Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm 2017-2018 - Trường TH Gia Thụy (Có đáp án)

Câu 2/ Bố cậu đã giúp cậu như thế nào?

a. Ông nhờ người đến giúp đỡ

b. Ông nhấc hòn đá ra chỗ khác

c. Ông tìm một chiếc gậy cứng để bẩy hòn đá đi

Câu 3/ Vì sao người bố lại nói cậu bé chưa dùng hết sức của mình?

a. Vì cậu chưa nhờ đến sự giúp đỡ của người thân và bạn bè.

b. Vì cậu không tập thể dục nên không dùng được hết sức của mình.

c . Vì cậu chưa biết cách dùng hết sức của mình.

Câu 4/ Em hiểu câu nói của người cha: “ Chỉ với sức mạnh ấy, nhiều điều không thể sẽ trở thành có thể.” có ý nghĩa gì?

a. Sức mạnh của mỗi người luôn tiềm ẩn bên trong.

b. Việc khó đến đâu nếu biết phát huy sức mạnh xung quanh ta sẽ đạt được thành công.

c. Muốn làm được mọi việc, bản thân phải có sức mạnh kì diệu.

Câu 5/ Em có suy nghĩ gì sau khi đọc xong câu chuyện này?

 

doc6 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm 2017-2018 - Trường TH Gia Thụy (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THỤY Họ tên : Lớp 5 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2017-2018 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - PHẦN ĐỌC Ngày tháng 12 năm 2017 Điểm đọc hiểu: . Điểm đọc tiếng:. Điểm môn TV Nhận xét của giáo viên GV chấm Điểm đọc: . I . ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm): Giáo viên kiểm tra trong các tiết ôn tập theo hướng dẫn KT đọc thành tiếng cuối kì I II . ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (7 điểm) : Thời gian làm bài 30 phút Sức mạnh của tình yêu thương Một cậu bé đang đùa nghịch với một đống cát trên sân. Đang chơi, cậu bỗng nhìn thấy một tảng đá lớn choán chỗ ở phía trước. Cậu bé thầm nghĩ: “Sao lại có tảng đá ở đây nhỉ? Mình mà bị vấp vào nó thì ngã đau lắm đây.” Nghĩ vậy, cậu bé quyết định phải chuyển tảng đá sang chỗ khác. Nhưng dù cậu đã cố gắng hết sức để nhấc lên, tảng đá vẫn cứ cứng đầu, nằm im lìm ở chỗ cũ. Cậu bé bất lực ngồi xuống, òa khóc. Thấy con khóc, ông bố bèn bước ra hỏi: - Con trai, con đã dùng hết sức mạnh của mình để nhấc tảng đá lên chưa? Cậu bé rấm rứt gật đầu: - Con đã cố hết sức mà tảng đá không hề di chuyển tí nào. - Chưa đâu, con ạ!- Người cha điềm đạm nói. - Con chưa nhờ bố giúp phải không? Nói rồi, người cha ngồi xuống, nhẹ nhàng nhấc tảng đá ra chỗ khác. Sau đó, ông quay lại ân cần bế cậu bé và bảo: - Con biết không, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự mình làm tất cả mọi việc. Sức mạnh của một người không phải chỉ có trong cơ thể chính bản thân họ mà nó còn nằm người thân, bạn bè- những người luôn quan tâm đến ta và sẵn lòng giúp đỡ khi ta cần. Chỉ với sức mạnh ấy, nhiều điều không thể sẽ trở thành có thể. Theo Tuệ Nương Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu. Câu 1/ Vì sao cậu bé òa khóc? a. Vì cậu bé chơi một mình cảm thấy buồn. b. Vì chân cậu ta va phải tảng đá rất đau c. Vì cậu không thể nhấc được tảng đá lên. Câu 2/ Bố cậu đã giúp cậu như thế nào? a. Ông nhờ người đến giúp đỡ b. Ông nhấc hòn đá ra chỗ khác c. Ông tìm một chiếc gậy cứng để bẩy hòn đá đi Câu 3/ Vì sao người bố lại nói cậu bé chưa dùng hết sức của mình? a. Vì cậu chưa nhờ đến sự giúp đỡ của người thân và bạn bè. b. Vì cậu không tập thể dục nên không dùng được hết sức của mình. c . Vì cậu chưa biết cách dùng hết sức của mình. Câu 4/ Em hiểu câu nói của người cha: “ Chỉ với sức mạnh ấy, nhiều điều không thể sẽ trở thành có thể.” có ý nghĩa gì? a. Sức mạnh của mỗi người luôn tiềm ẩn bên trong. b. Việc khó đến đâu nếu biết phát huy sức mạnh xung quanh ta sẽ đạt được thành công. c. Muốn làm được mọi việc, bản thân phải có sức mạnh kì diệu. Câu 5/ Em có suy nghĩ gì sau khi đọc xong câu chuyện này? Câu 6/ Câu văn: “Nhưng dù cậu đã cố gắng hết sức để nhấc lên, tảng đá vẫn cứ cứng đầu, nằm im lìm ở chỗ cũ .” có mấy tính từ?Là những từ nào?Viết câu trả lời của em. Câu 7/ Các động từ có trong câu văn: “Nghĩ vậy, cậu bé quyết định phải chuyển tảng đá sang chỗ khác.” là: Câu 8/ Tìm các câu hỏi có trong bài và cho biết câu hỏi đó là của ai, dùng để làm gì?(em chép lại hoặc đánh số câu hỏi đó trong bài đọc trên). Câu 9/ Trong vai cậu bé, em hãy đặt một câu hỏi tỏ ý thán phục sau việc làm của bố giúp cậu bé. TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2017 - 2018 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4- PHẦN VIẾT (Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề) I. Viết chính tả (2 điểm): 15 phút GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau: ĐÁNH TAM CÚC Con tượng vàng béo múp míp. Con mã điều trông hơi giống con dê. Con tốt đỏ đi đất, đầu đội nón dấu, tay cầm giáo. Con pháo cong cong. Con xe có hình hộp...Con chui sấp, con lật ngửa...Tiếng gọi một, gọi đôi, lúc tứ tử trình làng...Mỗi lúc được ăn “kết”, chị lại ôm choàng lấy tôi mà cười, không khí lại càng thêm vui vẻ. Lại có lúc “cả làng” cười phá lên vì tướng bà bị ...té...re...làm cho ba gian nhà như mở hội. Theo Băng Sơn II– Tập làm văn (8 điểm): 35 phút Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích. TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2017 – 2018 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm (Đánh giá theo hướng dẫn KTĐK HKI môn TV4) – Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm – Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm – Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Phần đọc hiểu: 7 điểm Câu Đáp án Điểm Câu 1 Chọn ý c 0.5 Câu 2 Chọn ý b 0.5 Câu 3 Chọn ý a 1 Câu 4 Chọn ý b 1 Câu 5 HS nêu được ý: trong cuộc sống phải biết hợp tác, biết dựa vào sự giúp đỡ của người khác mới đem lại thành công, mới làm được việc lớn. 1 Câu 6 HS tìm được 2 tính từ cho 0.25 điểm, 3 tính từ cho 0.5 điểm cứng đầu, im lìm, cũ 0.5 Câu 7 Liệt kê đầy đủ 3 ĐT cho 0.5điểm, nếu thiếu 1 ĐT trừ 0.25 điểm Các ĐT: nghĩ, quyết định, chuyển 0.5 Câu 8 Tìm đúng 3 câu hỏi và trả lời đúng câu hỏi của ai mục đích làm gì cho 1 điểm. Thiếu 1 câu trừ 0.25 điểm. 1 Câu 9 Đặt đúng câu hỏi theo yêu cầu cho 1 điểm. Thiếu dấu câu, sai lỗi chính tả trừ 0.5 đ 1 Tổng 7 II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1. Chính tả: 2 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả : 2điểm - Sai từ 2-> 4 lỗi chính tả trừ 0.5 điểm - Sai 5 lỗi chính tả trừ 1 điểm. - Bài viết xấu, bẩn, không đúng cỡ chữ toàn bài trừ 0.5 điểm - Không trừ quá 1 điểm bài viết bẩn, sai cỡ chữ 2. Tập làm văn: 8 điểm Viết đúng cấu trúc bài văn tả đồ vật đảm bảo đủ 12 câu văn trở lên, có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài cho: 4 điểm. - Diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh từ ngữ gợi tả, gợi cảm cho 1, 5 điểm - Giữa các đoạn có sự liên kết câu chặt chẽ, kết nối giữa các đoạn văn trong bài cho 1 điểm. - Biết lồng cảm xúc trong khi viết, viết sáng tạo cho 1 - Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ cho 0.5 điểm Lưu ý: bài viết không đủ số câu, không rõ 3 phần cho tối đa 3 điểm. Số câu quá ít, không đủ cấu trúc tùy theo nội dung GV cho từ 2,5-2-1,5đ Bài viết còn mắc từ 3 lỗi chính tả hoặc dùng từ trở lên không cho điểm 7 phần viết TLV. * Giáo viên lưu ý sau khi nhận bài kiểm tra, ghim bài viết dưới bài đọc hiểu, điểm trên bài đọc hiểu bao gồm: Điểm đọc tiếng, đọc hiểu, điểm đọc (GV trông chấm vào điểm), điểm môn Tiếng Việt (GV chủ nhiệm tổng hợp bài kiểm tra đọc và viết ghi điểm tổng hợp)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_2017_2018.doc
Giáo án liên quan