Tiết 58. Tiếng Việt. TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Luyện tập tổng hợp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống các kiến thức về sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt
- Làm các bài tập về chữa lỗi dùng từ
2. Kĩ năng
Nhận diện các lỗi dùng từ, cách sửa; tác dụng của việc dùng từ.
3. Giáo dục
Có ý thức vận dụng vào giao tiếp, tạo lập văn bản.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung
Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù
Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Soạn bài, phiếu hoạt động nhóm
2. Học sinh:
+ Ôn lại kiến thức về Sự phát triển của từ vựng và Trau dồi vốn từ
+ Làm các bài tập từ 1 đến 6 (SGK)
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT
1. Phương pháp
Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, bình giảng,
2. Kĩ thuật
Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm (đôi, bốn), trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (Bán trú? Ngoại trú?)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
99 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 57 đến 90 - Năm học 2019-2020 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng 04/11/2019
Tiết 57. Tiếng Việt. TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Một số phép tu từ từ vựng )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Các khái niệm các phép tu từ so sánh, ẩn dụ nhân hóa, hoán dụ nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ chơi chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng
- Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản.
- Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể
3. Thái độ
Có thái độ củng cố kiến thức
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ văn chương, năng lực khái quan tổng hợp
b) Năng lực đặc thù
Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Soạn bài, phiếu hoạt động nhóm
2. Học sinh:
+ Ôn lại kiến thức về Sự phát triển của từ vựng và Trau dồi vốn từ
+ Làm các bài tập từ 1 đến 6 (SGK)
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT
1. Phương pháp
Đàm thoại, tái hiện hệ thống khái quát hóa kiến thức,
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ năng trình bày một phút
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật công đoạn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (Bán trú? Ngoại trú?)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1. Khởi động (Kết hợp kiểm tra bài cũ)
- Hoạt động cá nhân, cả lớp
? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong những câu văn sau:
“Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khoác ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi hào giềng”?
- Học sinh tìm hiểu trả lời:
- HS trình bày theo ý kiến của cá nhân
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài
+ Từ tượng thanh: cục tác, ủn ỉn -> gợi tả âm thanh loài vật
+ Biện pháp tu từ nhân hóa: con lợn...mua hành cho tôi
Con chó khóc....mẹ ơi...
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Ôn các biện pháp tu từ
* Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân, HĐ nhóm
a. Em đã được học các biện pháp tu từ nào? Hãy trình bày lại từng khái niệm các biện pháp tu từ đó
Hoạt động 3. Luyện tập
b. Vận dụng lí thuyết làm các bài tập mục 2 ( HĐ cặp đôi)
c. Đọc yêu cầu và giải bài tập 1,2 ở lớp, BT 3 ở nhà (mỗi nhóm làm 1 ý)
- Học sinh: HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu
- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS
+ Lên bảng giải BT 1
- HS tự đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh câu trả lời của HS
Hoạt động 4. Vận dụng
+ Trình bày nhóm bằng phiếu học tập BT 2
- HS tự đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh câu trả lời của HS
I. Một số biện pháp tu từ từ vựng
1. Khái niệm:
a. So sánh: Đối chiếu sự việc này, sự vật này với sự việc, sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
c. Nhân hoá: Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, ... bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối trở nên gần gũi với con người.
d. Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
e. Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng mạnh, tăng sức biểu cảm.
g. Nói giảm, nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
h. Điệp ngữ: Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ.
i. Chơi chữ: Lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, ... làm câu văn hấp dẫn thú vị hơn.
2. Luyện tập
2.1. Bài tập 1: Phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ của Nguyễn Du:
a. hoa, cánh => dùng để chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng.
cây, lá => dùng để chỉ gia đình của Thuý Kiều (Kiều bán mình để cứu gia đình).
=> Phép ẩn dụ tu từ.
b. So sánh: Tiếng đàn của Thuý Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa -> Nhấn mạnh tiếng đàn của Thúy Kiều rất hay và nhiều cung bậc tình cảm.
c. Phép nói quá: Ca ngợi sắc đẹp và tài năng của Thuý Kiều.
d. Phép nói quá: Gác quan Âm nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh rất gần với phòng đọc của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau từng gang tấc nhưng giờ đây 2 người đã cách trở gấp mười quan san -> tả sự xa cách giữa thân phận cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh.
e. Phép chơi chữ: Tài - Tai
=> Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
2.2. Bài tập 2: Phân tích nét NT đặc sắc của những đoạn thơ sau:
a. Phép điệp từ còn, từ nhiều nghĩa say sưa => Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình: mạnh mẽ mà kín đáo.
b. Nói quá: Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c. Phép so sánh: miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng.
d. Nhân hoá: nhân hóa ánh trăng, biến thành người bạn tri âm, tri kỉ.
- Nhờ đó mà thiên nhiên trong bài thơ sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người.
e. Phép ẩn dụ: Em bé - mặt trời 2.
=> Thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả các biện pháp tu từ khổ thơ
“- Xe vẫn chạy vì miền Nam
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: thực hiện cá nhân, trao đổi với bạn
- HS suy nghĩ trịnh bày vào vở
- Giáo viên: theo dõi, hướng dẫn
*Báo cáo kết quả: HS trình bày miệng hoặc lên bảng viết.
*Đánh giá kết quả
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Giáo viên chốt kiến thức
- Xe vẫn chạy vì miền Nam
Chỉ cần trong xe có một trái tim
- NT: Hình ảnh hoán dụ
=> Tình yêu nước, ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ lái xe vượt mọi khó khăn để giải phóng miền Nam. Khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- GV khái quát lại những nội dung vừa tổng kết
- Ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng
- Chuẩn bị: Ôn tập tổng hợp
+ Nêu các lỗi dùng từ tường gặp, cách sửa; tác dụng của việc dùng từ.
+ Đưa ra ví dụ các lỗi dùng từ đã mắc trong bài tập làm văn của bản thân
.................................................................
Ngày giảng: 05/11/2019
Tiết 58. Tiếng Việt. TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Luyện tập tổng hợp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống các kiến thức về sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt
- Làm các bài tập về chữa lỗi dùng từ
2. Kĩ năng
Nhận diện các lỗi dùng từ, cách sửa; tác dụng của việc dùng từ.
3. Giáo dục
Có ý thức vận dụng vào giao tiếp, tạo lập văn bản....
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung
Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù
Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Soạn bài, phiếu hoạt động nhóm
2. Học sinh:
+ Ôn lại kiến thức về Sự phát triển của từ vựng và Trau dồi vốn từ
+ Làm các bài tập từ 1 đến 6 (SGK)
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT
1. Phương pháp
Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, bình giảng,
2. Kĩ thuật
Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm (đôi, bốn), trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (Bán trú? Ngoại trú?)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Chơi trò chơi: Thi nhanh theo dãy (2’): Tìm những sự vật gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
H’ Trò chơi là Sự phát triển từ vựng bằng cách nào ?
=> Sự phát triển từ vụng: tăng số lượng từ (ghép từ)
GV đưa VD: + cà tím (cà màu tím), chuồn chuồn kim (đuôi dài nhỏ như kim), chim lợn (kêu eng éc như lợn), chè móc câu (chè búp ngọn, săn, cánh nhỏ cong như móc câu), chuột đồng (chuột sống ở đồng), ớt chỉ thiên (ớt nhỏ, quả chỉ lên trời), xe cút kít (tiếng kêu cút kít), Chim Tu hú (Tiếng kêu tu hú).....
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
- GV chốt kiến thức bằng sơ đồ
Sự pt từ vựng:
+ Nghĩa bt 2,3 (ẩn dụ, hoán dụ)
+ SL từ: tạo từ mới (bt5), mượn từ (bt6)
Trau dồi vốn từ
+ Tăng cường tìm hiểu nghĩa, hiểu đúng nghĩa của từ -> dùng đúng, phù hợp (bt 1,2)
+ Không lam dụng từ mượn (bt6)
Hoạt động 3. Luyện tập
- HS hoạt động nhóm bàn 3’ làm BT số 3
H’ Bài tập liên quan đến sự phát triển từ vựng về mặt nào ?
=> Sự phát triển từ vụng: về mặt nghĩa
- HS hoạt động nhóm 4HS 7’ làm BT số 1, 2, 6
+ Nhóm 1,2, 3: Bài 1
+ Nhóm 4, 5: Bài 2
+ Nhóm 6,7,8: Bài 6
H’ Từ bài tập 1rút ra kl, căn cứ vào điều gì để sử dụng từ ngữ?
- Dùng từ phù hợp văn cảnh
H’ Trong truyện này có câu thành ngữ tương ứng nào?
TL: ông nói gà bà nói vịt
H’ Từ chân là hiện tượng nào?
TL: Từ nhiều nghĩa
H’ Nghĩa chân nào là gốc? Nghĩa nào là nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào?
TL: - chân1 nghĩa chuyển (hoán dụ)
- chân2 nghĩa gốc
H’ Từ bài tập 2 cần rút ra bài học gì trong giao tiếp ?
- Hiểu đúng nghĩa của từ trong từng văn cảnh cụ thể
H’ Qua câu truyện rút ra bài học gì?
- Dùng từ tránh lạm dụng từ nước ngoài - GVMR lời dạy của Bác
Bài tập 3
- Từ dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Từ dùng theo nghĩa chuyển:
+ Hoán dụ: vai.
+ Ẩn dụ: đầu
Bài tập 1
(Ruột bù nghĩa là gì?Giải thích từ gật gù và gật đầu? Dùng gật gù hay gật đầu phù hợp văn cảnh hơn? Vì sao?)
- Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng đầu lên ngay để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
- Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần tỏ sự đồng tình, tán thưởng, thích thú, đắc ý.
=> Từ “gật gù” thích hợp hơn với ý nghĩa cần biểu đạt: tuy món ăn đạm bạc nhưng vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng và họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ của cuộc sống.
Bài tập 2
(Nghĩa từ chân (sút) nghĩa là như thế nào? Người vợ đã hiểu nghĩa nào của từ chân? Vì sao người vợ lại có cách hiểu khác của người chồng?)
- Người vợ không hiểu nghĩa cách nói: chỉ có một chân sút (bộ phận của cơ thể người) => Người vợ không biết nghĩa mà chồng dùng, hiểu sai lời chồng
- Cách nói này có nghĩa: cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi (hoán dụ)
Bài tập 6
(XĐ chỗ đáng cười trong bài tập 6, truyện phê phán điều gì?)
Phê phán thói sính dùng những từ nước ngoài.
Hoạt động 4. Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
HD học sinh về nhà làm BT4
Bài tập 4
Sử dụng trường từ vựng:
- Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
- Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng liên quan đến lửa: hồng, lửa, cháy, tro.
=> Hai trường từ vựng có liên quan chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai và mọi người ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây và làm không gian cũng biến sắc.
=> Thể hiện độc đáo 1 tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm 5 từ mới mà các bạn trẻ ngày nay hay dùng và nêu nghĩa của những từ đó.
(HS về nhà sưu tầm)
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- GV khái quát lại những nội dung vừa tổng kết
- Ôn lại kiến thức về trường từ vựng
- Tự học: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
- Chuẩn bị: Ôn tập các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại
+ Mỗi phương châm hội thoại lấy 1 ví dụ liên quan
+ Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp (Lấy ví dụ)
.................................................................
Ngày giảng 06/11/2019
Tiết 59. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Các phương châm hội thoại
- Xưng hô trong hội thoại
- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
2. Kĩ năng
Khái quát về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
3. Giáo dục
Có ý thức học tập và vận dụng kiến thức vào hoạt động giao tiếp.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung
Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù
Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Soạn bài, phiếu hoạt động nhóm
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về: Phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại, Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT
1. Phương pháp
Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm,
2. Kĩ thuật
Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm (đôi, bốn), trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (Bán trú? Ngoại trú?)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Chơi trò chơi: Thi viết nhanh (1’): Viết tên các Phương châm hội thoại đã học.
GVKL và đưa ND tiết ôn tập:
+ Phương châm hội thoại
+ Xưng hô trong hội thoại
+ Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của gv - hs
Nội dung
GV tổ chức cho hs hđ nhóm bàn (4’) theo phiếu hoạt động.
Tên P/c
Dấu hiệu
Ví dụ
P/c về lượng
P/c về chất
P/c quan hệ
P/c cách thức
P/c lịch sự
- HS đổi bài kiểm tra chéo nhóm (2’)
H’ Nêu các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt theo ngôi 1, 2, 3 (Kĩ thuật trình bày 1’)
H’ So sánh với tiếng Anh và nhận xét về số lượng từ ngữ xưng hô của tiếng Việt trong hội thoại và ý nghĩa của chúng?
(HS viết nhanh ra nháp hoặc vở)
H’ Khi xưng hô trong tiếng Việt cần lưu ý điều gì ? (sắc thái, vai giao tiếp...)
(Kĩ thuật trình bày 1’)
HĐ nhóm bàn (3’): Dẫn trực tiếp khác dẫn gián tiếp ở chỗ nào ? Lấy VD ?
I/ Lí thuyết
1. Phương châm hội thoại
2. Xưng hô trong tiếng Việt
- Từ ngữ xưng hô trong TV rất phong phú, tinh tế, giàu sức thái biểu cảm: ta, tôi, tao, anh, mày, thằng, lão, hắn, mụ, ả
- Dùng từ ngữ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và thể hiện rõ thái độ của người nói với người đối thoại.
3. Lớp dẫn trực tiếp, gián tiếp
Hoạt động 3. Luyện tập
II/ Luyện tập
Những câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào ? Vi phạm hay tuân thủ? (HĐCN 4’)
a. Ông nói gà, bà nói vịt.
b. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
c. Một điều nhịn, chín điều lành.
d. Dây cà rà, ra dây muống
- HSHĐCN đọc bài tập sgk tr 191 và trả lời vào vở:
Dòng nào được dẫn lại nguyên văn lời của nhân vật? Lời dẫn ở đây có gì khác?
- Quân Thanh sang đánh...
- Bấy giờ trong nước trống không....
=> Là lời đối thoại không đặt trong dấu ngoặc kép
H’ Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp? Nhận xét về sự thay đổi?
- HS làm cá nhân trong 5’
H’ Qua bài tập rút ra lưu ý gì về cách đưa lời dẫn trực tiếp trong bài viết ?
(Kĩ thuật trình bày 1’)
-> Dẫn lại nguyên văn lời của nhân vật bằng lời đối thoại cũng được coi là lời dẫn gián tiếp
Bài tập 1. Nhận diện PCHT
a. Ông nói gà, bà nói vịt. Vi phạm phương châm quan hệ.
b. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Phương châm lịch sự.
c. Một điều nhịn, chín điều lành.
Phương châm lịch sự.
d. Dây cà rà, ra dây muống. Vi phạm phương châm cách thức
Bài tập 2. Nhận diện lời dẫn trực tiếp, gián tiếp
* Dẫn trực tiếp:
- Trích nguyên văn đặt trong dấu ngoặc kép
- Viết theo đoạn hội thoại
Hoạt động 4. Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- HS tự nêu tình huống (VD) có liên quan đến PCHT (3’)
- HS đổi bài để bạn XĐ P/c hội thoại sau đó HS trao đổi, chia sẻ trong nhóm bàn (2’)
- GV quan sát, trợ giúp và chọn 1 số VD tiêu biểu chữa trước lớp.
HĐCN 5’: Viết đoạn văn có sử dụng câu nói của Xuân Diệu: “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh” làm lời dẫn trực tiếp. Sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.
Bài tập 1. PCHT
Bài tập 2. Viết đoạn văn
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
HS làm ở nhà: Tự tìm trong các văn bản học của lớp 9 kì I VD về PCHT và Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Các phương châm hội thoại ? Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp ?
- Sự phát triển của từ vựng, Trau dồi vốn từ, Biện pháp tu từ.
- Xem lem lại kiến thức đã học từ đầu năm, làm các bài tập ở sgk
- Chuẩn bị: Ôn tập các kiến thức Kiểm tra 1 tiết tiếng Việt
Ngày giảng: 14/11/2019
Tiết 60. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS nhớ được những kiến thức cơ bản về: Các phương châm hội thoại, sự phát triển của từ vựng, trau dồi vốn từ.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
(Năng lực: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề)
3. Thái độ
Nghiêm túc trong giờ làm bài.
(Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, yêu mến tiếng Việt)
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, đọc – hiểu
b. Năng lực đặc thù:
Nhận biết, đặt câu, viết đoạn
II. ĐỀ BÀI: Kiểm tra theo đề chung và lưu tổ khảo thí
III. HƯỚNG DẪN CHẤM: Lưu tổ khảo thí
Ngày giảng: 07/11/2019
Tiết 61. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức vể truyện trung đại, nghệ thuật phân tích nhân vật, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, miêu tả tâm trạng nhân vật những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu.
- Qua bài kiểm tra, đánh giá được thái độ học tập của học sinh khả năng tiếp thu kiến thức qua bài kiểm tra và năng lực diễn đạt.
2. Kỹ năng
Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm truyện, kĩ năng diễn đạt.
3. Thái độ
HS có ý thức học bài, làm bài nghiêm túc.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
Biết sửa lỗi, làm bài tốt hơn
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chấm, nhận xét bài kiểm tra; Đề đáp án theo tiết 43
2. Học sinh: Xem lại các kiến thức về truyện trung đại.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm,
2. Kĩ thuật
Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm (đôi, bốn)
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
C. Tổ chức các hoạt động lên lớp
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. (Bán trú? Ngoại trú?
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV: yêu cầu HS nhớ và nhắc lại văn bản trung đại đã học?
- Bài kiểm tra văn, đã kiểm tra những đơn vị kiến thức của văn bản nào?
- Gv dẫn vào bài: Để các em nắm được kết quả bài làm của mình, nắm được những tồn tại để khắc phục cho bài làm sau...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV nêu những yêu cầu cần đạt, công bố đáp án, biểu điểm chi tiết.
- Phần lớn học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của truyện trung đại.
- Bài làm còn nhiều hạn chế: Cách trình bày đoạn văn
- Trình bày chưa sạch đẹp,
- Còn chép sai chính tả. Chữ viết xấu,
- Một số HS lười học: Không nhớ được chính xác tên văn bản, tác giả, nội dung đoạn văn, văn bản (Hoàng, Phương, Sợi..)
GV trả bài cho HS
HS tự kiểm tra lại bài của mình, có thể trao đổi lẫn nhau (Theo nhóm bàn dài)
GV gọi điểm và thống kê điểm
1. Yêu cầu và đáp án của bài kiểm tra
(Theo đề bài và đáp án của TKT)
2. Trả bài
* Ưu điểm
* Nhược điểm
Hoạt động 4. Vận dụng
- GV: giao việc
- Dựa vào dàn ý, viết lại bài đoạn văn (câu 3)
- HS: làm việc cá nhân hoặc nhóm ở nhà.
- Gv đánh giá vào tiết học sau.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- GV: yêu cầu HS: tìm hiểu trên mạng, sưu tầm mội số đoạn văn cảm thụ về các tác phẩm văn đã học.
- Ghi sổ tay những câu văn hay
- HS: thực hiện yêu cầu ở nhà.
V. HƯỠNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xem lại kiến thức về văn học trung đại.
- Tóm tắt nội dung các văn bản đã học, học thuộc lòng những đoạn trích của truyện Kiều và Lục Vân Tiên.
- Soạn bài: Đoàn thuyền đánh cá
+ Đọc văn bản
+ Trả lời câu hỏi 1,2,3.
+ Giới thiệu khái quát về tác giả, văn bản
+ Phân chia bố cục văn bản
+ Tìm các biện pháp tu từ có sử dụng trong bài thơ.
Ngày giảng 07;11/11/2019
Tiết 62,63. Văn bản. ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Huy Cận
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Có những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Mạch cảm xúc trong bài thơ: theo trình tự thời gian của một chuyến ra khơi.
- Thấy được cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, nhân hóa, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong bài thơ.
3. Thái độ
Bồi dưỡng, giáo dục tinh thần yêu nước, yêu lao động, niềm tự hào về vẻ đẹp giàu có của quê hương đất nước.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tự học, phân tích cắt nghĩa, giải quyết vấn đề đặt ra trong văn bản, năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản.
- Năng lực tổng hợp kiến thức.
- Năng lực thực hành ứng dụng
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Ảnh chân dung nhà thơ Huy Cận, tranh minh họa cảnh mặt trời xuống biển, cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Soạn bài, phiếu hoạt động nhóm
2. Học sinh:
Đọc kĩ bài thơ, tìm hiểu về tác giả, văn bản, trả lời câu hỏi trong sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Dạy học theo nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật công đoạn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (Bán trú? Ngoại trú?)
2. Kiểm tra bài cũ:
Tiết 62: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính?
Tiết 63: Đọc thuộc lòng, nêu nội dung chính và nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ 1
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Tiết 62:
GV trình chiếu tranh ảnh về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
H: Hình ảnh trên thể hiện thời kì nào ở nước ta?
Tiết 63:
GV trình chiếu hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
Dẫn vào bài mới
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV giới thiệu chân dung nhà thơ Huy Cận.
HS theo dõi chú thích sao trong sgk.
Em hãy nêu những hiểu biết của mình về nhà thơ Huy Cận?
H: Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ mà em biết?
- Tác phẩm chính: Lửa thiêng, Trời mỗi ngày lại sáng, Vũ trụ ca, Đoàn thuyền đánh cá, Hai bàn tay em...
GV: Trình chiếu và giới thiệu các tác phẩm của Huy Cận
H: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV: Khi đất nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Miền Bắc giải phóng bước vào xây dựng CNXH. Đảng đưa các nhà văn đi thâm nhập thực tế để viết về không khí XDCNXH ở miền Bắc. Nhân chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh tác giả Huy Cận đã viết lên bài thơ này. Bài thơ là sự kết hợp 2 cảm hứng của tác giả: Cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới trong thời kì miền Bắc bước vào XDCNXH và cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ vốn là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ phối hợp của hai cảm hứng đó đã tạo ra những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài của bài thơ này.
GV nêu yêu cầu đọc: Giọng vui tươi phấn chấn, nhịp vừa phải. Khổ 2, 3, 7 giọng đọc cần cao lên một chút, nhịp nhanh hơn.
GV đọc trước - học sinh đọc - Nhận xét cách đọc.
GV nhấn mạnh chú thích 1: Có thể đó là cái nhìn từ 1 hòn đảo trên vịnh Hạ Long, hoặc có thể đó là câu thơ thuần tưởng tượng và mang tính khái quát nghệ thuật, không hẳn là từ vùng biển Hạ Long.
Thế nào là kéo xoăn tay?
- Kéo nhanh, mạnh, liền tay.
H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
H: Theo em, bài thơ được triển khai theo trình tự nào?
- Trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá.
H: Dựa vào trình tự ấy, em hãy xác định bố cục của bài thơ?
- Khổ 1,2: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Khổ 3 => 6: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
- Khổ 7: Đoàn thuyền trở về.
HS đọc hai khổ thơ đầu
GV: Phát phiếu học tập
HS: Thảo luận nhóm đôi (5 phút)
H: Phát hiện những biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong khổ thơ đầu?
GV: Tác dụng?
- Làm nổi bật cảnh biển lúc hoàng hôn có vẻ đẹp kì vĩ, mênh mang đầy thách thức.
- Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình.
H: Cảnh hoàng hôn trên biển hiện lên như thế nào?
H: Trong khi vũ trụ đã dần chìm trong trạng thái nghỉ ngơi thì đoàn thuyền lại làm gì?
H: Chữ “lại” trong câu thơ: “Đoàn thuyền khơi” cho em hiểu gì về công việc của những người ngư dân này ?
GV: Nhấn mạnh
+ Ra khơi là công việc thường xuyên, hằng đêm của đoàn thuyền.
+ Gợi lên sự đối lập khi đêm xuống là lúc mọi người nghỉ ngơi, vào giấc ngủ thì những người đánh cá lại bắt đầu hành trình ra khơi.
H:Câu thơ "Câu hát căng buồm cùng gió khơi” khiến em tưởng tượng ra điều gì? Nghệ thuật gì?
H: Nhận xét về nhịp thơ và tinh thần, khí thế của đoàn thuyền qua câu thơ?
HS đọc khổ 2
H: Câu hát của những người lao động như thế nào? Tác g
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_57_den_90_nam_hoc_2019_2020_tong.doc