Bài giảng Tiết 41: Đồng chí ( Chính Hữu)

1. Vì sao Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm hãm hại?

A. Vì chàng là người có đạo đức nên bị nhiều người ganh ghét.

B. Vì chàng có tài năng, học giỏi nên bị ganh ghét, đố kị.

C. Vì chàng là người nghĩa hiệp nên bị bọn xấu báo thù.

D. Cả A,B,C đều đúng

 

2. Nhận định nào không phù hợp với ý nghĩa của đoạn trích?

A. Nói lên sự đối lập giữa cái thiện và cái ác

B. Nói lên sự đối lập giữa những nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn.

C. Thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin vào nhân dân lao động của tác giả

D. Ca ngợi những con người tài ba dũng cảm , trọng nghĩa , khinh tài.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 41: Đồng chí ( Chính Hữu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người dạy: Hoàng Thị Mến Đơn vị: Trường THCS Trần Phú TP Bắc Giang Bài dạy: Tiết 41: Đồng chí Dạy lớp: 9E- Trường THCS Trần Phú Hội giảng chào mừng 20-11-08 Kiểm tra bài cũ: 1. Vì sao Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm hãm hại? A. Vì chàng là người có đạo đức nên bị nhiều người ganh ghét. B. Vì chàng có tài năng, học giỏi nên bị ganh ghét, đố kị. C. Vì chàng là người nghĩa hiệp nên bị bọn xấu báo thù. D. Cả A,B,C đều đúng 2. Nhận định nào không phù hợp với ý nghĩa của đoạn trích? A. Nói lên sự đối lập giữa cái thiện và cái ác B. Nói lên sự đối lập giữa những nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn. C. Thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin vào nhân dân lao động của tác giả D. Ca ngợi những con người tài ba dũng cảm , trọng nghĩa , khinh tài. Tiết 41: Đồng chí ( Chính Hữu) I. Đọc – tìm hiểu chú thích: 1. Tác giả: - Chính Hữu là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. - Đề tài: người lính và chiến tranh. - Phong cách thơ: cô đọng, giàu hình ảnh, cảm xúc dồn nén. 2. Tác phẩm: Bài thơ Đồng chí Được viết đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 chống lại cuộc tấn công qui mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. II. Đọc – tìm hiểu văn bản: * PTBĐVB: Biểu cảm * Bố cục: 2 phần: - Sáu câu đầu: Cơ sở của tình đồng chí. - Còn lại: Biểu hiện của tình đồng chí 1. Hình ảnh người chiến sĩ trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp: a. Hoàn cảnh xuất thân: - Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá ->Cặp đối, giọng điệu tự nhiên tâm tình như lời thăm hỏi cởi mở, thân mật của người lính =>Họ là nông dân từ những miền quê nghèo, lam lũ, khó làm ăn. -> Họ là những người xa lạ, chiến trường là điểm hẹn-> họ quen nhau. - Ruộng nương anh để bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. -> Họ quyết tâm dứt khoát ra đi chiến đấu vì Tổ quốc. * Họ chung hoàn cảnh xuất thân, cùng giai cấp -> đồng cảnh, đồng lí tưởng. II. Đọc – tìm hiểu văn bản: 1. Hình ảnh người chiến sĩ trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp: a. Hoàn cảnh xuất thân: b. Hoàn cảnh cuộc sống nơi chiến trường: - Thời tiết: rét, buốt giá, rừng hoang sương muối. -> Rất khắc nghiệt. - Trang phục, trang bị: áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá…chân không giày, đêm rét chung chăn. -> Rất thô sơ , thiếu trang thiết bị tối thiểu cần thiết. Họ là những người lính áo nâu chân đất, là những người nông dân vào lính - Cảnh sinh hoạt: cơn ớn lạnh, sốt run người vùng trán ướt mồ hôi -> Thiếu thuốc men. =>Hiện thực về hoàn cảnh đất nước ta trong giai đoạn đầu cuộc k/c chống Pháp. Những người lính phải chịu khó khăn gian khổ mọi bề. II. Đọc – tìm hiểu văn bản: 1. Hình ảnh người chiến sĩ trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp : là những người lính áo nâu chân đất, là những người nông dân vào lính. 2. Tình cảm đồng chí, đồng đội: a. Cơ sở của tình đồng chí: - Chung hoàn cảnh xuất thân -> đồng cảnh, đồng lí tưởng. - Chung hoàn cảnh cuộc sống kháng chiến khó khăn gian khổ -> dễ đồng cảm. -> Thành đôi tri kỉ -> là bạn thân thiết. - Đồng chí! -> Câu thơ có cấu trúc đặc biệt, được tách riêng một dòng. => Là những người cùng chung chí hướng: là tình bạn chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp. Theo dõi các câu thơ từ Đồng chí đến hết Hãy: Tìm ý các câu thơ thể hiện biểu hiện của tình đồng chí: + Nhóm 1: Ruộng nương anh…-> ra lính + Nhóm 2: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh… …->mồ hôi + Nhóm 3: áo anh rách…-> không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay + Nhóm 4: Ba câu cuối Tất cả hoạt động trong 3 phút! Tiết 41 :Đồng chí ( Chính Hữu) I.Đọc – tìm hiểu chú thích: II. Đọc – tìm hiểu văn bản: 1. Hình ảnh người chiến sĩ trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp 2. Tình cảm đồng chí, đồng đội: a. Cơ sở của tình đồng chí: b. Biểu hiện của tình đồng chí ở nơi chiến trường: - Cùng tâm sự những điều thầm kín. - Chăm sóc nhau khi ốm đau. - Cùng chia sẻ những thiếu thốn gian khổ. - Kề vai sát cánh trong tư thế sẵn sàng đánh giặc. -> T/c thắm thiết, lặng lẽ, sâu sắc, gắn bó keo sơn,với quyết tâm hứa hẹn lập công. Tiết 41 Đồng chí ( Chính Hữu) I.Đọc – tìm hiểu chú thích: II. Đọc – tìm hiểu văn bản: 1. Hình ảnh người chiến sĩ trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp 2. Tình cảm đồng chí, đồng đội: a. Cơ sở của tình đồng chí: b. Biểu hiện của tình đồng chí ở nơi chiến trường: c. Sức mạnh của tình đồng chí: - Đêm nay rừng hoang sương muối -> hoàn cảnh cuộc kháng chiến - Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới ->tình cảm đồng chí, đồng đội - Đầu súng trăng treo -> vẻ đẹp tinh thần -> súng, trăng-> h/a hoán dụ -> hiện thực và lãng mạn – chất chiến sĩ và chất thi sĩ ở người lính. => Vượt lên trên tất cả, với niềm tin và lòng lạc quan, người lính chiến đấu để bảo vệ hòa bình. Thảo luận nhóm: Em có suy nghĩ gì về h/a Đầu súng trăng treo? Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Đồng chí viết theo lối qui nạp, có tính khái quát cao. Em hãy chỉ rõ! III. Tổng kết: 1.Nội dung: Hình tượng người lính được khắc họa qua những phương diện : A. Hoàn cảnh xuất thân B. Lí tưởng chiến đấu C. Hoàn cảnh cuộc sống kháng chiến D. Tình cảm đồng đội thắm thiết sâu sắc E. Cả bốn đáp án trên. 2. Nghệ thuật: Bài thơ có nét đặc sắc về nghệ thuật là: A.Chi tiết, hình ảnh , ngôn ngữ thơ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. B. Bài thơ có giọng điệu ngang tàng, phóng khoáng, nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ đặc sắc. IV. Luyện tập: SGK Đồng chí Hình ảnh người chiến sĩ trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp Tình cảm đồng chí đồng đội xuất thân từ nông dân lí tưởng chiến đấu vì TQ , cuộc sống gian khổ Cơ sở của tình đồng chí Biểu hiện của tình đồng chí Sức mạnh - vẻ đẹp của tình đồng chí Họ là những người lính áo nâu, chân đất.

File đính kèm:

  • pptDong chi(12).ppt
Giáo án liên quan