Chuyên đề Môn toán lớp 5 năm học 2007 - 2008

Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu và một số dạng của hình tam giác.

- Biết tính chu vi hình tròn, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn.

- Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương

ppt15 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Môn toán lớp 5 năm học 2007 - 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các thầy cô giáo đến dự chuyên đề môn toán lớp 5 năm học 2007 - 2008 nhiệt liệt Chào mừng tỉnh hải Dương Ngày 26/10/2007 I.Mục tiêu dạy các yếu tố hỡnh học lớp 5 - Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu và một số dạng của hình tam giác. - Biết tính chu vi hình tròn, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn. - Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Phần 1: Hỡnh học - Nhận biết được các dạng hình tam giác: Có 3 góc nhọn, có 1 góc tù và 2 góc nhọn, có 1 góc vuông và 2 góc nhọn, biết cách tính diện tích của hình tam giác. - Nhận biết được hình thang và một số đặc điểm của nó, biết cách tính diện tích của hình thang. - Biết tính chu vi và diện tích của hình tròn. - Nhận biết được hình hộp chữ nhật, hình lập phương và một số đặc điểm của nó; biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Nhận biết được hình trụ, hình cầu. II. Mức độ cần đạt 1. Về cấu trúc nội dung - Hỗ trợ số học và các mạch kiến thức khác. - Bổ sung, hoàn thiện, hệ thống, ôn tập. 2. Về bước đầu hình thành khái niệm hình học. * Mức độ: Bước đầu giới thiệu (hình tam giác, hình thang; Hình tròn, đường tròn; Hình hộp chữ nhật, hình lập phương). * Trực quan (quan sát, so sánh) - (hình trụ, hình cầu (giới thiệu). - Cho HS phân biệt khái niệm “đường cao” với “chiều cao” của hình. - Chưa yêu cầu học sinh coi hình chữ nhật hoặc hình bình hành cũng như hình thang. - Cần cho học sinh phân biệt hai khái niệm hình tròn và đường tròn để chuẩn bị cho việc học tính chu vi và diện tích hình tròn. - Chưa yêu cầu học sinh nêu hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau. III. Một số lưu ý về nội dung và PPDH 3. Về dạy học quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang. - Dựa vào cát ghép hình để đưa về tính diện tích các hình đã biết quy tắc tính (hình tam giác cắt ghép thành hình chữ nhật; hình thang cắt ghép thành hình tam giác) - Hình thành quy tắc tính diện tích bằng lời và bằng công thức. 4. Về dạy học quy tắc tính chu vi và diện tích hình tròn: Chủ yếu mang tính chất “giới thiệu và được công nhận” (không yêu cầu học sinh biết cách xây dựng các quy tắc đó). 5. Về quy tắc tính dtxp, dttp hình hộp chữ nhật, HLP: a. Hình hộp chữ nhật: quy tắc tính diện tích xung quanh được xây dựng từ diện tích hình khai triển của hình hộp; Từ đó tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bằng cách lấy tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy. b. Hình lập phương: Dựa vào đặc điểm các mặt của hình đều bằng nhau, ta có thể tính được diện tích xung quanh hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4; diện tích toàn phần bằng diện tích một mặt nhân với 6. c. Lưu ý: Phần bài học chưa khái quát bằng công thức chữ để tính diện tích các hình khối. 6. Về quy tắc tính thể tích các hình. Hình hộp chữ nhật. HL phương. - Đưa bài toán dẫn (ví dụ cụ thể) về tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương có kích thước đo bằng xăng-ti-mét. - Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương bằng cách "đếm" số hình lập phương 1 cm3 có trong mỗi hình. - Từ công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương với các số đo cụ thể ta khái quát (công nhận) thnàh quy tắc tính thể tích của mỗi hình với các số đo bằng chữ. 7. Một số dạng bài tập chủ yếu về hình học. - Nhận dạng hình. - Tính diện tích các hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình tròn, các hình trong thực tế. - Tính chu vi các hình (vuông, chữ nhật, tròn) - Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 8. Về giải toán có nội dung hình học - Về hình (tuỳ theo yêu cầu đề bài). - Ghi tên đơn vị đo thích hợp ở mỗi phép tính giải và ở đáp số (đơn vị đo độ dài, diện tích, thể tích). - Phát huy tính sáng tạo khi giải bài toán tính diện tích các hình trong thực tế (phân chia các hình). - Phát triển óc tưởng tượng không gian khi giải bài toán về hình khối (VD bài 3 trang 123, bài 3 trang 125) 1. Lập kế hoạch dạy học 2. Chuẩn bị thiết bị dạy học (GV, HS) 3. Cách tiến hành: - Xây dựng công thức kết hợp với sử dụng đồ dùng. - Mở rộng các cách khác để xây dựng công thức: Dựa vào hình bình hành. IV. Minh hoạ dạy bài: Diện tích hỡnh tam giác 1. Bài tập về đếm hình, vẽ hình, gấp hình. 2. Bài tập về cắt ghép hình. 3. Bài tập về chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông. 4. Bài tập về diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn. 5. Bài tập về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần HHCN, HLP. 6. Bài tập về thể tích HHCN, HLP. V. Một số dạng bài tập phát triển (Dành cho việc bồi dưỡng HS giỏi) Toán chuyển động đều thuộc mục tiêu thứ tư trong mục tiêu Toán 5 (thuộc phần giải toán có lời văn) Bước giải và trình bày bài giải các bài toán có đến 4 bước tính. Để thực hiện tốt phần giải toán chuyển động đều chúng ta cần chú ý: 1. Bảng đơn vị đo thời gian: (trang 29 SGK) trong đó lưu ý: Đổi đơn vị đo thời gian 2. Cộng, trừ số đo thời gian Nhân số đo thời gian với một số. Chia số đo thời gian cho một số. - Cách đặt tính rồi tính. - Tính và trình bày tính. Phần 2: Toán chuyển động đều 4. Về giải toán “Chuyển động đều”. * Ba bài toán cơ bản về CĐ của 1 động tử. - Bài toán 1: Tìm vận tốc - Bài toán 2: Tìm quãng đường - Bài toán 3: Tìm thời gian * Hai bài toán về CĐ của động tử (được giới thiệu ở phần luyện tập, không học thành bài): - Chuyển động ngược chiều: - Chuyển động cùng chiều: * Lưu ý: - Mức độ (đơn giản, tường minh). - Mức độ trọng tâm là 3 bài toán cơ bản. - Tương ứng giữa các đơn vị đo vận tốc, thời gian quãng đường (km/h, m/phút, m/giây). 1. Lập kế hoạch dạy học. 2. Xây dựng các bước hình thành kiến thức. 3. Phương pháp, hình thức tổ chức lớp. 4. Rút ra kết luận. Minh hoạ dạy bài: Vận tốc 1. Bài tập về lịch. 2. Bài tập về đồng hồ. 3. Bài tập về tính tuổi. 4. Bài tập về tính quãng đường. 5. Bài tập về tính vận tốc. 6. Bài tập về tính thời gian. 7. Chuyển động ngược chiều gặp nhau. 8. Chuyển động cùng chiều đuổi nhau. 9. Chuyển động ngược chiều đuổi xa nhau. 10. Động tử có chiều dài đáng kể. 11. Chuển động theo đường vòng. 12. Lên dốc, xuống dốc. 13. Chuyển động xuôi dòng, ngược dòng. 14. Toán vòi nước. 15. Toán làm chung một công việc Một số dạng bài tập phát triển (Dành cho việc bồi dưỡng HS giỏi) Thảo luận: Nêu các kinh nghiệm, ý kiến thắc mắc, tháo gỡ của giáo viên

File đính kèm:

  • pptChuyen de toan 5.ppt
Giáo án liên quan