mới : Giới thiệu bài ghi bảng. Gọi HS đọc toàn bài . Gọi 2 HS đọc tiếp nối nhau. Cho HS rút từ khó .GV ghi bảng hướng dẫn HS phát âm. + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? + Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào? +Trò chơi thả diều đã đem lại cho những trẻ em niềm vui sướng như thế nào? + Trò chơi thả diều đã đem lại cho em những mơ ước nào? Bài văn nói lên điều gì? Luyện đọc diễn cảm. Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài. Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc. Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn bài văn. Nhận xét về giọng đọc và cho điểm học sinh. 4/ Củng cố: Trò chơi thả diều đã mang lại cho những tuổi thơ những gì? 5/ Dặn dò: GV nhận xét tiết học . Học bài và đọc trước bài : Tuổi ngựa. Cánh diều mềm mại như cánh bướm…như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Bằng tai và bằng mắt . Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, …Bay đi diều ơi , bay đi . - Bài văn nói lên Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc. 2 HS luyện đọc theo cặp. 5 HS thi đọc. HS trả lời. - HS lắng nghe. Tiết 71 : CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ KHÔNG I- MỤC TIÊU Giúp HS: Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 Aùp dụng để tính nhẩm II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Giáo viên Học sinh 1-KIỂM TRA BÀI CŨ ? Muốn chia một tích cho một số em làm thế nào? -GV yêu cầu HS tính nhẩm : 320:10 ; 3200:10 ; 32000: 1000 -GV đọc phép tính và gọi HS yêu cầu nói ngay kết quả -GV chữa bài và ghi điểm cho HS II- BÀI MỚI a-Giới thiệu bài : Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 b- Nội dung : *Hoạt động 1:Phép chia 320:40 (trường hợp số bị chia và số chia tận cùng đều có chữ số 0) -GV viết lên bảng phép chia 320:40 và yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên 320:(8 x5) ; 320 : (10x4) ; 320: (2x20);… -GVkhẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện: 320: (10x4)= 320 :10 :4 = 32: 4=8 -GV hỏi : Vậy 320 chia 40 được mấy? -? Em có nhận xét gì về kết quả 320:40 và 32:4 ? -? Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4. -GV nêu kết luận : Vậy để thực hiện 320:40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32và 4 rồi thực hiện phép chia 32:4 -GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 320:40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên -GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng *Hoạt động 2: Phép chia 32000: 400( trường hợp chữ số 0 ở tận cùng của số bịchia nhiều hơn số chia) -GV viết lên bảng phép chia 32000:400 và yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện 32000 : (80x5) ; 32000 : (100x4) ; 32000 : (2x 200);… -GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện: 32000: ( 100x4)=32000: 100:4= 320:4=80 -? : Vậy 32000 chia cho 400 được mấy? -? Em có nhận xét gì về kết quả 32000:400 và 320:4 ? -? Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320,của 400 và 4 -GV nêu kết luận : Vậy để thực hiện 32000:400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320:4 -GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 32000:400, có sử dụng tính chất trên: 32000 400 80 00 0 -GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng - ? :Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ? -GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận. *Hoạt động 3 : Luyện tập , thực hành Bài 1 - ? : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV nhận xét và ghi diểm cho HS Bài 2 - ? : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? a) X x40 =25600 b) X x90 = 37800 X = 25600 :40 X = 37800 : 90 X = 640 X = 420 -GV hõi HS vừa lên bảng làm bài : Tại sao để tính x trong phần a em lại thực hiện phép chia 25600:40 ? -GV nhận xét và ghi điểm cho HS Bài 3 -GV yêu cầu HS đọc dề bài -GV nhận xét và ghi điểm cho HS 3-CỦNG CỐ , DẶN DÒ * Trò chơi : -GV viết lên bảng các phép chia sau: a) 1200 : 60 = 200 b) 1200 : 60 = 2 c) 1200 : 60 = 20 - ? Trongcác phép chia trên , phép tính nào đúng, sai ? Đúng ghi Đ, sai ghi S - Cho 2 HS đại diện 2 nhóm -? Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, chúng ta phải lưu ý điều gì? -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về học bài và chuẩn bị bài sau -HS trả lời -HS tính nhẩm -HS nhắc lại tựa bài -HS nêu cách tính -HS thực hiện tính -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS nêu lạikết luận -1HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp -HS nêu cách tính -HS thực hiện tính -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS nêu lại kết luận -1HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp -HS trả lời -HS đọc lại kết luận -HS nêu -2HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT -HS nhận xét -HS nêu -2HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần lớp làm VBT -2HS nhận xét -HS trả lời -1HS đọc -1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT -HS đọc các phép chia -HS chơi trò chơi -HS trả lời KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO ( TIẾT 2) I/ MỤC TIÊU : Như tiết 1 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy màu , băng dính , bút viết. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Oån định: 2/ Kiểm tra bài cũ: + Vì sao chúng ta phải biết ơn thầy cô giáo? + Gọi học đọc ghi nhớ. + GV nhận xét bài cũ. 3/ Bài mới : Giới thiệu bài ghi bảng . HOẠT ĐỘNG 1BÁO CÁO KẾT QUẢ SƯU TẦM - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm . + Phát cho mối nhóm HS 3 tờ giấy và bút . + Yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao tục ngữ đã sưu tầm được vào một tờ giấy ; tên các chuyện kể sưu tầm được vàop tờ giấy khác ;và ghi tên kỉ niệm khó quên của mỗi thành viên vào tờ giấy còn lại . - Tổ chức làm việc cả lớp . + Yêu cầu các nhóm dán lên bảng các kết quả theo 3 nhóm . - Lớp hát. - Học sinh trả lời. - Học sinh nhắc lại - HS làm việc theo nhóm . - Lần lượt từng HS trong nhóm ghi vào giấy các nội dung theo yêu cầu của GV (không ghi trùng lặp ) . - Cử người đọc các câu ca dao ,tục ngữ . - Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả . HOẠT ĐỘNG 2THI KỂ CHUYỆN - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : + Lần lượt mỗi HS kể cho bạn của nhóm nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kỉ niệm của mình . + Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu chuyện hay để thi kể chuyện . - Tổ chức làm việc cả lớp : + Yêu cầu lần lượt từng nhóm lên kể chuyện .Cử 5 HS làm ban giám khảo phát cho mỗi thành viên ban giám khảo 3 miếng giấy màu :đỏ , cam ,vàng để đánh giá . + Hỏi HS : Em thích nhất câu chuyện nào ? vì sao ? + Kết luận : Các câu chuyện mà các em được nghe đều thể hiện bài học gì? - Dù chúng ta đã học lớp khác có nhiều bạn vẫn nhớ thầy cô giáo cũ .Đối với thầy cô giáo cũ hay thầy cô giáo mới ,các em phải ghi nhớ :chúng ta luôn phải biết yêu quý , kính trọng ,biết ơn thầy cô . HOẠT ĐỘNG 3 SẮM VAI XỬ LÍ TÌNH HUỐNG - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm . + Đưa ra 3 tình huống : + Yêu cầu 1/2 số nhóm thảo luận giải quyết tình huống 1,2 ;1/2 số nhóm còn lại thảo luận giải quyết tình huống 3 và sắm vai thể hiện cách giải quyết . Tình huống 1: Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục .Em sẽ làm gì ? Tình huống 2: Cô giáo chủ nhiệm lớp em còn trẻ ,con cô còn nhỏ ,chồng cô đi công tác xa .Các em sẽ làm gì để giúp cô Tình huống 3 : Em và một nhóm bạn trên đường đi học về thì gặp con một cô giáo đang đi học về một mình .Nam liền nói :A nó là con cô giáo Lan đấy .Hôm qua qua cô ấy mắng oan tớ .Hôm nay tớ phải trêu con bé này cho bõ tức , em sẽ xử lí như thế nào ? - Yêu cầu HS làm việc cả lớp : + Yêu cầu các nhóm thể hiện cách giải quyết (nếu trùng cách giải quyết thì không lặp lại ) + Hỏi :Em có tán thành cách giải quyết của nhóm bạn không ? + Hỏi :Tại sao em lại chọn cách giải quyết đó ? Cách làm đó có tác dụng gì? 4/ Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài yêu lao động. - HS làm việc theo nhóm . + Lân lượt kể cho nhóm nghe câu chuyện của mình đã chuẩn bị . + Chọn 1 câu chuyện hay, tập kể cho trong nhóm để chuẩn bị dự thi . + HS mỗi nhóm lần lượt lên kể chuyện . - Ban giám khảo đánh giá :đỏ –rất hay ,cam-hay, vang-bình thường . - Các HS khác nhận xét , bày tỏ cảm nhận về các câu chuyện . -Trả lời . - Lắng nghe . - HS làm việc theo nhóm . + Các nhóm đọc các tình huống được giao và thảo luận đưa ra cách giải quyết ,đóng vai thể hiện tình huống .Cách giải quyết tốt : - Các nhóm lên bảng đóng vai , các HS khác theo dõi - HS trả lời . - HS trả lời . - Lắng nghe . Thứ ba ngày tháng năm CHÍNH TẢ (nghe – viết) CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài: “Cánh diều tuổu thơ.” 2- Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch, thanh hỏi/thanh ngã. 3- Biết miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của BT2, sao cho các bạn hình dung được đồ chơi, có thể biết chơi đồ chơi và trò chơi đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Một vài đồ chơi phục vụ cho BT2, 3. Ví dụ : chong chóng, chó lái xe, chó bông biết sủa, tàu thuỷ, ô tô cứu hoả, búp bê,… - Một vài tờ phiếu kẻ bảng( xem mẫu ở dưới) để Hs các nhóm thi làm BT2 + Một tờ giấy khổ to viết lời giải BT2a hoặc 2b. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC - Gv đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp 5- 6 tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x ( chứa tiếng có vần ât hoặc âc)theo yêu cầu BT3 tiết CT trước. – GV nhận xét + cho điểm. 2 HS viết trên bảng lớp.HS còn lại viết vào nháp. Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe viết đúng một đoạn trong bài “Cánh diều tuổu thơ”. Sau đó chúng ta cùng luỵên tập để viết đúng chính tả các tiếng có âm đầu (tr/ch), có thanh (hỏi/ngã). HS lắng nghe HS nhắc lại. a/ Hướng dẫn chính tả - GV đọc toàn bài chính tả “Cánh diều tuổi thơ” một lượt. Chú ý phát âm rõ ràng, tạo điều kiện cho HS chú ý đến tiếng có âm (tr/ch).dấu hỏi/ngã - Cánh diều đẹp như thế nào? ( Cánh diều miềm mại như cánh bướm). - Các em đọc thầm lại toàn bài, chú ý những từ ngữ dễ viết sai (cánh diều, bãi thả, hét trầm, bổng, sao sớm) - Chúng ta tập viết các từ ngữ dễ viết sai vào bảng con. GV đọc – HS viết. GV đưa bảng mẫu. HS phân tích tiếng khó - GV nhắc HS : ngồi viết cho đúng tư thế. - GV đọc mẫu lần 2. - HS gấp SGK lại. b/ GV cho hs viết chính tả - GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2- 3 lượt cho HS viết theo tốc độ viết quy định. - GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài. HS tự sửa lỗi viết sai. c/ Chấm chữa bài - Các em đổi vơ,û soát lỗi cho nhau, các em đối chiếu SGK sửa những chữ viết sai bên lề trang vở. - Em nào không mắc lỗi, sai từ 1- 5 lỗi, dưới 5 lỗi. - GV chấm từ 5 đến 7 bài. - GV nhận xét chung về bài viết của HS. Cả lớp, cá nhân. Lắng nghe Trả lời Đọc thầm Viết từ khó vào bảng con Gấp SGK Cá nhân HS viết bài Dò bài, tự sửa lỗi HS sửa lỗi cho bạn BT2 : a/ Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi (chọn a/b) a/ Tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch: - Các em làm bài vào VBT: - Đồ chơi : chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, que chuyền, trống ếch, trống cơm, cầu trượt … - Trò chơi : chọi dế, chọi cá, chọi gà, thả chim, chơi chuyền, đánh trống, trốn tìm, trồng nụ trồng hoa, cắm trại, bơi trải, cầu trượt … b/ Tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã : Thực hiện như câu a BT 3 : Miêu tả đồ chơi + trò chơi: - Các em đọc yêu cầu BT3. - Các em tả sao cho các bạn hình dung được đồ chơi và cách chơi các em sẽ đạt điểm cao - HS cầm đồ chơi lên tả hoặc nêu cách chơi. - Cả lớp và Gv nhận xét, Bình chọn bạn hay nhất. Cá nhân, nhóm Đọc yêu cầu Lắng nghe Đọc to Làm vào vở Thi đua theo nhóm như câu a Đọc yêu cầu HS trình bày -Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì ? - Chúng ta được học tímh từ có âm nào, vần nào? - Chuẩn bị chính tả tuần 16 - GV nhận xét tiết học. Trả lời - HS lắng nghe. MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI, TRÒ CHƠI I/. Mục tiêu: Biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ. Hiểu ý nghĩa của một số câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung liên quan điển chủ điểm. Biết sử dụng khéo léo một số tục ngữ , thành ngữ trong một số tình huống cụ thể nhất định. II/. Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như bài tập 1, bài tập 2. Tranh ảnh về một số trò chơi dân gian (nếu có). III/. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu 3 HS lênbảng, mỗi HS đặt 2 câu hỏi. -Yêu cầu HS nhận xét câu bạn viết trên bảng xem có đúng mục đích không? Có giữ phép lịch sự khi hỏi không? -Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Tiết luyện từ và câu hôm nay, lớp mình cùng tìm hiểu về các trò chơi dân gian, cách sử dụng một số thành ngữ có liên quan đến chủ đề Trò chơi – đồ chơi. b) Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: -Yêu cầu HS đọc yêu cầu. -Phát giấy và bút dạcho từng nhóm. Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm hoànthành phiếu và giới thiệu với các bạn về trò chơi mà em biết. -Yêu cầu nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhân xét, bổ sung. -Nhận xét, kết luận lời giải đúng -Hãy giới thiệu cho các bạn hiểu về cách thức chơi của một trò chơi mà em biết. Ví dụ: +Ô ăn quan Bài 2: -Yêu cầu HS đọc yêu cầu. -Phát phiếu và bút cho các nhóm HS. Yêu cầu HS hoàn chỉnh phíêu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. -Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. -Kết luận lời giải đúng. Bài 3: -Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, GV nhắc HS: +Xây dựng tình huống. +Dùng câu tục ngữ thành ngữ để khuyên bạn. -Yêu cầu HS trình bày. -Nhận xét và cho điểm HS. -Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ thành ngữ. 3. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS vế nhà làm BT3 và sưu tầm 5 câu tục ngữ, thành ngữ. -3 HS lênbảng đặt câu hỏi. +Một câu với người trên. +Một câu với bạn. +Một câu với người ít tuổi hơn mình. -2 HS đứng tại chỗ trả lời -Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. -Hoạt động trong nhóm 4 HS. -Nhận xét, bổ sung phiếu trên bảng. -Chữa bài (nếu sai). -Tiếp nối nhau giới thiệu. -1 HS đọc thành tiếng. -2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, làm BT vào phiếu hoặc dùng bút chì làm vào vở nháp. -Nhận xét, bổ sung. -Đọc lại phiếu: 1 HS đọc câu tục ngữ thành ngữ, 1 hS đọc nghĩa của câu. -1 HS đọc thành tiếng. -2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, sứ lý tình huống hoặc câu tục ngữ, thành ngữ để khuyênbạn. -3 cặp HS trình bày. -Chữa bài (nếu sai) Tiết 72 : CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I-MỤC TIÊU Giúp HS: Biết cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. Aùp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải toán. II- CAC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Giáo viên Học sinh 1. KIỂM TRA BÀI CŨ ? Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta phải lưu ý điều gì? - GV nhận xét và ghi điểm học sinh. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI a) Giới thiệu bài: “Chia cho số có hai chữ số”. b) Nội dung *Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia cho số có hai chữ số §Phép chia 672: 21 Đi tìm kết quả: - GV viết lên bảng phép chia 672 : 21 và yêu cầu HS sử dụng tính chất một só chia cho một tích để tìm kết quả của phép chia. 672 : 21 = 672 : (3 x 7) = 672 : 3 : 7 = 224 : 7 = 32 - GV hỏi: vậy 672 :21 bằng bao nhiêu? - GV giới thiệu: với cách làm trên chúng ta đã tìm được kết quả của 672 ; 21, tuy nhiên cách làm này rất mất thời gian, vì vậy để tính 672 : 21 người ta tìm ra cách đặt tính và thực hiện tính tưong tự như với phép chia cho số có một chữ số. Đặt tính và tính - GV yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính chia cho số có một chữ số để đặt tính 672 : 21. - GV hỏi: chúng ta thực hiện chia theo thứ tự nào? - GV: phép chia trong phép chia này là bao nhiêu? - GV yêu cầu HS thực hiện phép chia. - GV nhận xét cách thực hiện phép chia của HS, sau đó thống nhất lại với HS cả lớp cách chia đúng như sách giáo khoa đã nêu: chia theo thứ tự từ trái sang phải. Lưu ý: ở lượt chia đầu tiên lấy ít nhất hai chữõ số để chia. - GV hỏi: phép chia 672 : 21 là phép chia có dư hay phép chia hết? Vì sao? (là phép chia hết vì có số dư bằng 0). § Phép chia 779 : 18 - GV viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. - GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung sách giáo khoa trình bày. - GV hỏi: phép chia 779 : 18 là phép chia hết hay phép chia có dư? (là phép chia có số du bằng 5). - Trong các phép chia có số dư, chúng ta phải chú ý điều gì? (trong các phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hon số chia). §Tập ước lượng thương - GV: khi thực hiện các phép chia cho số có 2 chữ số, để tính toán nhanh, chúng ta cần biết cách ước lượng thương. + GV viết lên bảng các phép chia sau: 75 : 23 ; 89 : 22 ; 68 : 21 ;… + GV: để ước lượng thương của các phép chia trên được nhanh, ta lấy hàng chục chia cho hàng chục. + GV yêu cầu HS thực hành ước lượng thương của phép chia trên. - GV yêu cầu HS lần lượt nêu cách nhẩm của từng phép tính trên trước lớp. - GV cho cả lớp tập ước lượng với các phép chia trước. Ví dụ: 79 : 28 ; 81 : 19 ; 72 : 18 -GV nhận xét , chốt, hỏi : Muốn chia cho số có hai chữ số ta làm thế nào ? *Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 - GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp. - GV yêu cầu HS tự tóm tắt đề bài và làm bài. - GV nhận xét và ghi điểm cho HS. Bài 3 - GV yêu cầu HS tự làm bài - GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đóyêu cầu 2 HS vừa lên bảng giải thích cách làm của mình. - GV nhận xét và ghi điểm HS. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhắc lại cách thực hiện chia cho số có 2 chữ số. - GV tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. -HS trả lời -HS nghe GVgiới thiệu bài -HS thực hiện -HS nêu -1HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp -HS trả lời -HS trả lời -1HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp -HS trả lời -1HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp -HS trả lời -HS trả lời -HS theo dõi GV giảng -HS đọc các phép chia -HS nhẩm để tìm thương sau đó kiểm tra lại -HS theo dõivà nhận xét -4HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT -HS nhận xét -HS đọc -1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT -2HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp, mỗi HS làm một phần, lớp làm vào VBT -HS a nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân. HS b nêu cách tìm số chia chưa biết trong phép chia và giải thích Lịch sử NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: Nhà Trần rất quan tâm tới việc đáp đê. Đắp đê để giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình minh hoạ trong SGK III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GV HS 1/ Oån định: 2/ Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng, - Nhà Trần thành lập vào thế kỉ nào? - Nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp? -GV nhận xét chi điểm. 3/ Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng. HOẠT ĐỘNG 1 GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi. + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là gì? + Sông ngòi ở nước ta như thế nào? + Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông? Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sông nhân dân - GV chỉ trên bản đồ và giới thiệu cho HS thấy sự chằng chịt sông ngòi của nước ta. HOẠT ĐỘNG 2 NHÀ TRẦN TỔ CHỨC ĐẮP ĐÊ CHỐNG LỤT - GV yêu cầu HS đọc SGK , thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Nhà trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào - GV yêu cầu 2 nhóm tiếp nối nhau lên bảng ghi lại những việc nhà Trần đã làm để đắp đê chống lụt bão. - Yêu cầu HS cả lớp nhận xét trình bày của 2 nhóm. HOẠT ĐỘNG 3 KẾT QUẢ CÔNG CUỘC ĐẮP ĐÊ CỦA NHÀ TRẦN - Gọi HS đọc SGK. Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong trong công cuộc đắp đê? - Hệ thống đê điều đã giúp gì cho đời sống và nhân dân ta? 4/ Củng cố: - Muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì? - Gọi HS đọc ghi nhớ. 5/ Dặn dò: - GV nhận xét tiết học . - Về học bài và chuẩn bị bài 14. - Hát. - HS trả lời. - HS nhắc lại. - HS làm việc cá nhân , sau đó phát biểu ý kiến. Mỗi lần có HS phát biểu ý kiến , cả lớp cùng theo dõi . thống nhất câu trả lời đúng. - Làm nghề nông là chủ yếu. -Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt - HS lên chỉ. - Chia lớp thành 4 nhóm , đọc SGK , thảo luận để tìm câu trả lời. - 2 nhóm lên viết trên bảng, mỗi thành viên chỉ viết 1 ý kiến . - Các nhóm cón lại nhận xét , bổ sung ý kiến . - 1 HS đọc. - Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc sông Hồng và và các con sông lớn khác…. - Đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển , đời sông nhân dân thêm ấm no , thiên tai lũ lụt giảm nhẹ. - HS trả lời. - 2 HS đọc. - Học sinh lắng nghe. Thể dục Tiết 29 BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG

File đính kèm:

  • docTUAN 15-L4.doc
Giáo án liên quan