1. MỤC TIÊU BÀI DẠY
a. Kiến thức:
- Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
b. Kỹ năng:
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
c. Về thái độ:
- Học tập nghiêm túc, biết sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn của mình.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.
b. Chuẩn bị của học sinh: Làm bài tập theo yêu cầu.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Kiểm tra bài tập của HS.
* Giới thiệu bài mới (1’): Ở tiết trước các em đã biết cách viết đoạn văn tự sự kết hợp miểu tả, biểu cảm. Còn lập dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm có mấy phần. Nội dung của các phần ra sao? Hôm nay.
5 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 32 tập làm văn: lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/ 10/ 2013 Ngày dạy : 18/ 10/ 2013 Dạy lớp: 8E
Ngày dạy : 19/ 10 / 2013 Dạy lớp: 8A
Tiết 32 Tập làm văn:
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
1. MỤC TIÊU BÀI DẠY
a. Kiến thức:
- Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
b. Kỹ năng:
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
c. Về thái độ:
- Học tập nghiêm túc, biết sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn của mình.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.
b. Chuẩn bị của học sinh: Làm bài tập theo yêu cầu.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Kiểm tra bài tập của HS.
* Giới thiệu bài mới (1’): Ở tiết trước các em đã biết cách viết đoạn văn tự sự kết hợp miểu tả, biểu cảm. Còn lập dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm có mấy phần. Nội dung của các phần ra sao? Hôm nay...
b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên
T
Hoạt động của học sinh
G. Gọi hs đọc bài văn.
?Tb Em cho biết bài văn chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
?Tb Hãy nêu giới hạn của ba phần đó? Nêu nd khái quát của mỗi phần?
?K - Chú ý vào bài văn và cho biết truyện kể việc gì? Ai là người kể truyện? ở ngôi thứ mấy?
?TB Câu chuyện xảy ra ở đâu? vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?
?Tb Sự việc xoay quanh nhân vật nào? Có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính?
?K Tính cách của mỗi nhân vật đó ra sao?
?Tb Câu chuyện diễn ra ntn? Mở đầu nêu vấn đề gì?
?K Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu?
?Tb Câu chuyện kết thúc ở chỗ nào?
?K Theo em điều gì đã tạo nên sự bất ngờ của truyện?
?K Trong VB ngoài yếu tố tự sự vừa tìm hiểu còn có yếu tố nào khác?
?K Em hãy chỉ ra yếu tố miêu tả trong bài văn?
?K Yếu tố miêu tả có t/d gì?
?Tb Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn của mỗi phần?
?K Nêu t/d của yếu tố biểu cảm?
?K Vậy qua tìm hiểu em thấy các yếu tố của câu chuyện được tg kể theo thứ tự nào?
GV. Qua tìm hiểu dàn ý bài văn trên em rút ra kết luận dàn ý của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nêu nd các phần? Nhiệm vụ chính của mỗi phần?
G. Gọi HS đọc ghi nhớ.
Gv: Lập dàn ý cơ bản VB cô bé bán diêm theo gợi ý.
?Tb Giới thiệu hoàn cảnh nào của nhân vật nào?
?K Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo thời gian, lúc đầu, sau đó, tiếp theo?
?K Em hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả biểu cảm?
?K Kết thúc số phận nhân vật ntn? Cảm nghĩ của người kể ra sao?
?Tb Hãy viết thành một bài văn khoảng 450 chữ.
20’
17’
I, Dàn ý của bài văn tự sự
1, Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
Bài văn: Món quà sinh nhật.
- Chia làm ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Mở bài: Từ đầu đến trên bàn : kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
- Thân bài: Từ đầu đến không nói: Kể về món quà sinh nhậ độc đáo của người bạn.
- Kết bài: Còn lại: Nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật.
H- Kể buổi sinh nhật.
- Kể người: Trang- tôi ( ngôi thứ nhất)
- Thời gian: buổi sáng.
- Không gian: Trong nhà Trang.
- Hoàn cảnh: Ngày sinh nhật của Trang các bạn đến chúc mừng.
- Trang, Trinh, Thanh và các nhân vật khác.
- Trang: Nhân vật chính
- Thuỷ : hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột.
- Trinh: Kín đáo, đằm thắm, trân thành.
- Thanh: Hồn nhiên, nhanh, nhẹn, tinh ý.
- Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết. trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.
- Trinh đến giải toả những nỗi băn khoăn của Trang.
- Đỉnh điểm là món quà độc đáo: Một chùm ổi được Trinh chăm sóc ngay từ khi còn là những cái nụ.
- Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.
- Do tình huống truyện: TG đã khéo léo để người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của nhân vật Trang- người kể chuyện và sự chậm trễ của người bạn thân nhất trong ngày sinh nhật để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra rằng đó là sự chậm trễ đầy thông cảm, suýt nữa Trang trách nhầm bạn.
- Miêu tả, biểu cảm.
- Miêu tả: Suốt cả buổi sáng nhà tôi tấp nập kẻ ra, người vào...không nói.
- Miêu tả diễn biến của buổi sinh nhật giúp cho hình dung ra không khí và cảm nhận được tình bạn thắm thiết giữa Trang và Trinh.
- Biểu cảm: Tôi cứ bồn chồn không yên...bắt đầu lo... tủi thân và giận Trinh... giận mình quá.
- Bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành sâu sắc gợi cho người đọc hiểu rằng tặng cái gì không quan trọng và tặng ntn.
- Theo trình tự thời gian ( Kể các sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật )
- Trong khi tg có dùng hồi ức ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra lâu lắm... đang ra hoa”.
2, Dàn ý của một bài văn tự sự
a, Mở bài: gt sự việc tình huống sảy ra câu chuyện.
b, Thân bài: Kể diến biến câu chuyện theo trình tự nhất định kết hợp miêu tả biểu cảm.
c, Kết bài: Nêu kết cục của người trong cuộc.
* Ghi nhớ sgk-195
II, Luyện tập
- Hs lập dàn ý.
A, Mở bài.
- Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa
- Giới thiệu nhân vật: Cô bé
- Giới thiệu gia cảnh của cô bé bán diêm.
B, Thân bài.
- Không bán được diêm, không dám về nhà... ngồi góc tường...gió rét hành hạ
- Quẹt diêm sưởi ấm
+ Lò sưởi -> tê cóng
+ Bàn ăn -> nghèo khổ
+ Cây thông nôen...nến
+bà
+ Quẹt que diêm còn lại- hai bà cháu về trời.
- Đan xen trong quá trình kể. Sau mỗi lần quẹt diêm mộng tưởng- cảnh thực được miêu tả sinh động suy nghĩ tâm trạng của nhân vật.
c, Kết bài.
- Em chết vì gió rét
- Không ai biết điều kì diệu...
- Hs viết
c. Củng cố (3’)
- ? Dàn ý của bài văn tự sự gồm mấy phần? ND của từng phần?
- Hs: Dàn ý của bài văn tự sự gồm 3 phần
a, Mở bài: gt sự việc tình huống sảy ra câu chuyện.
b, Thân bài: Kể diến biến câu chuyện theo trình tự nhất định kết hợp miêu tả biểu cảm.
c, Kết bài: Nêu kết cục của người trong cuộc.
d. Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà (1’)
- Học bài, hoàn chỉnh bài tập.
- Soạn bài: Hai cây phong
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 32- Lập dàn ý cho văn bản tự sự.......doc