Bài giảng Tuần 17 tiết 66 trả bài kiểm tra tiếng việt

1) Thế nào là trường từ vựng ? Cho ví dụ.

2) Thế nào là từ ngữ địa phương ? Ví dụ.

3) Thế nào là biệt ngữ xã hội ? Ví dụ.

bên tê đồng, ngó bên ni đồng cũng bát ngát

ppt5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 17 tiết 66 trả bài kiểm tra tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo Viên:TRẦN TIẾT MAI KIỂM TRA BÀI CŨ 1) Thế nào là trường từ vựng ? Cho ví dụ. Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Ví dụ: Thời tiết : mưa, nắng, gió, bão,… 2) Thế nào là từ ngữ địa phương ? Ví dụ. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông. Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một) số địa phương nhất định. 3) Thế nào là biệt ngữ xã hội ? Ví dụ. Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định Trúng tủ, bạn ấy đạt điểm cao nhất lớp. 4) Thán từ là gì ? Cho ví dụ Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. + Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu + Vâng! Ông giáo dạy phải. 5) Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ. Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều Cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu. + Mặt trời lên, sương tan dần. + Vì chịu khó học bài nên em đạt điểm cao. Tuần 17 Tiết 66 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) 1.Trong các từ sau từ nào là Trường từ vựng cho dãy từ: “thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn, ca dao”: a.Văn học dân gian b.Truyện cổ c.Thơ ca d. Sử thi a.Văn học dân gian 2. Đặc điểm của từ tượng hình là: a.Miêu tả ngoại hình của sự vật b.Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật c.Gợi tả tính cách của sự vật d.Tái hiện hành động, dáng vẻ của sự vật b.Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật 3.Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh? a.Vi vu b.Lạnh lẽo c.Trắng xóa. d.Lắc lư a.Vi vu 4. Trong các câu sau, câu nào có sử dụng tình thái từ? a. Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép… b. Tôi cười dài trong tiếng khóc… c. Sao cô biết mợ con có con… d. Mẹ tôi ăn vận rách rưới. c. Sao cô biết mợ con có con… 5. Câu có sử dụng trợ từ là: a. Cha tôi là công nhân. b. Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời thiếu niên. c. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này. d. Tuấn có năm cây viết. c. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này. 6. Khi sử dụng tình thái từ, cần chú ý điều gì? Tính địa phương. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp c. Không sử dụng được biệt ngữ. d. Phải có sự kết hợp của các trợ từ. b. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 7. Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào không sử dụng biện pháp nói quá. a. Một nắng hai sương b. Bầm gan tím ruột c. Đẹp như tiên. d. Vắt chân lên cổ. a. Một nắng hai sương 8. Khi nào không nên nói giảm nói tránh? a. Khi nói năng lịch sự có văn hóa b. Khi muốn thuyết phục người nghe. c. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình. d. Khi cần nói thẳng, nói đúng sự thật. d. Khi cần nói thẳng, nói đúng sự thật. 9. Trong các câu sau đây, câu nào có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh? a. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh) b. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng) c. Bác trai đã khá rồi chứ ? (Ngô Tất Tố) d. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. (Nam Cao) d. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. (Nam Cao) 10. Trong các kiểu cấu tạo sau, kiểu cấu tạo nào là của câu ghép ? a. Câu có một cụm C-V. b. Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V. c. Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau. d. Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V bao chứa nhau. c. Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau. 11. Trong các câu sau đây, câu nào là câu ghép? Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. b. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. c. Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. d. Tôi cười dài trong tiếng khóc. b. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. 12. Các vế của câu ghép: “Tuy Tuấn học giỏi nhưng bạn ấy không giúp đỡ bạn bè” có quan hệ ý nghĩa: a. Quan hệ nối tiếp. b. Quan hệ đồng thời. c. Quan hệ lựa chọn. d. Quan hệ tương phản. d. Quan hệ tương phản. II.TỰ LUẬN: (7 điểm) 1.Tạo câu ghép có quan hệ đồng thời, quan hệ tăng tiến, quan hệ bổ sung, quan hệ điều kiện – kết quả bằng cách nối các vế câu: Mưa to. Gió thổi mạnh. (2 điểm) + Quan hệ đồng thời: Mưa vừa to và gió vừa thổi mạnh. + Quan hệ tăng tiến: Mưa càng to và gió thổi càng mạnh. + Quan hệ bổ sung: Mưa to và gió thổi mạnh. + Quan hệ điều kiện – kết quả: Nếu mưa to thì gió sẽ thổi mạnh. 2.Đặt một đoạn văn từ 5  7 dòng có nội dung nói về vấn đề môi trường (trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép). Nêu tác dụng của các dấu câu đó. (5 điểm) * Höôùng daãn HS hoïc baøi ôû nhaø vaø chuaån bò baøi môùi a) Chuẩn bị ở nhà nội dung Ôn thi HKI b) Tuần sau Kiểm tra tổng hợp cuối HKI. * Kết quả kiểm tra: An Giang

File đính kèm:

  • pptTRA BAI KIEM TRA TIENG VIET.ppt
Giáo án liên quan