I. Mục tiêu cần đạt.
Học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 đến lớp 9 ( từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa)
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: Soạn – giảng.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao phải rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ.
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.
Từ lớp 6 đến lớp 9 các em đã tìm hiểu và học về từ vựng tiếng Việt . Vậy hôm nay cô và các em cùng ôn lại những kiến thức đó.
29 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn ngữ văn 9 năm học 2009- 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: / /2009. Tiết 1 - 2
NG: / /2009 Tiếng Việt
ôn tập về từ vựng
( Từ đơn, từ phức... từ nhiều nghĩa)
I. Mục tiêu cần đạt.
Học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 đến lớp 9 ( từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa)
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: Soạn – giảng.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao phải rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ.
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.
Từ lớp 6 đến lớp 9 các em đã tìm hiểu và học về từ vựng tiếng Việt . Vậy hôm nay cô và các em cùng ôn lại những kiến thức đó.
HĐ của thầy và trò
ND kiến thức cần đạt
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
HĐ2
Từ đơn là gì, từ phức, phân biệt các loại từ phức cho ví dụ.
- Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Từ đơn: từ gồm một tiếng, từ phức có hai tiếng trở lên.
- Ví dụ: Lá, hoa, bút, là từ đơn.
- Ví dụ: Chăn nuôi, bánh chưng, là từ phức.
- Có 2 loại từ phức: Từ ghép, từ láy.
Hãy xác định từ láy và từ ghép ?
Lưu ý : Các từ láy phải cùng trong nhóm thanh :
+. Thanh cao : không dấu, hỏi, sắc
+. Thanh thấp : Huyền, ngã, nặng
Xác định từ láy có sự giảm nghĩa và từ láy có sự tăng nghĩa so với yếu tố gốc.
Hãy nhắc lại thế nào là thành ngữ. Cho ví dụ.
- Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Ví dụ: Kiến bò miệng chén, ba chìm bẩy nổi, tắt lửa tối đèn, một nắng hai sương.
Thành ngữ có nghĩa như thế nào.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
Trong các tổ hợp từ sau đâu là thành ngữ , đâu là tục ngữ ?
HS: Thảo luận nhóm 2 phút.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
Giải nghĩa các thành ngữ và câu tục ngữ trên ?
a. Tục ngữ : hoàn cảnh môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách đạo đức của con người .
b. Thành ngữ : Làm việc không đến nơi đến chốn bỏ dở thiếu trách nhiệm.
c. Tục ngữ : Muốn giữ gìn thức ăn với chó thì phải treo lên , với Mèo thì phải đậy lại
d. Thành ngữ : Tham lam được cái này lại muốn đòi cái khác
e. Thành ngữ : Sự thông cảm thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác .
Tìm 2 thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật, hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật ?
- Thành ngữ chỉ động vật: Thả hổ về rừng , chó cắn áo rách, Mèo mù vớ cá rán , điệu hổ li sơn , chuột sa chĩnh gạo, gà què ăn quẩn cối xay.
- Thành ngữ chỉ thực vật: Bèo dạt mây trôi, dây cà ra dây muống, rau nào sâu nấy, bãi bể nương dâu.
Hãy giải nghĩa và đặt câu với thành ngữ vừa tìm được ?
- Chó cắn áo rách : đã khốn khổ lại còn gặp thêm tai hoạ hoặc các tai hoạ cùng dồn dập ập xuống một kẻ bất hạnh nào đó
- Điệu hổ li sơn : dụ đối phương ra khỏi nơi mà đối phương có ưu thế đẻ dễ bề chinh phục , dễ bề đánh thắng
- Mèo mù vớ cá rán : một sự may mán tình cờ do hoàn cảnh đem lại( không phải bằng tài năng , trí tuệ hay sự cố gắng ).
- Bãi bể nương dâu : theo thời gian cuộc đời có những đổi thay ghệ gớm khiến cho con người phải giật mình suy nghĩ .
Tìm 2 dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.
- Cá chậu chim lồng :cảnh tù tung, bó buộc, mất tự do.
- Bảy nổi ba chìm : Sống lênh đênh gian truân , lận đận
Thế nào là nghĩa của từ.
- Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.
- Ví dụ: - Sự vật: bàn cây, thuyền, biển...
- Hoạt động: Đi, chạy, đánh, đấm...
- Tính chất: Tốt, xấu, rắn, nát...
- Quan hệ: Và, với, cùng, của...
Nêu yêu cầu bài tập
Chọn cách hiểu đúng trong các cách hiểu sau ?
HS: Thảo luận 2 phút.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung, chữa.
Trong hai cách giải nghĩa sau cách giải nghĩa nào đúng ?
Vì cách giải thích a vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ giải thích nghĩa của từ vì đã dùng một cụm từ có nghĩa thực để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm tính chất.
Ôn lại khái niệm về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Một từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ. Tạo ra những từ nhiều nghĩa.
Nêu yêu cầu bài tập
Từ " hoa " trong : thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa đựơc không ?
- Đây là hiện tượng chuyển nghĩa lâm thời của từ “ hoa”. Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa .
I Từ đơn và từ phức.
1. Khái niệm.
2. Bài tập.
- Từ láy: Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
- Còn lại từ ghép
3. Bài tập 3: Sắc thái từ láy.
- Giảm nghĩa: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
- Tăng nghĩa: Còn lại.
II. Thành ngữ.
1. Khái niệm.
2. Bài tập 2.
- Thành ngữ: b, d, e.
- Tục ngữ: a, c.
3. Bài tập 3 :
Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật: Chó cắn áo rách , mèo mù vớ cá rán, điệu hổ li sơn.
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật : bãi bể nương dâu , bèo dạt mây trôi, lá ngọc cành vàng....
- Đặt câu:
+. Anh ấy vừa bị mất trộm, nay lại bị cháy nhà, đúng là cảnh chó cắn áo rách.
+. Công án đã dùng kế điệu hổ li sơn để bắt tên cướp .
+. Anh đứng trước cái vườn hoang , không còn dấu vết gì của ngôi nha ftranh xưa kia , lòng chợt buồn về cảnh bãi bể nương dâu.
4. Bài tập 4 :
- Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi( Nguyễn Du- T. Kiều )
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non. ( Hồ Xuân Hương)
III. Nghĩa của từ.
1. Khái niệm.
2. Bài tập 2.
- Cách giải thích a là đúng.
- Cách giải thích b chưa hợp lý.
- Cách hiểu c có sự nhầm lẫn.
- Cách hiểu d sai.
3.Bài tập 3 :
Cách giải thích b là đúng, vì dùng từ “Rộng lượng” định nghĩa cho từ “Độ lượng” ( giải bằng từ đồng nghĩa ), phần còn lại là cụ thể hoá cho từ “Rộng lượng”.
- Cách giải thích a không hợp lý vì dùng ngữ danh từ để định nghĩa cho tính từ.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1. Khái niệm.
2. Bài tập.
- Từ “Hoa” trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
HĐ4: Củng cố và dặn dò:
? Em hãy nhắc lại khái niệm từ đơn , từ phức, tư nhiều nghĩa
NS: / /2009. Tiết 3- 4
NG: / /2009. Tiếng Việt
ôn tập về từ vựng
( Từ đồng âm... Trường từ vựng )
I. Mục tiêu cần đạt.
Học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 đến lớp 9 ( từ đông âm, từ đồng nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng )
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: Soạn – giảng.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Kiểm tra vở bài soạn của học sinh và kiểm tra vở bài tập của HS .
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.
Từ lớp 6 đến lớp 9 các em đã tìm hiểu và học về từ vựng tiếng Việt . Vậy hôm nay cô và các em cùng ôn lại những kiến thức đó.
HĐ của thầy và trò
ND kiến thức cần đạt
GV
?
?
?
GV
?
?
?
?
GV
?
?
?
?
?
?
?
?
?
HĐ2:
Từ đồng âm là những từ như thế nào. Khi sử dụng cần lưu ý điều gì.
- Là những từ giống nhau về âm thanh, những nghĩa khác không liên quan gì với nhau
- Sử dụng chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nước đôi.
Em hãy lấy ví dụ về từ đồng âm nhưng khác nghĩa.
Con ngựa đáđá con ngựa đá
Kiến bò đĩa thịt , đĩa thịt bò.
Nêu yêu cầu bài tập .
HS: Thảo luận 3 phút. Nhóm trưởng trình bày trước lớp.
Nhận xét, chữa
Thế nào là từ đồng nghĩa. Cho ví dụ.
- Có nghĩa giống nhau, hoặc gần giống nhau, một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác.
- Ví dụ: + Máy bay, tàu bay, phi cơ.
+ Bố, cha, tía, thầy, ba.
+ Trái , quả.
Có mấy loại từ đồng nghĩa.
- Có 2 loại
+ Đồng nghĩa hoàn toàn ( Trái, quả )
+ Đồng nghĩa không hoàn toàn (Hi sinh, bỏ mạng)
Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần lưu ý điều gì.
- Phải lựa chọn để thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
Nêu yêu cầu bài tập.
HS: Lên bảng chữa.
Nhận xét, chữa
Dựa trên cơ sở nào từ " xuân " có thể thay thế từ " tuổi"? việc thaytừ trong câu trên có tác dụngnhư thế nào ?
Thế nào là từ trái nghĩa. Cho ví dụ
- Những từ có nghĩa trái ngược nhau, một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều từ trái nghĩa.
- Ví dụ: Rau già >< Rau non
Người già >< Người trẻ.
- Tạo thế đối , gây ấn tượng, làm lời nói sinh động.
Cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa.
Chọn nhứng cặp từ trái nghĩa sắp xếp thành 2 nhóm ?
- Nhóm 1: Đối lập nhau hoàn toàn. Thường không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ .
- Nhóm 2: Thường được gọi là trái nghĩa thang độ, hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị hai khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ như: Rất, hơi, quá, lắm.
Nhắc lại khái niệm về cấp độ khái quát nghĩa của từ.
- Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác, một từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Một từ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp.
- Động vật ( Nghĩa rộng ) bao hàm các từ : thú, chim, cá .
- Từ " thú " lại bao hàm các từ : voi, hổ, nai
Nêu yêu cầu của bài tập.
HS: Lên bảng điền vào sơ đồ
Từ ( Xét về đặc điểm cấu tạo)
Từ phức
Từ đơn
Từ láy
Từ ghép
Từ láy bộ phận
Từ láy hoàn toàn
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
Từ láy vần
Từ láy âm
Giải thích nghĩa của các từ ngữ trong sơ đồ bằng cách sử dụng từ ngữ nghĩa rộng để giải thích nghĩa của từ ngữ hẹp.
- Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Từ láy là từ phức được tạo ra bằng cách kết hợp hai tiếng có quan hệ với nhau về ngữ âm
+. Từ ghép chính phụ là từ ghép được tạo ra bằng cách kết hợp các tiếng không bình đẳng về ngữ pháp và ngữ nghĩa
+. Từ ghép đẳng lập là từ ghép được tạo ra bằng cách kết hợp các tiếng bình đẳng về ngữ pháp và ngữ nghĩa
+. Từ láy hoàn toàn là từ láy đựoc tạo ra bằng cách lặp lại toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc
+. Từ láy bộ phận là từ láy được tạo ra bằng cách lặp lại hình thứuc ngữ âm của phụ âm đầu hay phần vần.
Nêu khái niệm về trường từ vựng. Cho ví dụ
- Tập hợp các từ ngữ có nét chung về nghĩa.
- Ví dụ: Trường từ vựng về “Tay”
+ Các bộ phận về tay: Bàn tay, cổ tay, ngón tay, đốt tay, móng tay
+ Hình dáng của tay: To, nhỏ, dầy, mỏng, dài, ngắn.
Nêu yêu cầu của bài tập
V. Từ đồng âm.
1.khái niệm.
2. Bài tập.
- Phân biệt từ động âm với hiện tượng từ nhiều nghĩa.
a, Lá: Lá xanh, lá phổi
Từ nhiều nghĩa
b, Đường: Đồng âm
VI.Từ đồng nghĩa.
1.Khái niệm.
2. Bài tập 2.
Chọn cách hiểu đúng: D
3. Bài tập 3: Cơ sở của từ xuân”
- Từ “Xuân” chỉ một mùa trong bốn mùa của một năm, một năm lại tương ứng với một tuổi. Như vậy lấy một mùa để chỉ bốn mùa là phép hoán dụ (bộ phận chỉ toàn thể). Bốn mùa bằng một tuổi là phép so sánh ngang bằng.
- Dùng từ “Xuân” có 2 tác dụng: Tránh lặp từ tuổi tác. Có hàm ý chỉ sự tươi đẹp trẻ trung lời văn hóm hỉnh toát lên tinh thần lạc quan yêu đời.
VII. Từ trái nghĩa
1. Khái niệm.
2. Bài tập 2.
Những cặp từ trái nghĩa: Xấu - đẹp, xa- gần, rộng – hẹp.
3. Bài tập 3 : Sắp xếp thành hai nhóm.
- Nhóm 1: Sống- chết, chẵn- lẻ chiến tranh – hoà bình.
- Nhóm 2: Già- trẻ, yêu - ghét, cao - thấp , nông - sâu, nghèo - giàu .
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
1. Khái niệm.
2. Bài tập.
- Vận dụng kiến thức đã học để điện vào sơ đồ
- Giải nghĩa của từ nghĩa
IX. Trường từ vựng 3.
1. Khái niệm.
2. Bài tập.
- Phân tích cách dùng từ.
- Hai từ cùng trường từ vựng là “Tắm” và “ Bể”. Tăng giá trị biểu cảm của câu nói, có sức
tố cáo mạnh mẽ hơn.
HĐ4: Củng cố và dặn dò:
- Giáo viên khái quát nội dung ôn tập .
- Hoàn thiện bài tập.
NS: / /2009. Tiết 5-6
NG: / /2009. Tiếng Việt
ÔN TậP về từ vựng
(Sự phát triển của từ vựng ... Trau dồi vốn từ)
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 - lớp 9 (Sự phát triển từ vựng, từ mượn, từ hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ).
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: Soạn – giảng.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Hệ thống từ vựng Việt Nam hết sức phong phú từ lớp 6 - lớp 9 các em đã được học nhiều tiết để củng cố khắc sâu hơn, hôm nay cô và các em tìm hiểu bài
HĐ của thầy và trò
ND kiến thức cần đạt
GV
?
?
?
GV
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
* Hoạt động 2.
GV: Treo bảng phụ - vẽ sơ đồ.
Có những cách phát triển từ vựng như thế nào. Em hãy điền vào sơ đồ cho phù hợp.
Các cách phát
triển từ vựng
Phát triển
nghĩa của từ
Phát triển số lượng từ
Tạo từ ngữ mới
Mượn từ của tiếng nước ngoài
Lấy ví dụ.
Dưa (chuột), con chuột (ở máy tính).
Chân: Chân bảng, chân mây.
Tìm ví dụ để minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã nêu trong sơ đồ.
Có 2 phương thức: ẩn dụ, hoán dụ.
- Yếu tố dùng để tạo từ ngữ mới là yếu tố vay mượn ví dụ X + tặc=> Lâm tặc, hải tặc.
Hãy lấy ví dụ.
Có thể ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không. Vì sao.
- Nếu không phát triển về nghĩa thì từ vựng không thể sản sinh nhiều để đáp ứng nhu cầu giao tiếp.
- Bất kể ngôn ngữ nào trên thế giới cũng đều phát triển theo cách đã nêu.
Em hiểu như thế nào về từ mượn.
Bộ phận mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì. Cho ví dụ.
Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau.
HS: Thảo luận. Nhóm trưởng trình bày trước lớp.
- Chữa.
- Nhận định đúng: c, Vì mượn ngôn ngữ khác để làm giàu vốn ngôn ngữ mình là quy luật chung của các ngôn ngữ trên thế giới, không có ngôn ngữ nào trên thê giới không có từ ngữ vay mượn.
- Không thể chọn b vì việc vay mượn ngôn ngữ xuất phát từ nhu cầu giao tiếp của người bản ngữ dưới sự tác động của sựu phát triển về kinh tế, chính trị xã hội của cộng đồng xa xhội người bản ngữ
- Không thể chọn d vì nhu cầu giao tiếp của người Việt Nam cũng như tất cả các dân tộc khác trên thế giới phát triển không ngừng . Từ vựng Tiếng Việt phải liên tục được bổ sung để đáp ứng nhu cầu đó .
Em có nhận xét như thế nào về các từ vay mượn trên.
Từ Hán việt là gì.
- Là từ mượn của tiếng Hán.
- Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán việt.
- Phần lớn các yếu tố Hán việt không dùng độc lập.
- Nhiều yếu tố Hán việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
- Ví dụ: Thiên: Trời- Thiên niên kỉ: 1000 năm.
Theo em quan niệm nào đúng vì sao.
- ý b đúng vì số lượng từ mượn gốc Hán chiếm tỷ lệ rất lớn, có đến 60% vốn từ tiếng Việt có những từ đã được việt hoá hoàn toàn.
- Không thể chọn b vì trong thực tế số lượng từ hán Việt chiếm một tỉ lệ lớn
- Không thể chọn c vì : tuy có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác , nhưng khi được tiếng việt vay mượn thì từ hán Việt trở thành một bộ phận quan trọng của Tiếng Việt.
- Không chọn d vì việc dùng từ hán việt trong nhiều trường hợp là cần thiết .
Thuật ngữ là gì. Hãy nêu đặc điểm của thuật ngữ.
- Là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
- Đặc điểm: + Trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại.
+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
Biệt ngữ xã hội là gì. Cho ví dụ.
- Những từ dùng trong một tầng lớp xã hội.
- Ví dụ: Trúng tủ, xơi ngỗng ... những biệt ngữ xã hội dùng trong tầng lớp học sinh, sinh viên.
Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay.
- Thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Trình độ dân trí càng cao, nhu cầu giao tiếp và nhận thức về vấn đề khoa học công nghệ tăng nhanh để diễn tả chính xác khái niệm về một vấn đề thuộc chuyên ngành đòi hỏi thuật ngữ phát triển nhanh, phong phú.
Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội ?
- Giới kinh doanh : Vào cầu ( lái lớn ), móm ( lỗ ), Sập tiệm ( vỡ nợ ), đẩy ( bán ), Lên đời ( mua loại cao cấp hơn ), Chát ( đắt), bèo ( rẻ )
- Giới thanh niên : Nhìn đểu ( không thiện chí ), cười đểu, bằng đểu ( giả ), xịn( hàng hiệu ), sành điệu ( am hiểu , thành thục ), đào mỏ ( moi tiền ), Mơi, a-limơi mơi ( Gạ gẫm, vòi vĩnh ) , Biến , lặn , phắn ( đi khỏi, trốn ) , đầu gố, bảo kê, đại ca, đầu bò ....
Có những hình thức trau dồi vốn từ nào.
- Rèn luyện để nắm đầy đủ chính xác nghĩa của từ.
- Thường xuyên tra từ điển.
- Thường xuyên đọc sách báo, nghe thông tin truyền hình để làm tăng vốn từ.
Nêu yêu cầu bài tập.
HS: Thảo luận 2 phút. Nhóm trưởng trình bày trước lớp.
- Từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của ngành.
Các nước thường dùng biện pháp gì để thực hiện bảo hộ mậu dịch.
- Bảo hộ mậu dịch : chính sách bảo về sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
( Đánh thuế cao hàng nhập khẩu ).
Giải nghĩa từ "Dự thảo".
- Thảo ra để thông qua.
- Bản thảo để đưa thông qua.
Giải nghĩa cụm từ "Đại sứ quán".
- Cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ quán đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.
"Hậu duệ" là gì.
- Con cháu của người đã chết.
- Khẩu khí : khí phách của con người toát ra qua lời nói
- Môi sinh : môi trường sống của sinh vật
Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau ?( thảo luận 3 phút )
a. Béo bổ : Cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể
- Thay = béo bở : dễ mang lại nhiều lợi nhuận
b. đạm bạc : Có ít thức ăn , toàn thứ rẻ tiền , chỉ đủ ơ mức tối thiểu
- Thay đạm bạc = tệ bạc : không nhớ gì ơn nghĩa , không giữ chon tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử .
c. Tấp nập : Chỉ quang cảnh đông người qua lại không ngớt
- Thay đông vui= tới tấp : liên tiếp dồn dập , cái này chưa qua , cái khác đã đến .
I. Sự phát triển của từ vựng.
1. Các cách phát triển từ vựng.
2. Bài tập.
a. Phát triển nghĩa của từ.
- Chân: Chân bóng, chân mây.
- Xuân: Mùa xuân, 70 xuân.
- Tạo thêm từ ngữ mới:
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: Tiếng Hán, tiếng các nước châu âu.
- Ví dụ: Phụ nữ, tử thi, radiô, internet ...
b, Không thể vì vay mượn từ ngữ ở ngôn ngữ khác để làm giàu cho ngôn ngữ của mình là một quy luật có tính phổ quát đối với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
II. Từ mượn.
1. Khái niệm.
- Ví dụ: Tráng sĩ, trượng ...
2. Bài tập.
a, Nhận định đúng: c.
b, So sánh từ vay mượn.
- Săm, lốp. Được việt hoá hoàn toàn.
- Axít, ra-đi- ô. Chưa được việt hoá hoàn toàn.
III. Từ Hán việt.
1. Khái niệm.
2. Bài tập.
- ý đúng: b.
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
1. Khái niệm.
- Thuật ngữ.
- Biệt ngữ xã hội.
2. Bài tập.
- Vai trò thuật ngữ:
+ Có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hiện nay.
+ Lịch sử: Di chỉ ...
+ Ngữ văn: ẩn dụ, nhân hoá ...
+Toán học: Phân số thập phân ...
V. Trau dồi vốn từ.
1. Các hình thức trau dồi vốn từ.
2. Bài tập.
a, Giải nghĩa các từ ngữ.
- Bách khoa toàn thư.
- Bảo hộ mậu dịch.
- Dự thảo (Động từ, danh từ).
- Đại sứ quán.
- Hậu duệ.
- Khẩu khí :
- Môi sinh
b, Chữa lỗi dùng từ.
- Béo bổ => Béo bở.
- Đạm bạc => Tệ bạc.
- Tấp nập => Tới tấp.
* Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò:
? Có những cách phát triển từ vựng nào
? Thuật ngữ có vai trò như thế nào trong đời sống.
- Hoàn thiện các bài tập.
NS: Tiết 7- 8
NG:
Tóm tắt tác phẩm tự sự
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh tự tóm tắt được nội dung của các tác phẩm tự sự:
+. Làng ( kim Lân )
+. Chiếc lược Ngà ( Nguyễn Quang Sáng)
+.Lặng Lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long)
Nêu được cảm nhận của bản thân về hình ảnh người lính qua các bài thơ
+. Đồng Chí ( Chính Hữu)
+. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật)
II.Chuẩn bị
Thầy : Giáo án
Trò : Ôn bài
III.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
ổn đinh
Kiểm tra
Bài mới
Để giúp các em nắm được nội dung chính cũng như tình tiết chính của câu truyện . Hôm nay cô cùng các em có một tiết tóm tắt tác phẩm.
HĐ của thầy và trò
ND kiến thức cần đạt
GV
?
Chia lớp làm 3 nhóm. Yêu cầu thảo luận trong 3 phút
-Nhóm 1: Tóm tắt truyện “ làng “
- Nhóm 2: tóm tắt “ Lặng lẽ Sa Pa “
-Nhóm 3: tóm tắt “ Chiếc lược ngà “
đại diện nhóm đứng lên trình bày.
a. Truyện ngắn “ Làng “
Gia đình ông Hai cũng như bao gia đình khác ở thôn chợ Dầu phải tản cư. Ông Hai buồn rầu đau khổ khi phải rời làng ông sinh ra cáu bẳn với vợ con.
Lúc rỗi rãi ông hay sang nhà bác Thứ kể chuyện về làng ông, rồi chuyện kháng chiến, chuyện chính trị. Nói chuyện về làng Dầu ông say mê náo nức kể đường làng, ngõ xóm, nhà ngói, phòng thông tin, cái làng cụ thiếu Hà Đông. Ông khoe phong trào khởi nghĩa ở làng với những hố ụ, giao thông và ông còn kể đến chuyện ngày xưa...Ông còn ngậm ngùi kể vì sao ông phải đi tản cư.
b.Truyện “ lặng lẽ Sa Pa “
- Câu chuyện xảy ra ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào năm 1970. Trên chuyến xe khách chạy từ thị xã Lào Cai đi Lai Châu, qua nơi nghỉ mát nổi tiếng Sa Pa, có một nhà hoạ sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường, lên Lai Châu nhận công tác. Xe chạy qua thị trấn Sa Pa , đến đỉnh Yên Sơn thì dừng lại nghỉ 30 phút. Trong thời gian nghỉ này, do sự giới thiệu của bác lái xe, đã có một cuộc gặp gỡ giữa ba người: Ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ và chàng thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa. Trong cuộc gặp gỡ chốc lát ấy, anh thanh niên đã để lại một ấn tượng sâu sắc ở người hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh; cách sống, suy nghĩ và tình cảm của anh với mọi người đã làm cho người hoạ sĩ già cảm nhận được rằng: "Trong cái lặng im của Sa Pa... Có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước".
c.Truyện “ Chiếc lược ngà “
Ông Sáu đi kháng chiến, đến khi con gái lên 8 tuổi mới có dịp về thăm. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho ba không giống trong ảnh. Thu đối sử với cha như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cảm cha con thức dậy cũng là lúc ông Sáu phải trở lại đơn vị. ở nơi căn cứ ông Sáu dồn hết tình cảm yêu quý thương nhớ con vào làm một chiếc lược ngà voi xinh sắn để tặng con. Trong trận càn ông đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi tặng con.
Nêu cảm nhận của bản thân về hình ảnh người lính qua 2 bài thơ.
1.Tóm tắt truyện ngắn
a. Truyện ngắn “ Làng “
b.Truyện “ lặng lẽ Sa Pa “
c.Truyện “ Chiếc lược ngà “
2. Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ “ đồng chí “ và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính “
- Cùng chung chí hướng, cùng chung lí tưởng
- Vô tư , lạc quan, yêu đời
- Biết vượt qua mọi khó khăn , gian khổ để chiến đấu
- Tất cả vì miền nam thân yêu.
Củng cố – dặn dò :
Về nhà tự tóm tắt các tác phẩm : Cố Hương , Truyện Kiều của Nguyễn Du
NS: / /2009. Tuần 24 - Tiết 9 - 10
NG: / /2009. Tiếng Việt
Ôn tập phần tiếng việt
( Từ tượng thanh, Tượng hình, một số phép tu từ từ vựng)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( Từ tượng thanh và từ tượng hình , một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh , điệp ngữ , chơi chữ) .
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: Soạn – giảng.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: Sĩ số 9A 9B
2. Kiểm tra bài cũ:
? Kiểm tra vở bài soạn của HS.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Về từ vựng chúng ta đã học từ lớp 6 đến lớp 9. Bài học hôm nay các em sẽ tổng kết các phép tu từ từ vựng đã học.
HĐ của thầy và trò
ND kiến thức cần đạt
?
?
?
?
?
?
?
?
File đính kèm:
- tu chon van 9 tiet 1- 16.doc