Giáo án Tiết 40 Bài 26: oxit

I./Mục tiêu:

1. Kiến thức: - HS biết và hiểu định nghĩa oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác. Biết và hiểu CTHH của oxit và cách gọi tên oxit. Biết oxit gồm hai loại chính là oxit axit và oxit bazơ. Biết dẫn ra thí dụ minh hoạ của một số oxit axit và oxit bazơ thường gặp.

2. Kỹ năng: Vận dụng thành thạo quy tắc lập CTHH đã học để lập CTHH của oxit.

3. Thái độ tình cảm: Xây dựng niềm tin khoa học – sự ham thích tìm hiểu nghiên cứu về bộ môn

II. Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề + Thông báo

III. Tiến trình giảng dạy:

 1. Ổn định: HS vắng:

 2. Bài cũ: (10 phút) Thế nào là sự oxi hoá? Cho thí dụ bằng PTHH? - Trả lời và bài tập 5 trang 87

 3. Bài mới:

 

doc1 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 40 Bài 26: oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/1/2006 BÀI 26: OXIT Tuần thứ: 20 Ngày giảng: 2/2/2006 Tiết thứ : 40 I./Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết và hiểu định nghĩa oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác. Biết và hiểu CTHH của oxit và cách gọi tên oxit. Biết oxit gồm hai loại chính là oxit axit và oxit bazơ. Biết dẫn ra thí dụ minh hoạ của một số oxit axit và oxit bazơ thường gặp. 2. Kỹ năng: Vận dụng thành thạo quy tắc lập CTHH đã học để lập CTHH của oxit. 3. Thái độ tình cảm: Xây dựng niềm tin khoa học – sự ham thích tìm hiểu nghiên cứu về bộ môn II. Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề + Thông báo III. Tiến trình giảng dạy: 1. Ổn định: HS vắng: 2. Bài cũ: (10 phút) Thế nào là sự oxi hoá? Cho thí dụ bằng PTHH? - Trả lời và bài tập 5 trang 87 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Phần ghi bảng Hoạt động 1. (10 phút) Hãy kể tên và viết CTHH 3 chất oxit mà em biết? Có nhận xét gì về thành phần phân tử của các chất trên? GV: Trong hoá học, những hợp chất đủ hai điều kiện (hợp chất 2 nguyên tố, có 1 nguyên tố là oxi) gọi là oxit. Hãy nêu định nghĩa của oxit? - HS nhóm trao đổi, viết CTHH lên bảng, phát biểu - HS phát biểu I./ Định nghĩa Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác Hoạt Động 2. (10 phút) GV: Các em hãy nhắc lại quy tắc về hoá trị đối với hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học? MxOy n.x = y.II Từ CTHH oxit có trên bảng, hãy nhận xét về các thành phần trong công thức của oxit? - HS nhóm thảo luận, phát biểu sau đó GV cho 1 HS đọc phần kết luận (3/I) SGK - HS làm bài tập 2 II./ Công thức oxit MxOy * M: kí hiệu một nguyên tố khác (có hoá trị n) * Công thức MxOy theo đúng quy tắc về hoá trị: n.x = II.y Hoạt Động 3. (10 phút) GV: Để gọi tên oxit, người ta theo quy tắc chung: Tên oxit = tên nguyên tố + oxit - Các em hãy cho thí dụ về CTHH và hãy gọi tên của oxit kim loại? GV: Nếu kim loại có nhiều hoá trị thì gọi kèm theo hoá trị vào tên kim loại. Hãy gọi tên vào các oxit kim loại có CTHH sau: MnO2, Mn2O7? GV: Hãy cho thí dụ về CTHH và gọi tên của oxit phi kim? GV: Yêu cầu HS đọc SGK cách gọi tên oxit phi kim. GV: Từ cách gọi tên oxit, có mấy loại oxit? GV: Lưu ý HS có thể phân chia oxit thành 2 loại chính là oxit axit và oxit bazơ - HS thảo luận nhóm, viết CTHH và gọi tên oxit - HS nhóm gọi tên hai oxit kim loại - HS thảo luận, viết CTHH và gọi tên oxit - HS đọc SGK - HS phát biểu Làm bài tập 4 trang 94 SGK III./ Cách gọi tên oxit 1. Oxit bazơ (oxit kim loại) tên oxit = tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit 2. Oxit axit (oxit phi kim) Tên oxit = tên phi kim (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử) + oxit (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử) 4. Củng cố: (5 phút) Làm bài tập 1 trang 91 SGK Hãy gọi tên và cho biết oxit nào là oxit axit? Oxit bazơ? (dùng CTHH các oxit trong bài tập 4 trang 91 SGK) 5. Dặn dò – chuẩn bị: Làm bài tập 6 trang 91 SGK Làm bài tập vào vở, học bài, đọc trước bài 27

File đính kèm:

  • docT-40 oxit.doc
Giáo án liên quan